Xu Thế Dòng Tiền: Thị Trường Bấp Bênh, Vẫn Nhiều Cơ Hội Hấp Dẫn

Thị trường phập phù trong tuần qua với mức tăng của VN-Index chỉ 2,53 điểm và rất nhiều lần chỉ số thoái lui mỗi khi tiến sát ngưỡng cản 1.300 điểm. Hầu hết chuyên gia đánh giá tình huống đó một cách thận trọng và dự trù kịch bản kém tích cực.

Thanh khoản sụt giảm mạnh khi chỉ số liên tục va chạm vào ngưỡng kháng cự cũng được nhìn nhận mang đậm yếu tố tâm lý chờ đợi. Tuy vậy đây không phải hoàn toàn là tín hiệu xấu. Quan điểm thận trọng cho rằng nhà đầu tư đang giảm mua, hoặc để chờ đợi một phiên bùng nổ mới “xuống tiền”, hoặc chờ đợi một nhịp điều chỉnh trở lại. Quan điểm tích cực đánh giá khả năng hấp thụ lực cung tại vùng cản là khá tốt, nhất là khi áp lực bán cũng không mạnh. Thị trường dập dình như vậy có khả năng là tích lũy và vẫn có cơ hội xuất hiện một phiên bùng nổ rõ ràng cả về giá lẫn thanh khoản.

Mặc dù không có sự thống nhất về hướng đi của thị trường trong ngắn hạn, nhưng các chuyên gia lại không bi quan mà đánh giá cơ hội vẫn đang tích cực, miễn sao nhà đầu tư lựa chọn đúng cổ phiếu/nhóm cổ phiếu mạnh. Trong bối cảnh thanh khoản chung giảm sút nhiều, dòng tiền vẫn đang hoạt động sôi nổi ở nhiều cổ phiếu, tiêu biểu là các nhóm ngành liên quan đến giá dầu, xuất nhập khẩu, công nghệ... Dòng tiền ngắn hạn lướt sóng có thể đánh nhanh rút gọn, nhưng dòng tiền đầu tư dài hạn vẫn đang lựa chọn mua vào với các cổ phiếu tốt trong tương lai.

Bản thân các chuyên gia vẫn duy trì vị thế cổ phiếu cao, nhưng hành động linh hoạt. Các vị thế ngắn hạn đã có lãi tốt được chốt lời, nhưng vẫn duy trì nắm giữ cổ phiếu cơ bản tốt. Điều quan trọng được nhấn mạnh là nhà đầu tư nên dự phòng tiền mặt để sẵn sàng mua vào khi có cơ hội tốt, bất kể là thị trường sẽ quay đầu giảm hay bùng nổ tăng.

Nguyễn Hoàng – VnEconomy

Thị trường đang lưỡng lự trước ngưỡng 1.300 điểm và VN-Index đã có một tuần gần như không tăng trưởng. Thanh khoản cũng gia tăng rất chậm trong tuần ngay cả khi thị trường phái sinh đã tụt giảm giao dịch rất đáng kể và duy trì mức chiết khấu rất lớn đối với kỳ hạn tháng 6. Dường như nhà đầu tư đang chờ đợi một nhịp điều chỉnh để “xuống tiền”. Anh chị có nghĩ vậy không?

Xu thế dòng tiền: Thị trường bấp bênh, vẫn nhiều cơ hội hấp dẫn - Ảnh 1

Mốc 1.300 là mốc kháng cự tương đối mạnh và thị trường cần thời gian hấp thụ lực cung ở vùng quanh ngưỡng này. Tuần vừa rồi là tuần hấp thụ lực cung cần thiết để thị trường vượt 1.300 điểm. Nếu thị trường tuần tới có phiên tiền vào vượt 1.300 điểm thì sẽ lên được mốc cao hơn 1.350 +-20 điểm.

Ông Nguyễn Việt Quang

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Ngưỡng 1.300 điểm đã chứng tỏ là ngưỡng cản rất khó chịu về mặt tâm lý khi chỉ số VN-Index đã nhiều lần không bứt phá được trong các phiên giao dịch giữa tuần qua.

Sau 3 tuần tăng liên tiếp, không ít nhà đầu tư lựa chọn chốt lời, bảo vệ thành quả ở thời điểm hiện tại khi chỉ số chạm ngưỡng cản, trong khi dòng tiền ở ngoài vẫn đang chờ đợi 1 phiên giao dịch bứt phá có tính thuyết phục cả về giá và khối lượng để quay trở lại thị trường.

Tôi thấy điểm tích cực là áp lực bán cũng không quá mạnh khi VN-Index rời xa dần ngưỡng 1.300 điểm, trong khi lực cầu tương đối ổn định ở nhóm cổ phiếu cơ bản trụ cột. Nhìn chung, tôi cho rằng tâm lý giằng co lưỡng lự này sẽ còn tiếp diễn trong một vài phiên tới, chờ đợi một yếu tố tác động đủ mạnh hay một phiên bùng nổ để xác lập xu hướng mới.

Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Ngưỡng 1.300 điểm được xem là ngưỡng tâm lý khá mạnh với nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua, khi VN-Index sau giai đoạn phục hồi từ 1.170 điểm đi lên, vẫn chưa thể vượt lên và phá được ngưỡng cản này. Mặc dù chỉ số đã tăng trở lại, nhưng thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện.

Hiện tại, nhiều nhà đầu tư vẫn e dè về sự tăng điểm của thị trường và đặt ra nghi vấn: liệu thị trường đã đi vào uptrend thật sự hay chưa? Hay chỉ là một cú “bull back”?, nên tâm lý mua vẫn còn rất thận trọng. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư cảm nhận giá cổ phiếu có thể tăng thêm, nhưng không còn tiền để mua. Với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trong tài khoản, do mua từ trước với giá vốn cao, nên đợt hồi lần này, thì vẫn chưa “về bờ”. Do đó, tâm lý chờ đợi vẫn chiếm chủ đạo trên thị trường.

Theo tôi sự thận trọng của cả chiều mua và chiều bán, khiến thanh khoản thị trường những phiên gần đây giảm đáng kể.

Xu thế dòng tiền: Thanh khoản phái sinh giảm sốc, “doping” sẽ quay lại thị trường cổ phiếu?

Xu thế dòng tiền: Thị trường bấp bênh, vẫn nhiều cơ hội hấp dẫn - Ảnh 2

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Thị trường hồi phục từ vùng đáy 1.150 – 1.160 điểm và đang tăng, tích lũy quanh mốc 1.280 – 1.300 là không quá bất ngờ. Tôi cho rằng xu hướng VN-Index vẫn có thể tiếp tục hướng lên vùng 1.300 – 1.330 điểm trong tuần tới. Tất nhiên vẫn có cổ phiếu có thể căn giá tốt để mua vào cho dù thị trường điều chỉnh biên độ hẹp.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi mốc 1.300 là mốc kháng cự tương đối mạnh và thị trường cần thời gian hấp thụ lực cung ở vùng quanh ngưỡng này. Tuần vừa rồi là tuần hấp thụ lực cung cần thiết để thị trường vượt 1.300 điểm. Nếu thị trường tuần tới có phiên tiền vào vượt 1.300 điểm thì sẽ lên được mốc cao hơn 1.350 +/-20 điểm.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Theo tôi, ngưỡng 1.300 điểm là ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh, thị trường đã nhiều lần tiến lên chinh phục nhưng bất thành trong tuần qua. Nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng khi VN-Index càng tới gần kháng cự này thì thanh khoản càng sụt giảm. Với diễn biến như vậy, thông thường thị trường sẽ sớm giảm trở lại, và nhịp tăng ngắn hạn của 3 tuần qua có thể sẽ kết thúc.

Nguyễn Hoàng – VnEconomy

Tuần qua cũng chứng kiến dòng tiền tập trung vào các nhóm cổ phiếu có liên quan đến giá dầu, như dầu khí, hóa chất, phân bón, cao su... Đây cũng là những cổ phiếu tăng trưởng rất khá kể từ đáy. Anh chị đánh giá thế nào về hiện tượng luân chuyển dòng tiền trên thị trường lúc này, nhất là khi thanh khoản rất thấp?

Xu thế dòng tiền: Thị trường bấp bênh, vẫn nhiều cơ hội hấp dẫn - Ảnh 3

Không phải ngẫu nhiên mà nhóm cổ phiếu liên quan tới giá dầu, như dầu khí, hóa chất, phân bón, cao su… lại có sự bật tăng mạnh mẽ sau khi tạo đáy. Nhóm này đang có kỳ vọng tích cực bởi đà tăng của giá dầu, và giá hàng hóa đang neo ở mức cao. Trong bối cảnh dòng tiền èo uột với thanh khoản rất thấp, theo tôi điều này càng làm thị trường phân hóa mạnh mẽ hơn nữa.

Ông Nguyễn Văn Sơn

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Tôi nghĩ giai đoạn này dòng tiền rất yếu nên dòng tiền thông minh chỉ chọn những nhóm ngành có sự tăng trưởng kết quả kinh doanh mạnh, cũng như tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới tốt. Việc dòng tiền yếu nên số nhóm ngành tăng tốt rất ít, nhiều nhóm ngành cổ phiếu còn không tăng mấy trong nhịp hồi phục này.

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Dòng tiền không thế duy trì ở mức cao như giai đoạn năm 2021 nhưng thanh khoản, dòng tiền tham gia vào thị trường hiện tại cũng đã có sự cải thiện và hoàn toàn chấp nhận được. Theo tôi tâm lý nhà đầu tư đã cải thiện hơn, dòng tiền phân hóa vẫn tự tin nhập cuộc vào các cổ phiếu, nhóm ngành triển vọng, hấp dẫn như nhóm hóa chất, thủy sản, dầu khí, cảng biển... Có lẽ đây là lúc dòng tiền phân hóa và các nhóm cổ phiếu cơ bản vẫn sẽ tích lũy tăng điểm xoay vòng và rồi sẽ đến lúc giá trị giao dịch toàn thị trường tăng tốt trở lại.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Như chia sẻ ở những lần nhận định trước đây, tôi đánh giá rằng nhịp hồi của ba tuần qua chỉ là nhịp hồi phục mang tính ngắn hạn sau một giai đoạn giảm sốc trước đó. Tuy nhiên, dòng tiền sẽ không dành cho tất cả mà sẽ phân hóa, và chỉ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có triển vọng tích cực hoặc câu chuyện kinh doanh tăng trưởng thì mới thu hút được nhà đầu tư tham gia.

Không phải ngẫu nhiên mà nhóm cổ phiếu liên quan tới giá dầu, như dầu khí, hóa chất, phân bón, cao su… lại có sự bật tăng mạnh mẽ sau khi tạo đáy. Nhóm này đang có kỳ vọng tích cực bởi đà tăng của giá dầu, và giá hàng hóa đang neo ở mức cao. Trong bối cảnh dòng tiền èo uột với thanh khoản rất thấp, theo tôi điều này càng làm thị trường phân hóa mạnh mẽ hơn nữa.

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Trong bối cảnh tâm lý giằng co lưỡng lự đang dâng cao, việc dòng tiền có sự luân chuyển nhanh, tìm đến những nhóm cổ phiếu có câu chuyện rõ nét như dầu khí, hoá chất, phân bón... là diễn biến thường thấy và có thể hiểu được.

Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận sự phân hoá mạnh trong nhịp hồi vừa qua với các ngành tăng trưởng ổn định về kết quả kinh doanh cũng ghi nhận đà phục hồi mạnh như bán lẻ, công nghệ thông tin... trong khi các ngành bất động sản, ngân hàng, thép, chứng khoán diễn biến khá yếu do các yếu tố nội tại riêng.

Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Về nguồn cung dầu khí: do khu vực Châu Âu bị ảnh hưởng từ việc cấm vận đối với các sản phẩm từ Nga, trong khi tồn kho dầu thô của Mỹ duy trì ở mức thấp. Trong khi đó, nhu cầu xăng dầu tăng khi đang vào mùa lái xe mùa hè tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ. Hai yếu tố đã đẩy giá mặt hàng xăng dầu tăng cao. Bình quân giá xăng RON tăng hơn 60% so với đầu năm.

Giá dầu tăng, những doanh nghiệp sản xuất xăng dầu được hưởng lợi đầu tiên như OIL, BSR. Điều này phản ảnh vào lợi nhuận quý 1/2022: OIL báo lãi 219 tỷ đồng, +54%; BSR báo lãi 2.324 tỷ đồng, +23.7%. Giá dầu tăng cũng tác động đến giá khí đầu ra, GAS là đơn vị hưởng lợi khi Quý 1/20022 GAS báo lãi 3.248 tỷ đồng, +69%. Các doanh nghiệp dầu khí khác như PVS, PVD, PVT... cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan.

Xu thế dòng tiền: Thị trường bấp bênh, vẫn nhiều cơ hội hấp dẫn - Ảnh 4

VN-Index khi tiệm cận quanh 1.295 lại quay đầu giảm điểm. Rủi ro thanh khoản thấp, đi kèm với VN-Index vẫn chưa có dấu hiện vượt đỉnh cũ, cho thấy thị trường trong ngắn hạn vẫn đang tiềm ẩn rủi ro khá lớn.

Hồ Nguyễn Thủy Tiên

Với việc dự báo giá dầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2022-2023, thì khả năng các quý tiếp theo, lợi nhuận của nhóm dầu khí sẽ tiếp tục khả quan. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn bao trùm lên thị trường giai đoạn này, nên áp lực bán nhằm hiện thực hóa lợi nhuận có thể gia tăng trong thời gian tới. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao diễn biến ngành, diễn biến giá dầu, tiến độ dự án, tình hình chính trị,... để có những hành động cho phù hợp.

Nguyễn Hoàng – VnEconomy

Tuần trước anh chị đều giành sự quan tâm lớn đến thanh khoản nếu thị trường muốn lên cao hơn. Giá trị khớp lệnh trung bình của VN-Index tuần qua lại giảm hơn 6% đạt trung bình 13,4 ngàn tỷ đồng/phiên. Mức thanh khoản này có đáp ứng được yêu cầu? Nếu kịch bản thị trường điều chỉnh, anh chị đánh giá rủi ro này lớn đến đâu?

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Tôi vẫn bảo lưu quan điểm, thị trường muốn vượt qua được vùng 1.300 điểm thì cần dòng tiền lớn hơn. Và ngược lại, nếu thanh khoản vẫn ở mức hiện tại hoặc suy giảm trong những tuần tới, thì nhiều khả năng thị trường có thể bước vào một đợt giảm mới, với mức đáy của tháng 5 vừa qua có thể chưa phải là điểm dừng cuối cùng.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Chính vì dòng tiền yếu nên thị trường đang chưa vượt được mốc kháng cự 1.300 điểm nhưng thanh khoản thấp thị trường “sideway” hấp thụ lực cung là dấu hiệu tốt. Nếu thị trường diễn biến theo kịch bản xấu tôi cho rằng khả năng sẽ có nhịp giảm thủng đáy cũ vừa rồi.

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Thanh khoản suy yếu trong bối cảnh chỉ số lình xình đi ngang không nói lên nhiều về xu hướng thị trường hiện tại, thay vào đó phản ánh tâm lý thận trọng, lưỡng lự của nhà đầu tư.

Không thể loại trừ kịch bản thị trường sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong tuần tới, tuy nhiên tôi đánh giá cao hơn kịch bản thị trường sẽ diễn biến lình xình, đi ngang trước khi có 1 phiên bứt phá thuyết phục cả về giá và khối lượng vượt ra khỏi ngưỡng cản tâm lý 1.300 điểm để tiếp tục xác lập xu hướng tăng mới.

Xu thế dòng tiền: Thị trường bấp bênh, vẫn nhiều cơ hội hấp dẫn - Ảnh 5

Theo tôi tâm lý nhà đầu tư đã cải thiện hơn, dòng tiền phân hóa vẫn tự tin nhập cuộc vào các cổ phiếu, nhóm ngành triển vọng, hấp dẫn như nhóm hóa chất, thủy sản, dầu khí, cảng biển... Có lẽ đây là lúc dòng tiền phân hóa và các nhóm cổ phiếu cơ bản vẫn sẽ tích lũy tăng điểm xoay vòng và rồi sẽ đến lúc giá trị giao dịch toàn thị trường tăng tốt trở lại.

Ông Lê Đức Khánh

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Giai đoạn này áp lực bán ra đã ít đi trong khi lực mua đã tự tin phần nào quay lại. Dòng tiền lớn vẫn đang thăm dò quay lại và chọn lựa các cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan để tham gia. Có lẽ chúng ta vẫn sẽ nên quan tâm đến cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ với chiến lược nắm giữ ngắn/dài cho phù hơn hơn là việc quan tâm đến diễn biến của thị trường chung. Hỗ trợ mạnh của thị trường vẫn ở vùng 1.280 điểm, khả năng hồi phục trong tuần tới vẫn có.

Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Thanh khoản thị trường trong tháng 5 khá ảm đạm, giảm hơn 40% so với đầu năm, và đạt mức thấp nhất từ giữa tháng 5 đến nay. VN-Index khi tiệm cận quanh 1.295 lại quay đầu giảm điểm. Rủi ro thanh khoản thấp, đi kèm với VN-Index vẫn chưa có dấu hiện vượt đỉnh cũ, cho thấy thị trường trong ngắn hạn vẫn đang tiềm ẩn rủi ro khá lớn.

Còn xét về trung, dài hạn, VN-Index có mức định giá khá hấp dẫn ở mức P/E 2022F là 12,4 lần (theo Bloomberg), thấp hơn mức trung bình 10 năm là 14,9 lần (tăng trưởng EPS 2022F là 21%). Đối với VN30, chỉ số này cũng hấp dẫn với P/E là 12,3 lần (tính đến ngày 29/4/2022) và P/E dự phóng 2022 là 11,1 lần. Theo tôi dòng tiền sẽ có sự phân rất lớn giữa các nhóm ngành, và giữa các cổ phiếu trong ngành.

Nguyễn Hoàng – VnEconomy

Anh chị có chốt lời trong tuần qua? Tỷ trọng cổ phiếu hiện tại như thế nào?

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Tuần vừa rồi tôi có giảm tỷ trọng chốt lời các lô cổ phiếu mua ở vùng giá thấp. Hiện tại tuy margin đã giảm nhưng vẫn đang sử dụng margin một phần.

Xu thế dòng tiền: Thị trường bấp bênh, vẫn nhiều cơ hội hấp dẫn - Ảnh 6

Không thể loại trừ kịch bản thị trường sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong tuần tới, tuy nhiên tôi đánh giá cao hơn kịch bản thị trường sẽ diễn biến lình xình, đi ngang trước khi có 1 phiên bứt phá thuyết phục cả về giá và khối lượng vượt ra khỏi ngưỡng cản tâm lý 1.300 điểm để tiếp tục xác lập xu hướng tăng mới.

Ông Trần Đức Anh

Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Theo tôi một số cổ phiếu giao dịch ngắn hạn cũng nên được điều chỉnh tỷ trọng do việc mua bắt đáy mang lại hiệu quả, trong khi một số cổ phiếu nắm giữ dài, chiến lược vẫn đầy hứa hẹn khởi sắc giai đoạn tới. Tôi có điều chỉnh đôi chút tỷ trọng nhưng vẫn ưu tiên nắm giữ cổ phiếu khá và đang nghiên cứu một số mã triển vọng mua vào trong giai đoạn tới.

Hồ Nguyễn Thủy Tiên – Giám đốc Khách hàng cá nhân, Chứng khoán Rồng Việt

Theo tôi nhà đầu tư nên thận trọng, quan sát kỹ, mua chọn lọc cổ phiếu có nền tảng tốt, định giá hấp dẫn với các định hướng tương lai rõ ràng, xu hướng tăng trưởng tích cực trong dài hạn. Ngược lại có thể canh bán chốt lời với các cổ phiếu đã tăng khá trong đợt hồi vừa qua. Cần tuân thủ nguyên tắc chốt lời/ cắt lỗ, không nên xài margin, có thể duy trì một tỷ lệ tiền mặt tương đối trong tài khoản để chờ cơ hội giải ngân.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Trong tuần trước, tôi ủng hộ quan điểm tiếp tục nắm giữ vị thế lướt sóng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, khi nhận thấy nhịp hồi ngắn hạn vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên, sau khi VN-Index đã nhiều lần không thể vượt qua được ngưỡng 1.300 điểm, cùng với thanh khoản sụt giảm, tôi cho rằng kế hoạch hợp lý là nên chốt lời các vị thế lướt sóng ngắn hạn và đưa danh mục về tỷ trọng an toàn vì diễn biến của thị trường có thể kém tích cực trong những tuần tới.

Ông Trần Đức Anh – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBS

Tôi không chốt lời và duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình cao trong tuần qua.

Từ khóa » Dòng Tiền Vào Thị Trường Chứng Khoán