Xuyên Phá Thạch, Hỗ Trợ Trị đau Nhức Lưng Gối, Ho Ra Máu, Lao Phổi

Nội dung chính

  • Xuyên phá thạch là gì?
  • Phân bố:
  • Bộ phận dùng:
  • Thành phần hóa học có trong xuyên phá thạch:
  • Nghiên cứu khoa học về công dụng của xuyên phá thạch:
  • Theo đông y:
  • Công dụng của xuyên phá thạch:
  • Một số bài thuốc từ xuyên phá thạch:
  • Lưu ý:

Xuyên phá thạch là gì?

Xuyên phá thạch – mỏ quạ thuộc dạng cây thân bụi, sống tựa, cây nhỏ và được biết đến là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây có nhiều cành mềm, tạo thành bụi, thân có nhựa mủ trắng như sữa, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài. Vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng, thân và cành có rất nhiều gai, gai già hơi cong xuống trông như mỏ con quạ.

Lá mọc cách so le nhau, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, có chiều dài trung bình từ 3 đến 8cm, rộng 2 đến 3,5cm, mép nguyên. Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc. Quả nạc hình cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng; hạt nhỏ. Mùa hoa tại Hà Nội là tháng 4. Mùa quả tháng 10-11.

Xuyên phá thạch có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, họ Dâu tằm (Moraceae) và được biết đến với những cái tên khác như: Vàng lồ, Hoàng lồ, mỏ quạ.

Mỏ quạ - Xuyên phá thạch, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Mỏ quạ – Xuyên phá thạch, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Phân bố:

Loài phân bố ở các nước nhiệt đới Á châu, Ðông Phi châu, Úc châu. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào từ Lào Cai, Vĩnh Phú đến Quảng Trị, Lâm Ðồng và Ðồng Nai.

Bộ phận dùng:

Phần được sử dụng làm thuốc là phần Rễ và lá – Radix et Folium Maclurae Cochinchinensis. Lá thu hái về còn tươi, bứt lá riêng. Còn dùng rễ, đào về rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học có trong xuyên phá thạch:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, thành phần hóa học có trong xuyên phá thạch bao gồm các chất chính là: flavonoid, tanin pyrocatechic và acid hữu cơ.

Nghiên cứu khoa học về công dụng của xuyên phá thạch:

Cây tỳ giải, hỗ trợ điều trị khớp xương đau, trị bệnh gout, lợi tiểu Tỳ Giải là gì? Tỳ giải thuộc dạng cây thân leo, sống được lâu năm và được biết... Xem thêm...

Thực nghiệm trên những chế phẩm của lá mỏ quạ nhận thấy có tác dụng kháng sinh ở mức độ vừa, có khả năng tăng cường thực bào, tăng cường chuyển dạng Lympho bào (để sản xuất ra kháng thể).

Qua nghiên cứu về giải phẫu bệnh trong quá trình biến đổi của vết thương trên thỏ thực nghiệm, đồng thời nghiên cứu về tính chất dược lý, hóa thực vật, tính kháng sinh đã chứng minh cơ chế tác dụng của lá mỏ quạ trong điều trị vết thương phần mềm – đặc biệt vết thương phần mềm có mủ – và một số bệnh lý ngoài da.

Theo đông y:

Xuyên phá thạch có vị hơi đắng, tính hơi mát, tác dụng giúp hoạt huyết, khư phong, thư cân hoạt lạc, hỗ trợ trị phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh.

Công dụng của xuyên phá thạch:

  • Giúp hoạt huyết khư phong, hỗ trợ trị phong thấp đau nhức lưng gối.
  • Hỗ trợ trị lao phổi, ho ra máu và hỗ trợ chữa các vết thương phần mềm.
  • Hỗ trợ dùng trị vết thương.
  • Hỗ trợ trị phụ nữ bế kinh.

Một số bài thuốc từ xuyên phá thạch:

Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu:

Mỏ quạ 40g, Dây Rung rúc 30g, Bách bộ và Hoàng liên, Ô rô, mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 3-4 ngày phát một lần:

Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20g sắc uống (theo Hoạt nhân toát yếu).

Hỗ trợ điều trị phong thấp:

Mỏ quạ gai 40g, cành dâu, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 20g. Cho tất cả các vị vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Phụ nữ bế kinh:

Sử dụng Lấy 30g rễ mỏ quạ gai rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.

Hỗ trợ điều trị ho do lao phổi:

Dùng Rễ mỏ quạ gai 40g, rung rúc 30g, bách bộ, hoàng liên, ô rô, mỗi vị 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn ấm. 15 ngày 1 liệu trình.

Chữa vết thương phần mềm

Sử dụng Lá mỏ quạ tươi, sau khi hái về rửa sạch, bỏ cuống, giã nhỏ rồi đắp vào vết thương. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thay thuốc dùng lá trầu không nấu với nước pha thêm 1 cục phèn để rửa vết thương. Sau khi rửa sạch vết thương mới được đắp thuốc mới. Chỉ 3 đến 5 ngày là khỏi.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không nên dùng xuyên phá thạch cho phụ nữ có thai.

Báo sai nội dung

Báo sai nội dung sản phẩm

Gửi đi

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Xuyên Phá Thạch