Xử Trí Tình Huống Nôn Ra Máu

Nôn ra máu có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh, nó có thể là bệnh nhẹ tới nghiêm trọng. Nhưng dù thế nào thì đây cũng là một cấp cứu y tế, một dấu hiệu sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp của xuất huyết tiêu hoá nặng và nguyên nhân gây nôn ra máu rất đa dạng, có thể gặp do: loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp chảy máu sau uống thuốc như cocticoid, aspirin, thuốc chống viêm không steroid…, hoặc do polip dạ dày, tá tràng, viêm trợt chảy máu do rượu mạnh, do vi khuẩn H.P, do phình mạch máu, dị dạng mạch máu. Do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản trong một số bệnh như xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch trên gan. Đôi khi, tình trạng nôn dữ dội (do say tàu xe, mang thai, ngộ độc thức ăn, say rượu...), ho quá nhiều, quá mạnh cũng có thể dẫn tới nôn ra máu.

Nôn máu còn gặp trong một số bệnh về máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ xương), bệnh toàn thân gây tăng ure máu, ngộ độc…

Có thể nôn ra máu do nhiều nguyên nhân nhưng khi thấy có máu trong chất nôn, chất nôn có màu bất thường như màu cà phê, cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Có một số đối tượng nguy cơ cao khi nôn ra máu như người uống rượu, trẻ nhỏ, thai phụ.Nôn ra máu có thể do xuất huyết dạ dày.

Nôn ra máu có thể do xuất huyết dạ dày.

Nôn ra máu ở trẻ nhỏ

Nôn ra máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể do một số nguyên nhân khác như: các bất thường bẩm sinh, rối loạn đông máu, thiếu vitamin K, dị ứng sữa. Trẻ sơ sinh còn bú mẹ nôn ra máu đôi khi chỉ là do đầu vú của mẹ bị nứt, trợt chảy máu, bé nuốt máu vào theo sữa khi nôn trớ có lẫn cả máu đã nuốt vào. Ở trẻ nhỏ, hiện tượng nôn ra máu có thể do sốt xuất huyết, do thuốc (như lạm dụng thuốc hạ sốt ibuprofel), do giãn tĩnh mạch cửa gan, viêm dạ dày. Khi phát hiện trẻ nôn ra máu, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần bình tĩnh, tốt nhất là đặt trẻ nằm nghiêng, tránh chất nôn trào vào đường thở, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế khám. Nếu là trẻ sơ sinh có bú mẹ, nên kiểm tra đầu vú mẹ trước, nếu có nứt, chảy máu thì không cần vội đưa đi bệnh viện, có thể theo dõi loại trừ nguyên nhân này.

Uống rượu và nôn ra máu

Đối với những người uống rượu quá nhiều, nôn ra máu là một cảnh báo y tế bao gồm:

Xuất huyết đường tiêu hóa: Xảy ra thường xuyên nhất ở những người uống rượu quá nhiều dẫn đến say xỉn là nôn ói làm gia tăng áp lực thực quản, dạ dày và ruột dẫn đến xuất huyết. Xuất huyết tiêu hóa có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp. Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm có thể bao gồm đau đột ngột và nặng ngực có thể lan ra sau lưng, đổ mồ hôi, khó thở, đau dạ dày.

Xơ gan: Người lạm dụng rượu bia có thể dẫn tới xơ gan. Điều này có thể dẫn đến vỡ tĩnh mạch cửa gan. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm nôn mửa một lượng lớn máu đỏ tươi, yếu, ngất xỉu và chảy máu từ trực tràng.

Viêm, loét dạ dày có thể phát triển trên những người uống quá nhiều rượu. Các triệu chứng đi kèm có thể dao động từ nôn ra máu nghiêm trọng, màu đỏ tươi đến phân đen, có cảm giác đau dạ dày hoặc đau ở phần dưới của ngực.

Nôn ra máu ở người uống rượu nhiều, nghiện rượu là một dấu hiệu cần cấp cứu y tế.

Phụ nữ mang thai nôn ra máu

Nôn ra máu khi mang thai phổ biến do sự nôn mửa kéo dài trong để chứng ốm nghén. Tuy nhiên, có thể là nguyên nhân khác.

Do xuất huyết tiêu hóa: Khi do chảy máu ở phần trên của ruột, máu trong chất nôn có thể xuất hiện màu đen, màu nâu sẫm, màu bã cà phê. Phân có màu đen hắc ín có thể thấy trong trường hợp xuất huyết đường ruột thấp hơn.

Một số điều kiện cũng có thể gây nôn ra máu khi mang thai bao gồm: viêm niêm mạc dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tăng huyết áp, stress, do tác dụng phụ của một số thuốc, do xơ gan.

Nếu loại trừ những nguyên nhân bệnh lý nói trên, nôn ra máu ở phụ nữ mang thai do nôn nghén có thể giảm thiểu bằng các biện pháp giảm nôn nghén đơn giản tại nhà như ăn ít, chia nhỏ bữa, uống nước ít một, tránh các nguyên nhân kích thích nôn như mùi, vị đặc biệt, ngậm kẹo gừng hoặc đồ ăn có vị gừng... Nếu uống thuốc chống nôn, phụ nữ mang thai cần tư vấn bác sĩ. `

Lời khuyên của thầy thuốcNhư đã nói, nôn ra máu có thể có nhiều nguyên nhân, hiện diện của máu trong chất nôn có thể có màu đỏ, nâu hay nâu sẫm. Tuy nhiên, triệu chứng nôn ra máu cần phải được tư vấn của bác sĩ. Nên đến bệnh viện hoặc cầu cứu sự trợ giúp y tế ngay khi người bệnh có các triệu chứng sau:.- Chóng mặt, cảm thấy yếu ớt, hoặc ngất xỉu;- Tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo, lẫn lộn;- Da xanh xao, sờ vào thấy mát hơn bình thường;- Nhịp tim nhanh, lo lắng, hoặc kích động;- Nhìn mờ;- Nôn nao, buồn nôn;- Nhịp thở nhanh, thở nông;- Giảm sản xuất nước tiểu;Đến ngay phòng cấp cứu nếu người bệnh có cơn đau bụng dữ dội, nôn mửa một lượng máu lớn, nôn liên tục, nhiều lần.

Từ khóa » Nôn Thức ăn Kèm Máu