Xử Lý Như Thế Nào Khi Đánh Topping Cream Không Bông Cứng ...

Thường đánh topping cream xong kem rất đẹp, bóng và mịn, nhưng tráng trí một lát là kem có hiện tượng bị rỗ và chảy nước là do đâu? Và cách khắc phục như thế nào?

Hầu hết khi làm bánh, chúng ta đều đã từng sử dụng các loại kem tươi để chế biến chúng thành những chiếc bánh ngon lành. Tuy nhiên chỉ với vài bí quyết đơn giản là bạn đã có thể có được kem mịn và không bị rỗ nữa đâu.

Xét trên quan điểm cá nhân và của các mẹ khác thì mình thấy đánh topping như thế nào thì tùy loại topping đó, không phải áp dụng kiểu đánh của mẹ này vào cho topping nhà mình được. Có loại đánh xong mượt đẹp mà cho lên bánh một thời gian là chảy, có loại đánh chuẩn thì để được rất lâu.

Điều đầu tiên các mẹ cần chú ý, whipping cream và topping cream là 2 loại cream khác nhau, đừng nhầm lẫn 2 loại này nhé!

Có vài cách mình tham khảo được thì hầu như các mẹ đều thành công với topping cream hiệu Silver Whis. Bạn thử dùng loại này xem thử có hiệu quả không nhé?!

Xử lý như thế nào khi đánh topping cream không bông cứng và còn bị rỗ?

Topping được bỏ trong ngăn đông tủ lạnh, dùng muỗng múc số lượng cần dùng rồi cho tô to. Cho tô kem và que đánh vào ngăn mát để khoảng 5 phút. Lấy một cái thau to hơn, cho nước và đá vào đập vụn. Lấy tô kem ra cho vào thau để giữ cho tô kem luôn lạnh trong quá trình đánh.

Đánh khoảng 2 phút đầu ở mức trung bình, sau đó vặn đến tối đa và đánh cho đến khi topping bông cứng để bắt bông. Nếu dùng để chà láng thì đánh topping mềm hơn chút. Nhưng cũng tùy máy đánh, khi bông mềm thì giảm dần tốc độ để không bị đánh cứng quá, cũng không nhất thiết phải đánh đúng số phút như trên.

Xử lý như thế nào khi đánh topping cream không bông cứng và còn bị rỗ?

Với cách tiếp theo này thì mình thấy có mẹ chia sẻ cụ thể hơn là với 300g topping để vào ngăn đá tủ lạnh cho đến khi nó đông đá khoảng 50% (1 nửa là đá, 1 nửa là lỏng), chứ không phải lúc lấy ra khi nó đã rã đông gần hoàn toàn hết đá thì không thể đánh bông kem được.

Sau đó đánh tốc độ nhỏ khoảng 30 giây, rồi tăng dần đánh ở tốc độ cao nhất. Lưu ý là luôn giữ que đánh vuông góc so với đáy thau và phải đánh theo 1 chiều. Nếu dùng máy đánh trứng cầm tay thì đây là lượng kem khá nhiều nên đánh vòng từ tâm thau ra đến tận mép kem trên thành thau rồi lại di chuyển vào tâm.

Xử lý như thế nào khi đánh topping cream không bông cứng và còn bị rỗ?

Đánh khoảng 3-5 phút là kem đông đặc lại,đánh thêm chút là bông cứng và bóng, nên quan sát và dừng lại trước khi kem quá cứng, quá cứng thì khi trét sẽ không còn độ bóng, hay bị rỗ lỗ khí. Bên cạnh đó mình phải trang trí nhanh tay thì mới bóng mịn vậy đó, và lấy kem ra từng ít một, còn lại bỏ vào trong tủ lạnh ấy, chứ làm lâu là nó bị rỗ ngay.

Với những lớp kem đã được trang trí xong thì cứ để vào tủ lạnh, không để âu kem ở ngoài quá 5-7 phút. Tiếp theo, không nên để quạt chĩa thẳng vào nơi trang trí bánh. Vì topping hết lạnh là bị xộp ngay, thời tiết nắng nóng mà không phòng lạnh thì kem sẽ bị rổ nhanh.

Kem topping để ngoài lâu cũng không tan chảy mà bị xộp và nhũn ra thôi. Ưu điểm là trang trí bánh được lâu không chảy nhưng nhược điểm khó tan chảy dùng thường xuyên sẽ không có lợi cho sức khoẻ, vì khó tan chảy nên cơ thể khó đào thải, cả bơ hay socola cũng vậy, những loại nào dễ tan chảy hơn thường là chất lượng cao hơn và có giá đắt hơn.

Xử lý như thế nào khi đánh topping cream không bông cứng và còn bị rỗ?

Kem bị rỗ là do kem đánh quá kĩ rồi, nó bị cuốn thành một búi to dính trong phới nhưng thực chất kem này vẫn trang trí được, chỉ cần mẹo nhỏ là cho ít kem lỏng (kem chưa đánh) vào khuấy lên 1 tí là mịn mượt ngay thôi.

Có nhiều mẹ không dùng topping cream mà dùng kem whipping cream đánh cùng với Gold Lable của Rich với tỷ lệ 1:1, đánh bông cứng whipping rồi cho rich vào đánh cùng thì kem cũng rất bóng mượt và giữ bông cứng lâu. Cũng không cần để dăm đá mới đánh lâu, đánh vậy càng dễ bị rỗ hơn. Chỉ cần lỏng và lạnh là được. Khi dùng máy đánh đánh trứng loại nhỏ hoặc thời tiết nóng như thế này thì kem sẽ rất nhanh hết lạnh và bị vữa không bông hoặc bông nhưng bị xộp rỗ, nên vẫn phải phòng hờ cách đánh kem còn đá dăm nữa nhé.

Xử lý như thế nào khi đánh topping cream không bông cứng và còn bị rỗ?

Mỗi điều kiện làm khác nhau thì cách làm cũng phải thích nghi theo nha. Còn nếu bạn thử các cách làm hết rồi mà vẫn không thành công thì có nghĩa topping của bạn đã bị hỏng và nên mua hộp khác đi nhé!

Hãy tham khảo thêm một số món bánh ngon cùng topping cream nhé! Chúc bạn thành công!

Strawberry Shortcake đặc trưng của Nhật Bản

Bánh tiramisu vị rượu Baileys Cách làm bánh mousse chocolate trắng

Xem thêm:

  • Whipping Cream, Topping Cream, Kem béo (Rich's lùn) khác nhau như thế nào?
  • Bộ sưu tập kem trái cây mát lạnh 
  • Cách làm kem dừa ngon lành

 

Tổng hợp

Từ khóa » Kem Bị Cứng