Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác Và Bài Tập Vận Dụng
Có thể bạn quan tâm
Vậy cách xét tính chẵn lẻ của các hàm số lượng giác ở chương trình toán giải tích lớp 11 có gì khác với cách xác định tính chẵn lẻ của các hàm số ở lớp 10. chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
I. Xét tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác
* Phương pháp chung xét tính chẵn lẻ của hàm số
- Dựa vào định nghĩa hàm chẵn, hàm lẻ tương tự như chúng ta đã biết ở chương trình lớp 10. Chúng ta lần lượt thực hiện theo các bước sau:
• Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số, khi đó:
- Nếu D là tập đối xứng (tức là ∀x∈D ⇒ −x∈D), ta chuyển qua bước 2
- Nếu D không là tập đối xứng (tức là ∃x∈D mà −x∉D), ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
• Bước 2: Thay x bằng -x và tính f(-x),
• Bước 3: Kiểm tra (so sánh) :
Nếu f(−x) = f(x) kết luận hàm số là hàm chãn
Nếu f(−x) = −f(x) kết luận hàm số là hàm lẻ
Trường hợp khác kết luận hàm số không chẵn cùng không lẻ
II. Tính chẵn lẻ của các hàm lượng giác cơ bản
1. Hàm số y = sinx
- Là hàm số lẻ
- Có vô số tâm đối xứng: Ik(kπ; 0), k∈Z
2. Hàm số y = cosx
- Là hàm số chẵn
- Có vô số tâm đối xứng: x =kπ; k∈Z
3. Hàm số y = tanx
- Là hàm số lẻ
- Có vô số tâm đối xứng: Ik(kπ/2; 0), k∈Z
4. Hàm số y = cotx
- Là hàm số lẻ
- Có vô số tâm đối xứng: Ik(kπ/2; 0), k∈Z
III. Ví dụ và bài tập xét tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác
• Một số ví dụ xét tính chẵn, lẻ của hàm số lượng giác
* Trong các hàm số dưới đây hiểu y = f(x).
* Ví dụ 1: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = sin2x
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng
- Ta có f(-x) = sin2(-x) = -sin2x = -f(x)
→ Hàm số y = sin2x là hàm số lẻ
* Ví dụ 2: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = cos3x
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng
- Ta có f(-x) = cos3(-x) = cos3x = f(x)
→ Hàm số y = cos3x là hàm số chẵn
* Ví dụ 3: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = tanx
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R{kπ/2, k ∈ Z}.
- Nên lấy x ∈ D thì – x ∈ D.
- Ta có: f(-x) = tan(-x) = -tanx = -f(x).
→ Vậy hàm số y = tanx là hàm số lẻ.
* Ví dụ 4: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = tanx + cotx
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R{kπ/2, k ∈ Z}.
- Nên lấy x ∈ D thì – x ∈ D.
- Ta có: f(-x) = tan(-x) + cot(-x) = - tanx – cotx = -(tanx + cotx) = -f(x).
→ Vậy hàm số y = tanx + cotx đã cho là hàm số lẻ.
* Ví dụ 5: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = sinx + cosx
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R
- Nên lấy x ∈ D thì – x ∈ D.
- Ta có: f(-x) = sin(-x) + cos(-x) = -sinx + cosx.
→ Vậy hàm số y = sinx + cosx là hàm không chẵn, không lẻ (do f(-x) ≠ f(x) và f(-x) ≠ -f(x)).
* Ví dụ 6: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = 2sinx + 3
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng (tức ∀x∈D thì -x∈D)
- Ta có f(-x) = 2sin(-x) + 3 = -2sinx + 3
→ Vậy hàm số y = 2sinx + 3 là hàm không chẵn, không lẻ (do f(-x) ≠ f(x) và f(-x) ≠ -f(x)).
* Ví dụ 7: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = 2sinx + 3
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng (tức ∀x∈D thì -x∈D)
- Ta có f(-x) = 2sin(-x) + 3 = -2sinx + 3
→ Vậy hàm số y = 2sinx + 3 là hàm không chẵn, không lẻ (do f(-x) ≠ f(x) và f(-x) ≠ -f(x)).
* Ví dụ 8: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = sin22x
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng (tức ∀x∈D thì -x∈D)
- Ta có f(-x) = [sin2(-x)]2 = [-sin2x]2 = sin22x =f(x)
→ Vậy hàm số y = sin22x là hàm số chẵn.
* Ví dụ 9: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = sinx.cosx
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng (tức ∀x∈D thì -x∈D)
- Ta có f(-x) = sin(-x).cos(-x) = (-sinx).cosx = -sinx.cosx = -f(x)
→ Vậy hàm số y = sinx.cosx là hàm số lẻ.
* Ví dụ 10: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = 1 - cosx
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R là tập đối xứng (tức ∀x∈D thì -x∈D)
- Ta có f(-x) = 1 - cos(-x) = 1 - cosx = f(x)
→ Vậy hàm số y = 1 - cosx là hàm số chẵn.
* Ví dụ 11: Xét tính chẵn lẻ của hàm số y = (sinx - tanx)/(sinx + cotx)
° Lời giải:
- Hàm số xác định trên D = R\{kπ/2;k∈Z} nên ∀x∈D thì -x∈D.
- Ta có: y(-x) = (sin(-x) - tan(-x))/(sin(-x) + cot(-x))
= (- sinx + tanx) / (- sinx - cotx)
= (sinx - tanx) / (sinx + cotx) = y(x)
→ Vậy hàm số y = (sinx - tanx)/(sinx + cotx) là hàm số chẵn.
• Bài tập xét tính chẵn, lẻ của hàm số lượng giác
* Trong các hàm số dưới đây hiểu y = f(x).
* Bài tập 1: Xét tính chẵn, lẻ của các hàm lượng giác sau:
a) y = 5sin2x + 2tanx
b) y = cos3x + 1/sin3x
c) y = sin5x.cos2x
d) y = 2sin2x + 3cosx
e) y = 3cos2x + 2sinx
* Bài tập 2: Xét tính chẵn, lẻ của các hàm lượng giác sau:
a) f(x) = (2sinx - 3tanx)/(3 + cosx)
b) f(x) = (|x|.sin2x)/cos3x
Từ khóa » Cách Nhận Biết Hàm Số Lượng Giác Chẵn Lẻ
-
Cách Xác định Tính Chẵn, Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác Cực Hay
-
Phương Pháp Xét Nhanh Tính Chẵn Lẻ Hàm Số Lượng Giác Bài 1
-
Cách Xét Tính Chẵn, Lẻ Và Chu Kì Của Hàm Số Lượng Giác Cực Hay
-
Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
-
Xét Tính Chẵn - Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
-
Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Chính Xác 100% [ Bài Tập Minh Họa]
-
[CHUẨN NHẤT] Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác - TopLoigiai
-
Xác định Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
-
Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác
-
Đại Số Lớp 11: Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác.
-
Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác Như Thế Nào?
-
Hàm Số Chẵn Lẻ, Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số - Toán Thầy Định
-
Cách Xét Tính Chẵn Lẻ Của Hàm Số Lượng Giác-p2
-
QUY TẮC XÉT TÍNH CHẴN LẺ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC. BÀI ...