Xử Lý Rác Thải điện Tử Như Thế Nào đúng Và Hiệu Quả Nhất?
Có thể bạn quan tâm
Xử lý rác thải điện tử là việc làm quan trọng giúp làm giảm nguy cơ và mức độ độc hại tới con người và môi trường. Hiện nay bên cạnh những lợi ích to lớn mà công nghệ điện tử mang lại thì vấn đề gia tăng rác thải cũng rất được quan tâm. Trong bài viết này Tài Đức sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề trên để bạn hiểu rõ hơn.
Xử lý rác thải điện tử quan trọng như thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Rác thải điện tử không phải là là cụm từ xa lạ với chúng ta nhất là đối với giới trẻ. Và với nhu cầu sử dụng đồ điện của con người không ngừng tăng lên, chắc chắn sẽ sản sinh ra nguồn rác thải khổng lồ. Nếu như không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc xử lý hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích. Đó là những lợi ích gì, tham khảo nội dung sau đây để biết chi tiết.
Xử lý rác thải điện tử và khái niệm
Rác thải điện tử là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây là các sản phẩm điện hoặc điện tử đã ở vòng đời cuối đã bị hư hỏng, lỗi thời,… Những loại rác này có khả năng đem tái chế được như đầu đĩa DVD hay máy in, tivi, điện thoại hoặc laptop,…
Trong các loại rác thải điện này có rất nhiều các chất độc hại. Có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như cadmium trong điện trở hay chì, thủy ngân…
Xử lý rác thải điện tử giúp bảo vệ sức khỏe con người
Những rác điện tử gia dụng như máy giặt hay tủ lạnh… nếu nhìn bề ngoài thì hoàn toàn thấy vô hại. Tuy nhiên những các chất cấu tạo nên nó lại rất độc hại. Những loại rác như vậy thường được tạo bởi những kim loại nặng hay những hợp chất hóa học. Có thể dễ dàng xâm nhập vào đất và nước. Khi các kim loại nặng này khi xâm nhập vào cơ thể qua nguồn đất hay nước sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe của con người.
Ở Việt Nam có nhiều vựa ve chai thu mua loại rác này. Họ tự tháo gỡ những bộ phận bên trong của thiết bị để bán lại. Chính vì thế đã làm các chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần. Lâu ngày sẽ thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.
Không những thế tay chân của họ cũng dính những chất độc hại trong kim loại nặng đó. Cho dù có rửa với xà bông nhưng nó vẫn sẽ còn. Để lâu sẽ bám lại và dễ gây bệnh như đường hô hấp hay thậm chí là ung thư, suy giảm nhận thức…
Các hóa chất độc hại khi ngấm vào đất và tích tụ trong các sông suối ao hồ gây nhiễm độc cho các sinh vật. Nếu con người ăn phải những động vật cũng có thể bị nhiễm hóa chất. Lâu ngày cũng sẽ tích tụ các hóa chất vào cơ thể và gây hại tới sức khỏe.
Xử lý rác thải điện tử giúp bảo vệ môi trường
Trong quá trình tái chế và xử lý những đồ điện tử, nhiều nhà máy doanh nghiệp đã đốt cháy các linh kiện để bỏ đi. Họ không quan tâm đến việc giải phóng khí hydrocacbon vào trong không khí do các thiết bị bị đốt cháy
Các chất thải dioxin và các kim loại nặng sẽ thải ra bên ngoài môi trường. Có nghĩa là một lượng lớn không khí sẽ bị ô nhiễm. Gây nguy hại đến môi trường và cuộc sống thường ngày của con người.
Những loại ống tia cực tím dùng trong các thiết bị như camera video, tivi, màn hình máy tính,… được thải ra ngoài môi trường, gây ra ô nhiễm vào nước và đất. Điều này gây ra nhiều hưởng đến con người. Khi họ uống và tắm rửa bằng nước bị nhiễm chất độc. Không những thế còn ảnh hưởng tới rất nhiều các hoạt động khác của con người.
Qua những hậu quả trên có thể thấy việc xử lý kịp thời và đúng cách là một việc rất quan trọng. Cần phải tìm ra giải pháp tối ưu để có thể giải quyết vấn đề này.
Xử lý rác thải điện tử gồm những giải pháp nào?
Theo nghiên cứu của Đại học Liên Hợp Quốc (Nhật Bản) thì mỗi năm thế giới đã thải ra 50 triệu tấn chất thải điện tử. Và chỉ 15% trong số rác này được xử lý. Những khối rác còn lại chưa được xử lý hay xử lý không đúng cách sẽ trở thành một vấn đề vô cùng lớn về môi trường hay sức khỏe,…
Hiện nay đã có nhiều giải pháp xử lý rác thải điện tử ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu về xử lý rác thải được kỳ vọng có thể góp phần giải quyết triệt để tình trạng này.
Xử lý rác thải điện tử bằng cách nghiền thành bụi nano
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rice bang Texas của Mỹ đã tìm được cách tái sử dụng rác thải điện tử. Đó là nghiền nát bảng mạch thành bụi nano.
Họ sẽ sử dụng máy nghiền có chứa một buồng làm lạnh bằng khí nitơ. (Ngăn những vật liệu nhạy cảm với nhiệt tan chảy quyện vào nhau) Cùng khí argon và với một quả bóng thép nhỏ. Nhằm mục đích nghiền nát các bản mạch thành dạng hạt tách rời với kích thước từ 20-100 nanomet (tóc người có đường kính 80.000-100.000 nanomet).
So với việc chôn lấp rác thải hay việc tái chế thu kim loại. Thông qua hỏa luyện hoặc sử dụng hóa chất thì biện pháp mới này được cho là kinh tế hơn nhiều.
Sau khi nghiền lạnh thì các hạt phân tử nano sẽ được cho vào nước để phân tách và tái sử dụng. Trong cuộc nghiên cứu này các nhà khoa học mới chỉ sử dụng một máy nghiền lạnh có kích thước nhỏ. Tuy nhiên thì họ hoàn toàn có thể tạo ra được những chiếc máy có kích thước công nghiệp.
Xử lý rác thải điện tử bằng cách làm bán dẫn bằng gỗ
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rice tại Mỹ đã thành công trong việc biến gỗ là vật liệu có khả năng tự hủy thành một chất dẫn điện. Bằng cách chuyển bề mặt gỗ thành vật liệu graphene dùng cho các thiết bị điện tử. Thay thế các vật liệu dẫn điện dễ gây ra ô nhiễm môi trường.
Để làm được việc này thì một nhóm nghiên cứu do nhà hóa học James Tour đứng đầu đã sử dụng laser công nghiệp. Tạo ra graphene trên khối gỗ thông ở môi trường giàu hydro hoặc khí trơ argon. Đây là phương pháp để giúp tạo ra những mảng graphene nhiều lớp có độ linh hoạt cao.
Do thiếu oxy nhiệt độ từ tia laser không thiêu cháy miếng gỗ mà biến bề mặt của nó thành bọt graphene bám lên gỗ.
Các nhà khoa học hy vọng rằng họ có thể khai thác được đặc tính dẫn điện của graphene tạo ra từ gỗ thông. Đây là một vật liệu thân thiện được với môi trường. Nó có khả năng tự hủy để tạo ra các siêu tụ điện dự trữ năng lượng.
Xử lý rác thải điện tử bằng cách làm chíp bằng gỗ
Một con chip thông dụng sẽ được tạo nên từ một tấm silicon mỏng. Được cấy những vật liệu khác nhau để tạo ra các vi mạch với các đặc tính khác nhau (gọi là wafer) như đồng. Hay một số loại hợp kim như GaSb, GaAs, GaP… Các vật liệu bán dẫn này khi bị thải loại ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Zhenqiang Ma – Đại học Wisconsin của Mỹ đứng đầu đã tìm được cách dùng gỗ để làm chip máy tính. Thay thế cho việc dùng wafer bằng silicon. Con chip của Giáo sư Ma sử dụng gỗ đã qua xử lý để tạo thành các tờ giấy nanocellulose. Nó có khả năng uốn cong làm wafer.
Theo ông chất liệu nanocellulose này sẽ giúp giảm số vật liệu chất bán dẫn cần dùng trên chip. Không gây ra ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của vi mạch. Ngoài ra thì con chip này có thể tự hủy và không gây hại tới môi trường.
Xử lý rác thải điện tử bằng cách tái chế
Tái chế rác thải điện tử là quá trình thu hồi các vật liệu từ các thiết bị cũ. Sau đó sử dụng trong các sản phẩm mới.
Những lợi ích khi tái chế chất thải điện tử
Cho phép thu hồi các kim loại có giá trị cũng như các vật liệu khác từ thiết bị. Giúp tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn bảo tồn không gian bãi rác và tạo việc làm.
Theo EPA để tái chế một triệu máy tính xách tay ta có thể tiết kiệm năng lượng. Tương đương với điện có thể cung cấp cho 3.657 gia đình ở Hoa Kỳ trong một năm. Tái chế một triệu chiếc điện thoại di động có thể thu lại 75 pound vàng, 772 pound bạc cùng với 35274 pound đồng và 33 pound palladi.
Ngoài ra còn giúp cắt giảm chất thải sản xuất. Theo Liên minh Điện tử TakeBack (Electronics TakeBack Coalition) thì phải mất 1,5 tấn nước cùng với 530 lbs nhiên liệu hóa thạch và 40 pound hóa chất để sản xuất một máy tính và màn hình. 81 % năng lượng liên quan đến máy tính trong quá trình sản xuất và không trong quá trình hoạt động.
Quy trình tái chế rác thải điện tử như thế nào?
Tái chế điện tử có thể là thách thức lớn vì các thiết bị bị loại bỏ là các thiết bị tinh vi sản xuất từ các tỷ lệ khác nhau. Của các vật liệu như thủy tinh hay kim loại và nhựa. Quá trình tái chế có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào các vật liệu được tái chế. Và tùy thuộc vào các công nghệ được sử dụng. Dưới đây là quá trình tái chế tổng quát chung.
Thu gom và vận chuyển: Thu gom và vận chuyển là hai trong số các giai đoạn ban đầu của quá trình tái chế. Bao gồm cả các chất thải điện tử. Các nhà tái chế sẽ đặt thùng thu gom hoặc khu vực tập kết chất thải ở các địa điểm cụ thể. Sau đó vận chuyển rác thải được thu gom từ địa điểm này đến các nhà máy và cơ sở tái chế.
Nghiền nhỏ phân loại và phân tách: Sau khi thu gom rồi vận chuyển đến các cơ sở tái chế thì các vật liệu trong chất thải phải được xử lý. Sau đó tách thành các nguyên vật liệu sạch có khả năng sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới. Hiệu suất phân tách vật liệu là nền tảng của tái chế rác thải điện tử.
Nghiền nhỏ chất thải tạo điều kiện cho việc phân loại và tách nhựa khỏi kim loại và mạch bên trong. Các chất thải được cắt thành các mảnh nhỏ 100mm để chuẩn bị cho việc phân loại tiếp theo.
Một nam châm trên cao mạnh mẽ tách sắt và thép ra khỏi dòng chất thải trên băng tải. Sau đó bán nó ở dưới dạng thép tái chế. Tiếp tục sẽ xử lý cơ học tách nhôm đồng và bảng mạch khỏi dòng vật liệu mà phần lớn là nhựa. Bước cuối cùng trong quá trình phân tách là định vị. Sau đó trích xuất bất kỳ tàn dư kim loại còn lại từ nhựa để lọc sạch dòng chất thải.
Chuẩn bị để bán nguyên liệu tái chế: Sau khi các giai đoạn nghiền nhỏ phân loại và phân tách đã thực hiện. Các vật liệu riêng được xử lý để bán làm các nguyên liệu thô. Sử dụng được để sản xuất thiết bị mới hoặc các sản phẩm khác.
Xử lý rác thải điện tử hiện nay ở nước ta thế nào ?
Vấn đề này ở Việt Nam hiện nay chưa có phương pháp xử lý chuyên biệt. Đa số lượng rác thuộc loại này sẽ được áp dụng cách xử lý như xử lý rác thải sinh hoạt. Cách này không những không có hiệu quả mà còn làm phản tác dụng khiến sự ô nhiễm ngày càng lan nhanh.
Xử lý vấn đề trên bằng phương pháp chôn lấp hay đốt đều là phản khoa học. Các phương pháp này có thể khiến những chất độc như đồng, niken, chì, thủy ngân,… tràn ra môi trường. Trong đó rác thải này chứa nhiều cadmium, chì, kẽm, thủy ngân nhất đó là pin. Một đơn vị pin không được qua xử lý chuyên môn sẽ làm ô nhiễm 1m3 đất trong vòng 50 năm. Gây ra nhiễm độc 500 lít nước.
Hiện nay chính phủ nước ta đã ban hành những điều luật về việc nhập khẩu thu hồi và tái chế rác điện tử. Những điều luật này được rất nhiều đơn vị hưởng ứng và thực hiện nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên.
Xử lý rác thải điện tử cách hạn chế ô nhiễm ra sao ?
Nhiều người hay cho những chất thải này vào thùng rác và chờ công nhân môi trường đến thu gom. Hiện nay rác thải này đa phần thu gom qua các chợ đồ cũ. Hay qua các hệ thống cửa hàng sửa chữa. Sau đó đưa về một số làng nghề ở Bắc Ninh Hưng Yên… Các thiết bị này sẽ được tháo gỡ và lấy những linh kiện cần thiết. Còn lại rác chất khác sẽ bị vứt ra đường hay các khu vực bờ sông. Chúng sẽ không được xử lý theo đúng kỹ thuật và quy trình. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Trước tình trạng này nhiều địa phương trên cả nước đã và đang thực hiện mô hình thu gom pin và chất thải điện tử. Đồng thời vận động mọi người không vứt pin lẫn với rác thải thông thường.
Có thể thấy chất thải điện tử đã gây ra nhiều tác hại đối với môi trường và con người. Vì vậy việc xử lý rác thải điện tử càng trở nên quan trọng và cần thiết. Hy vọng qua những chia sẻ của Tài Đức các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Để góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng của chất thải trên gây ra.
Từ khóa » Giải Pháp Xử Lý Rác Thải điện Tử
-
Giới Thiệu Một Số Công Nghệ Xử Lý Rác Thải điện Tử Tại Việt Nam
-
Cách Tái Chế Và Xử Lý Rác Thải Thiết Bị điện Tử đúng Cách
-
Xử Lý Rác Thải điện Tử để Nhận Cuộc Sống Xanh - Việt Nam Tái Chế
-
Rác Thải điện Tử Là Gì? Cách Xử Lý Rác Thải điện Tử Tốt Nhất
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Rác Thải điện Tử Nguy Hại
-
Xử Lý Rác Thải điện Tử: Cần Giải Pháp Toàn Diện - Báo Công Thương
-
Cách Xử Lý Rác Thải điện Tử - Môi Trường Xanh
-
Quản Lý Rác Thải điện Tử: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Châu Phi - IctVietnam
-
Xử Lý Rác Thải điện Tử: Những Xu Hướng Công Nghệ Mới
-
Xu Hướng Xử Lý Rác Thải điện Tử Hiệu Quả - Sản Xuất Bền Vững
-
Xử Lý Rác Thải Điện Tử Và Tài Sản Công Nghệ Thông Tin An Toàn
-
Hành Trình Tiến Tới Xử Lý Chất Thải điện Tử Xanh Hơn - Iron Mountain
-
[PDF] B D BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ
-
Giải Pháp Thu Hồi Kim Loại Từ Rác Thải điện Tử