Ý Nghĩa đại đoàn Kết Dân Tộc Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Bối ...

mic
  • RSS
  • Đăng nhập
Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
      • Điều lệ đoàn
      • Lịch sử Truyền thống Đoàn
      • Cờ-Huy hiệu-Đoàn ca
      • Hệ thống tổ chức
    • Hội LHTN Việt Nam
      • Điều lệ Hội
      • Lịch sử truyền thống
      • Cờ - Huy hiệu - Hội ca
      • Hội LHTN Kon Tum qua các thời kỳ
    • Đội Thiếu Niên Tiền Phong
      • Cờ - Huy hiệu - Đội Ca
      • Điều lệ Đội
      • Lịch sử truyền thống Đội
      • Thi trực tuyến
    • Tư liệu - văn kiện
  • BÁC HỒ
    • Theo chân Bác
    • Học tập và làm theo lời Bác
  • HOẠT ĐỘNG
    • 3 chương trình
      • Xây dựng Đoàn
      • Học tập
      • Khởi nghiệp,lập nghiệp
      • Kỹ năng,thể chất,văn hóa
    • 3 phong trào
      • Thanh niên tình nguyện
      • Tuổi trẻ sáng tạo
      • Tuổi trẻ Xung kích bảo vệ Tổ quốc
    • Mỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp
    • Công tác xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị
    • CÔNG TÁC THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
      • TƯ VẤN TÂM LÝ CHO TRẺ EM
    • CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
    • Tin trong tỉnh
    • LÝ LUẬN TRẺ
    • Đoàn - Hội - Đội khắp nơi
  • Hội nhập quốc tế
  • Công tác giáo dục
    • Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
    • Trả lời phản ánh , kiến nghị
  • Quản lý Đoàn Viên
    • Thành Đoàn Kon Tum
  • Văn bản
    • Kế hoạch
    • Đề Án
    • Chương trình
    • Hướng dẫn
    • Công văn
    • Quyết định
    • Tờ trình
    • Thông báo
    • Quy chế
    • Thông tri
    • Chương trình hành động
    • Đề cương tuyên truyền
  • ý kiến dự thảo
  • Lịch công tác
  • Thi trực tuyến
  • TUỔI TRẺ KON TUM - VƯỢT QUA NỖI SỢ nCoV
  • ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
  • Chuyển đổi số
  • Tuyên truyền pháp luật
  • :
  • :
Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam "Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ Tiếp tục chuỗi các hoạt động tình nguyện mùa đông năm 2024 và xuân tình nguyện năm 2025 Kon Rẫy: Hội nghị tổng kết công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 Tuổi trẻ 05 lực lượng tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Ấm áp chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 Tình nguyện mùa đông năm 2024 Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Thắt chặt tình hữu nghị giữa Tuổi trẻ Kon Tum – Sê Kông (Lào)
  1. Trang chủ
  2. HOẠT ĐỘNG
  3. LÝ LUẬN TRẺ
Ý nghĩa đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh Tây Nguyên hiện nay Đọc bài Lưu

Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của mọi thời kỳ cách mạng. Chiến lược đại đoàn kết dân tộc chẳng những được kiểm chứng hùng hồn qua hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và nói riêng với hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta (đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược); mà nó còn có ý nghĩa thời sự trong thời kỳ kiến thiết hiện nay về sự phát triển quốc gia.

1. Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn về chiến lược cách mạng của Hồ Chí Minh

Đoàn kết đã trở thành một yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc ta trong đấu tranh chống kẻ thù ngoại xâm. Thực tiễn lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã minh chứng về sự ghi nhận công lao của các dân tộc Việt Nam trong sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau, hợp sức – hợp lòng, chung lưng đấu cật chống thiên tai, địch họa không chỉ để sinh tồn mà quan rọng hơn còn là xây dựng cuộc sống chung và gìn giữ nền độc lập dân tộc và phát triển. Chính vì thế, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta.

Từ truyền thống lịch sử vẽ vang ấy, muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất để tạo sức mạnh cách mạng vô địch. Trên Báo Việt Nam độc lập số 117 ngày 01-02-1942, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Để thống nhất ý chí và hành động của toàn dân, các lực lượng phải được tập hợp có tổ chức, đó chính là Mặt trận– một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mặt trận hình thành lấy cơ sở chung là đại đoàn kết, Mặt trận phải có cương lĩnh thể hiện mục tiêu đoàn kết, có chính sách đúng đắn để phát huy tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc. “Có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do”. Do đó, Hồ Chí Minh xác định trong Mặt trận thì nền tảng của khối đại đoàn kết chính là liên minh công nông: “Đảng phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Có như thế mới phát triển và củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng”. Người khẳng định: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng tháng Tám thành công. Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi”. Vì vậy, ở cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc”. Trong kháng chiến chống Mỹ, đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng ta là “sẵn sàng đoàn kết tất cả những người yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo”... 

Vì vậy, xuyên suốt sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Người khuyên rằng: Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Chẳng những đoàn kết mọi lực lượng và giai cấp trong xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc đoàn kết trong Đảng – nhất là trong giai đoạn Đảng ta cầm quyền, “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Tinh thần đoàn kết ấy vốn dĩ đã được hun đúc với sự kiện ngày 03/02/1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bằng công thức của sự kết hợp hữu cơ chặt chẽ giữa Chủ nghĩa Mác Lê-Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

Cùng với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết quốc tế để đáp ứng tình hình thế giới:  “thực hiện chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, kiên quyết ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc” Từ đó, Người đúc rút thành một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Đây chính là con đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa dân ta tới độc lập - tự do – hạnh phúc, là tư tưởng lớn ở tầm chiến lược cách mạng của Hồ Chí Minh.

Về phương châm đoàn kết. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là “Cầu đồng tồn dị” – Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Đoàn kết còn có nghĩa là “phải giúp đỡ nhau, thật thà học tập những ưu điểm và phê bình những khuyết điểm của nhau để cùng nhau tiến bộ”. Trong thư gửi đồng bào Nam bộ tháng 6/ 1946, Hồ Chí Minh viết: Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ; đối với những người từng bị địch lợi dụng, mua chuộc nhưng khi họ đã hối cải thì phải lôi kéo họ về phía dân tộc, đoàn kết với họ. Và Người cũng từng nói rằng, chỉ sợ mình không có lòng nhân ái chứ không sợ người không theo mình. Như vậy, đoàn kết phải đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai.

Dù ở mọi thời kỳ cách mạng, các thế lực xâm lược và thù địch luôn tìm mọi cách để chia rẽ nhân dân ta về mặt lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc... nhằm làm suy yếu tinh thần yêu nước và phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Hồ Chí Minh luôn xác định phương châm “Cầu đồng tồn dị” trong xử trí để đạt đến sự thống nhất, sự tương đồng giữa mục tiêu, lý tưởng của cách mạng Việt Nam với những niềm tin, khát vọng chính đáng của tôn giáo, của các lực lượng xã hội khác… Và Người không bao giờ để cho sự đối đầu giữa các hệ tư tưởng ấy phát triển, ảnh hưởng đến đại cục, đến sự nghiệp chung. Thí dụ, tôn giáo và Tổ quốc, tôn giáo và độc lập dân tộc phải thống nhất với nhau. Đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc là nguyện vọng, thiết tha của mọi người dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo… Theo ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã nói: Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã. Ngay trong Báo cáo dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá I, kỳ họp thứ 11 ngày 18/12/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Đảng và Chính phủ ta luôn kêu gọi các dân tộc xoá bỏ xích mích do đế quốc và phong kiến gây ra, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”.

Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời. Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc.

Dù ở từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp phù hợp để tập hợp lực lượng, các đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc là mẫu số chung luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng.

2. Ý nghĩa đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh Tây Nguyên hiện nay

Trong bối cảnh chung của đất nước và khu vực Tây Nguyên hiện nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự đổi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước và Tây Nguyên. Tuy vậy, nhu cầu phát triển mới của thời hội nhập đang đặt ra yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh từ nhân dân để kiến thiết đất nước thì việc tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các Đoàn thể, các tổ chức xã hội như lâu nay là chưa thể đáp ứng, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.v.v… Điều này đòi hỏi việc thực thi các chính sách phải chú trọng vận dụng thích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc ở bối cảnh hiện nay:

- Một là, việc khơi dậy và phát huy hiệu quả sức mạnh nội lực trên cơ sở củng cố khối đại đoàn kết dân tộc lấy xuất phát điểm từ lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung và nguyên tắc cơ bản của đoàn kết các dân tộc là bình đẳng, tương trợ cùng phát triển và tôn trọng lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc: là độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, đối với khu vực Tây Nguyên hiện nay - nơi số đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống có trình độ kinh tế - xã hội không đồng đều và còn thấp, nhất là địa bàn vùng sâu vùng cao; là khu vực có phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá… còn nhiều dị biệt nên thường là tâm điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng xúi giục, dùng nhiều thủ đoạn thâm độc để chống phá hầu khoét sâu vào hố ngăn cách để chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc với nhau và với dân tộc Kinh, hòng làm suy yếu sức mạnh tổng hợp cách mạng ở bối cảnh phức tạp hiện nay. Cách làm tốt nhất là cần quán triệt vận dụng chữ “Đồng” trong tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tạo lập cái chung (để hạn chế cái riêng, cái khác biệt), cái thống nhất - đồng thuận trong nhân dân, lấy vận mệnh của quốc gia dân tộc làm trọng để chân thành hợp tác, phối hợp và cố kết các giai tầng, các lực lượng lại vì lợi ích đại cục nhằm vận dụng giải quyết thành công vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tập hợp quần chúng... thành phong trào cách mạng được tổ chức chặt chẽ rộng lớn, hoạt động tích cực, tự giác theo tinh thần: Không có gì quý hơn độc lập tự do, hạnh phúc. Càng đoàn kết rộng rãi cũng đồng nghĩa các thế lực thù địch càng bị cô lập, đơn độc và sớm dẫn đến thất bại.

- Ba là, dù là còn khoảng cách chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa khu vực Tây Nguyên so với vùng khác đang là khó khăn không nhỏ để thực hiện đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, do đó, việc thực thi chính sách đại đoàn kết dân tộc trong phát triển: Nhà nước cần quan tâm ưu tiên giúp đỡ đối với các dân tộc thiểu số về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp hữu cơ với chính sách đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng cho Tây Nguyên.

- Bốn là, thời kỳ đổi mới để kiến thiết đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát huy nội lực của toàn dân tộc phải xuất phát từ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước của người Việt, gắn liền với cơ chế thực thi dân chủ để phát huy sức mạnh của người dân trong thời bình nhằm phát huy nội lực và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua chính sách kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… để tranh thủ mọi khả năng có thể nhằm xây dựng, phát triển bền vững Tây Nguyên và đất nước.

- Năm là, phải xây dựng hệ thống chính trị ở các cấp ở Tây Nguyên thực sự trong sạch, vững mạnh phải là trung tâm của đại đoàn kết. Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Phải nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Đồng thời, coi trọng xây dựng và đổi mới công tác mặt trận. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội và hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức, chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế… để tập hợp rộng rãi và sử dụng hiệu quả nhất đối với mọi nhân tài, vật lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh đoàn kết quốc tế trong chiến lược đối ngoại để thực thi chính sách “thêm bạn bớt thù” trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm nâng cao địa vị nước ta trên chính trường quốc tế. Chỉ có đoàn kết, đại đoàn kết mới có thể chủ động và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế; và qua đó, Việt Nam tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng rộng rãi và mạnh mẽ của các nước anh em và nhân dân thế giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước…/.

CTV Nguyễn Thị Dung - ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá Click để đánh giá bài viết Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • Tin mới
Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX

Báo công dâng Bác trước thềm Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX

17/12/2024
Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2024-2029

16/12/2024
Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực giám sát đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

16/12/2024
Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tổ chức giải Pickleball chào mừng 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam

16/12/2024
"Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ

"Em nuôi của Đoàn" - Chắp cánh những ước mơ

15/12/2024
Video clip

Ngày này cách đây 52 năm trước (21/7 Âm lịch) Bác Hồ đã mãi mãi từ biệt chúng ta

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2021)

Phim tư liệu cách mạng tháng tám năm 1945 "Nhớ mùa thu lịch sử"

Kỷ niệm 73 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020): “Nặng nghĩa tri ân, ơn sâu đền đáp”

Trailer tuyên truyền 70 ngày truyền thống Thanh niên xung phong (15/7/1950 – 15/7/2020)

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng

Chống dịch Covid-19: Những quy định mới có hiệu lực từ hôm nay

Clip biển đảo

Thư viện ảnh

infographic tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02/1930 - 03/02/2020(05/03/2020)

Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử: Tốt Khá Trung bình Kém Bình chọn Xem kết quả ×

Kết quả bình chọn

Tỉnh đoàn Kon Tum

® 2020 Bản quyền thuộc Tỉnh đoàn Kon Tum

Địa chỉ: 27 - Nguyễn Viết Xuân - TP. Kon Tum - tỉnh Kon Tum

Điện thoại: 02603865724 -  Fax: 02603862525

Email: tuyengiaothanhnien@gmail.com

Từ khóa » Chiến Lược đại đoàn Kết Hồ Chí Minh