Xuân Bất Tái Lai - VĂN THƠ NHẠC

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Xuân bất tái lai

Xuân bất tái lai Chữ XUÂN trong tiếng Việt đồng nghĩa với chữ Xuân trong chữ Hán. Từ nầy trong Hán tự được tạo hình bằng ba chữ: Tam - Nhân - Nhật nghĩa là ngày ba người; ý nói mùa Xuân gồm những ngày đông vui không có ai phải lẻ loi buồn bã. Tiếng Pháp gọi mùa Xuân là PRINTEMPS do tiếng La tinh -Primo: đầu tiên và Temps: tiết. Mùa Xuân là tiết đầu tiên trong năm (theo lịch cổ của châu Âu). Theo dương lịch ngày nay mùa Xuân ở châu Âu không phải tính từ tháng đầu năm mà tính từ ngày 21 tháng 3 đến 21 tháng 6. Sự điều tiết này nhằm sắp xếp mùa Xuân vào những ngày tháng tươi đẹp ấm áp nhất trong năm. Trong tiếng Anh chữ SPRING (Mùa Xuân) còn có nghĩa là con suối cái lò xo bước nhảy vọt - hàm ý rằng mùa Xuân là động lực của những sức bật mạnh mẽ trong đời sống. Mùa Xuân của đất trời là một hiện tựợng tuần hoàn có đi có lại trẻ mãi không già. Nhưng mùa Xuân của đời người thì ngược lại - như giòng sông trôi theo trục thời gian một đi không trở lại. Mấy chữ Xuân bất tái lai (mùa Xuân không trở lại) là nói về mùa Xuân của đời người nhất là đời người con gái. Thành ngữ nầy rất thường gặp trong văn học cổ. Ví dụ: Nhớ câu Xuân bất tái lai Ngày nay hoa nở e mai hoa tàn... (Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên) Bà Huyện Thanh Quan cũng đã để lại một giai thọại liên quan đến mấy chữ Xuân bất tái lai. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh thời nhà Nguyễn từng được vua Tự Đức triệu về kinh đô làm chức Cung Trung Giáo Tập (dạy học trong cung). Chồng bà là ông Lưu Nguyên Ẩn làm tri huyện Thanh Quan (Thái Bình) thường tham khảo ý kiến bà trong một số lãnh vực công vụ. Một hôm chồng đi vắng bà thay chồng xử lý công việc ở nha môn. Hôm ấy có người thôn phụ tên Nguyễn Thị Đào làm nghề lái đò chồng đi làm ăn buôn bán phương xa đã ba năm không về. Nay Thị Đào làm đơn báo cáo chồng đã mất tích và xin bà Huyện xác nhận cho Đào được đi lấy chồng khác. Thông cảm tâm sự của người thiếu phụ bà Huyện ghi vào đơn mấy câu thơ như sau: Phê cho con Nguyễn Thị Đào Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai Chữ rằng Xuân bất tái lai Lấy chồng thì lấy lấy ai thì đừng. Dựa vào lời phê ấy Thị Đào kết hôn với người khác. Nhưng chỉ ít lâu sau người chồng cũ trở về. Anh ta phát đơn lên Phủ kiện quan Huyện. Ông Huyện Lưu Nguyên Ẩn bị khiển trách cằn nhằn bà. Bà Huyện Thanh Quan nhanh trí chống chế:- Thì tôi đã bảo nó: lấy chồng thì lấy lấy ai thì đừng mà. Ông Huyện bực mình gắt: - Làm thơ thì ra làm thơ. Xử kiện thì ra xử kiện. Vừa làm thơ vừa xử kiện ai mà hiểu nỗi.Nếu hôm ấy ông Huyện xử kiện thì đúng nguyên tắc Thị Đào còn phải chờ đợi nhiều năm nữa. Nhưng bà Huyện thì khác. Cùng là phụ nữ bà hiểu rõ ý nghĩa cảnh báo của thời gian trong mấy chữ Xuân bất tái lai. Chẳng lẽ cứ bắt người thiếu phụ ấy ôm lòng chờ đợi đến ngày xanh mòn mõi má hồng phôi pha hay sao?. Vậy trong vụ án này bà huyện xử đúng hay sai còn phải bàn thêm. Hoàng Phủ Ngọc Phan Theo http://hoanghuuquyet.vnweblogs.com/

1 nhận xét:

  1. Doanh Doanhlúc 10:47 5 tháng 6, 2020

    hãng máy bay evavé máy bay đi californiahãng máy bay korean airsăn vé máy bay đi mỹ giá rẻVé máy bay đi canadaCuoc Doi La Nhung Chuyen DiNgẫu Hứng Du LịchKien Thuc Du Lich

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...

  • Vài nét về văn học Đông Nam Á   Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
  • Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum  của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
  • Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam Mùa thu nguồn cảm hứng lớn  của thơ ca  Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật   Mùa thu mùa của thi ca là m...

Tìm kiếm Blog này

  • Trang chủ

Giới thiệu về tôi

vanthonhactrieuchau.blogspot.com Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Báo cáo vi phạm

Lưu trữ Blog

  • ▼  2016 (5115)
    • ▼  tháng 12 (310)
      • Cảm nhận cung đàn xưa
      • Nguyễn Vỹ - Nhân chứng của một thời đại
      • Sen lạc mùa trong nắng thu phai
      • Nguyễn Ngọc Hưng- Hạt thơ, Hạt bụi, Hạt vàng
      • Thử bàn về câu ca “Con mèo, con chó có lông…”
      • Mùa chiến dịch Mùa văn chương của Lê Văn Thảo
      • Những con mắt trần gian
      • Lược khảo thơ mới và thơ tự do
      • Đoàn Chuẩn - Từ Linh - Một mùa thu nào lãng mạn
      • Phong cách sống của người đời
      • Những tình ca mùa xuân
      • Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt
      • Bướm bay vườn cải hoa vàng
      • Lời ca em thiên thâu - Trường ca Avril
      • Chim sơn ca giọng năm quảng tám
      • Nhớ quê hương từ giai điệu mùa thu
      • Ả đào Việt Nam và geisha của Nhật Bản
      • Ca từ trong các giai phẩm mùa xuân
      • Phạm Duy - Người viết nhạc tình
      • Đêm nghe “Cỏ xót xa đưa” - Trịnh Công Sơn
      • "Nam quốc sơn hà"- Bản hùng văn của danh tướng Lý ...
      • Dư âm từ bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã
      • Cành mai xuân và dòng thời gian vô tận
      • Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Thiên tài bất hạnh
      • Xuân bất tái lai
      • Mùa đông, cảm nhận qua một ca khúc
      • Ngày tết đọc thơ Người chị trong thơ Nguyễn Bính
      • Học nhạc Classic
      • Đừng để hoàn cảnh làm hỏng cuộc đời mình
      • Thả lòng theo “Một cõi đi về”
      • Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ
      • Tết Hà Nội đầu thế kỷ XX
      • Hà Nội ơi đêm mùa đông, Hà Nội ơi
      • Đôi nét cảm nhận về thơ của Bùi Giáng
      • Cảm nhận về ca khúc Cỏ xót xa đưa
      • Vết lăn trầm - Một lời nhắn nhủ thầm kín của Trịnh
      • Nguồn cảm hứng sáng tạo của Dạ khúc ánh trăng - Mo...
      • Đến Đà Lạt nghe "Đà Lạt tình em"
      • Những khuynh hướng tiêu biểu trong nghệ thuật guit...
      • Đôi dòng về ca khúc “Sông đợi”
      • Tôi đi trên nốt nhạc
      • Nhớ một chiều Hà Nội
      • Chiều một mình qua phố
      • Đêm trăng
      • Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh
      • Huyền thoại trường sơn và những cô gái mở đường
      • Vẫn còn đây những “Cô gái mở đường”
      • Nhớ mãi bóng hình em - Những cô gái mở đường
      • Thơ mới 1930-1945 - Nhìn từ sự vận động thể loại
      • Vài nét về văn học Đông Nam Á
      • Hai đại thi hào dân tộc: Nguyễn Du và J.W.Goethe
      • Tấm lòng và nhân cách tha thiết với lý tưởng cao đẹp
      • Khúc chuông chùa của Thanh Giang
      • Đọc một bài thơ như thế nào
      • Nhà văn suy nghĩ về nghề văn: Khen và chê
      • Thời gian mấy mảnh ghép chơi vô cùng
      • Thiên nhiên nơi ký thác tâm hồn
      • Trương Tửu viết về Điêu tàn của Chế Lan Viên
      • Rừng đói - Truyện hay độc đáo không cần bịa
      • Trần Ngọc - Người kể chuyện tình bằng thơ
      • Người nhà quê ra thành phố
      • Tôi, người vẽ bìa cuốn "Rừng đói"
      • Chuyện mình, chuyện đời, chuyện nhân thế… Lời tựa ...
      • Thời gian ơi sao không đổi sắc màu
      • Xuân Diệu - Vây giữa tình yêu
      • Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
      • Sắc màu Phật giáo trong nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịn...
      • Đời người chỉ như gió thoảng qua
      • Cát bụi tuyệt vời
      • Tản mạn tính thiền trong thi ca
      • Nắng hè đổ bóng mẹ quê
      • Tự tình cùng đông Hà Nội
      • Hoa sữa - Chút hương thu Hà thành quyện trong thoá...
      • Vì em đã mang lời khấn nhỏ
      • “Hạ trắng” và những ảo ảnh mơ
      • Hà Nội, một ngày mưa
      • “Ướt mi” - Những giọt nước mắt, những giọt mưa ngâ...
      • Khúc mưa… khúc tình… xa
      • Cát bụi cuộc đời… và những… vết mực phận người
      • Triết lý sống
      • Sự ra đời của ca khúc "Cát bụi"
      • "Sai lầm ngu ngốc" của Albert Einstein
      • Einstein - Cuộc đời và sự nghiệp
      • Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung ...
      • Vụ án văn chương truyện Kiều
      • Bà Chúa thơ Nôm
      • Nhìn lại Phố Phái
      • Hà Nội phố cổ
      • Nguyễn Đức Quang vỗ cánh chim bay
      • Nguyễn Đức Quang, người du ca hát cho quê hương
      • Xuân và Trăng
      • Yêu nhau cởi áo cho nhau
      • Ra ngoài ngàn năm hay tiếng vọng của thời gian
      • Bùi Giáng - Ngắm trăng sau độ mưa nguồn
      • Bùi Giáng và những chuyện chưa kể
      • “Triết học nhẹ nhàng” của Trịnh Công Sơn
      • Giá trị văn hóa của văn bia thời Lý - Trần
      • Hàn Mặc Tử (1912-1940) - Từ miền nhân sinh tới cõi...
      • Mưa rừng
      • Ca trù - Biện luận từ góc nhìn cổ nhạc Đại Việt

Từ khóa » Chữ Rằng Xuân Bất Tái Lai