Ý Nghĩa Của Các Cỡ Cảnh Trong Quay Phim
Có thể bạn quan tâm
Cỡ cảnh hay kích thước cảnh quay là những gì làm cho điện ảnh trở nên thú vị. Cùng là một nội dung, cùng là một kịch bản, nhưng việc sắp xếp các cỡ cảnh khác nhau sẽ đem lại cách cảm nhận khác nhau về câu chuyện từ người xem. Bởi vậy dù là đạo diễn, quay phim, dựng phim, biên kịch, sản xuất hay bất cứ vị trí nào bạn cũng cần hiểu rõ về cỡ cảnh để đoạn phim, đoạn video của mình mạch lạc, có nhịp điệu, tiết tấu và trở nên hấp dẫn hơn.
Về cơ bản, có 3 loại cỡ cảnh chính là toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh.Toàn cảnh hay còn gọi là cảnh rộng cho ta thấy toàn bộ nhân vật và môi trường xung quanh. Trong đó chủ thể sẽ được lấy đủ từ đầu tới chân. Người xem sẽ thấy được cách nhân vật ăn mặc, đi đứng hay những gì họ đang làm như tập thể dục chẳng hạn. Dù vẫn có yếu tố môi trường xung quanh, nhưng cảnh toàn vẫn tập trung nhiều hơn vào con người.
Từ cảnh toàn được phát triển lớn hơn thành cảnh siêu rộng hoặc thậm chí là viễn cảnh mà ở đó yếu tố con người trở nên nhỏ bé, không gian cảnh vật trở nên rõ nét, bao trùm. Nó thường được dùng để thiết lập điểm bắt đầu hoặc kết thúc một đoạn phim hoặc một bộ phim.
Trung cảnh là cỡ cảnh phổ biến nhất trên màn ảnh và nhân vật được lấy từ thắt lưng trở lên. Nó tập trung vào việc thể hiện nhân vật ở trong một môi trường mà yếu tố con người chiếm phần lớn khung hình. Từ đó, chúng ta sẽ được tiến lại gần hơn nhân vật để quan sát rõ các cử chỉ, hành động của họ. Trung cảnh thường được sử dụng trong các cảnh hội thoại giữa các nhân vật trong phim.
Trong khi đó cận cảnh lại thường được sử dụng với một nhân vật lấy từ ngực trở lên nhằm đóng khung tâm trang, phản ứng, thái độ ở khuôn mặt nhân vật. Từ đó, người xem sẽ có được những cảm nhận về cảm xúc của nhân vật một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Cận cảnh ra đời sau nhưng lại có những tác động cực kỳ lớn đến cảm xúc của khán giả.
Và để nhấn mạnh cảm xúc hơn nữa, người ta tạo ra cảnh đặc tả một đôi mắt, bờ môi hay bất cứ chi tiết nào cần nhấn mạnh ở nhân vật. Cũng bởi chi tiết được lấy quá gần nên tạo cảm giác chật chội, không thoải mái, từ đó đẩy kịch tính lên và tạo ra cảm xúc mạnh liệt hơn nữa cho người xem.
Chưa dừng lại ở đó, việc sắp xếp các cỡ cảnh cũng tạo nên mạch cho đoạn phim, đoạn video của chúng ta. Hãy cùng mình xem ví dụ sau đây.
Các bạn hãy lưu ý sắp xếp các cỡ cảnh sao cho hợp lý. Chúng ta rất ít khi để hai cỡ cảnh giống nhau, đặt cạnh nhau, như vậy sẽ gây cảm giác giật hình, không vừa mắt đối với người xem. Thường thì toàn cảnh sẽ nối tiếp bằng một cận cảnh, và trung cảnh sẽ nối tiếp bằng một cảnh đặc tả. Chúng ta cứ tiến vào nhảy cóc 1 bước như vậy chuyển cảnh khung hình sẽ cực kỳ mượt mà.
Tổng kết lại, trong bài viết này, mình đã chia sẻ với các bạn về ý nghĩa của các cỡ cảnh trong quay phim để từ đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Chúng ta cần biết được chính xác từng cảnh quay thể hiện nội dung gì, hành động gì, cảm xúc gì để có được lựa chọn cỡ cảnh tối ưu nhất.
Từ khóa » Các Cỡ Cảnh Cơ Bản
-
Cùng Tìm Hiểu Các Loại Cỡ Cảnh Cơ Bản Trong Khi Quay Video
-
06. Bố Cục Và Cỡ Cảnh Trong điện ảnh - Lstsict 3.Quay Phim - 123doc
-
NHỮNG CẢNH QUAY CƠ BẢN MÀ QUAY PHIM NÊN BIẾT - TPD
-
Một Số Kỹ Thuật Quay Phim Cơ Bản
-
Cùng Tìm Hiểu Các Loại Cỡ Cảnh Cơ Bản Trong Khi Quay Video
-
BàI 1: CÁc Cỡ CẢnh Và ĐỘng Tác MáY - Quê Hương
-
Lấy Người để Phân Chia Các Cỡ Cảnh - TaiLieu.VN
-
15 Khuôn Hình Của Truyền Hình - Điều Hành Tác Nghiệp
-
[PDF] TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAY PHIM
-
Toàn Trung Cận: Lựa Cỡ Cảnh Trong Làm Phim
-
CÁC CỠ CẢNH CƠ BẢN TRONG QUAY PHIM - YouTube