10 Chỉ Số Quan Trọng đánh Giá Năng Lực Doanh Nghiệp - SPRINGO
Có thể bạn quan tâm
1. Hiệu suất sử dụng lao động
Với giả định các yếu tố đầu vào khác của sản xuất kinh doanh là giống nhau, chỉ số này càng cao nghĩa là doanh thu mang về từ một đồng chi phí cho lao động càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng tốt.
2. Chỉ số thanh toán hiện tại
Chỉ số thanh toán hiện tại phản ánh năng lực thanh toán hiện tiện các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc sử dụng tài sản lưu động. Chỉ số này càng cao phản ánh năng lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Giá trị kỳ vọng chuẩn của chỉ số này thay đổi theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
≥ 2: Đối với các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng
≥ 1: Đối với các ngành dịch vụ và thương mại
3. Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản lưu động của doanh nghiệp ngoài hàng hóa tồn kho. Chỉ số này càng cao càng phản ánh năng lực tài chính tốt của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì giá trị của chỉ số này tối thiểu là bằng 1.
4. Chỉ số khả năng trả lãi vay
Chỉ số khả năng trả lãi vay đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra đủ thu nhập để trang trải lãi vay. Lãi vay là khoản chi phí doanh nghiệp buộc phải vượt qua nếu không muốn rơi vào tình trạng có nguy cơ phá sản.
5. Chỉ số nợ
Chỉ số nợ phản ánh khả năng dùng vốn tự có của doanh nghiệp để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp. Chỉ số này càng nhỏ, phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Giá trị kỳ vọng chuẩn của chỉ số này là không vượt quá 1.
6. Chỉ số quay vòng vốn
Chỉ số quay vòng vốn là chỉ số đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để tạo doanh thu. Chỉ số này giúp cho doanh nghiệp thấy được một đồng vốn bỏ ra mang về bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số càng lớn, chứng tỏ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao.
7. Chỉ số quay vòng vốn tự có
Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được đánh giá chi tiết hơn bằng chỉ số quay vòng vốn tự có. Chỉ số quay vòng vốn tự có là chỉ số đánh giá khả năng tạo doanh thu bằng nguồn vốn tự có. Chỉ số càng lớn, chứng tỏ việc sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp càng cao.
8. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROA
Hiệu suất sinh lợi trên tài sản ( ROA: Return On Assets) phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản.
9. Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE
Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity) phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
10. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu – ROS
Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu ( ROS: Return On Sales) phản ánh khả năng sinh lợi từ một đồng doanh thu.
Từ khóa » Chỉ Số Trong Kinh Doanh
-
25 Chỉ Số Quan Trọng Nhất Mà CEO Cần Quan Tâm Về Tài Chính, Kinh ...
-
[Tổng Hợp] Các CHỈ SỐ đánh Giá Doanh Nghiệp QUAN TRỌNG
-
20 Loại Chỉ Số KPI Bán Lẻ Cần Biết để Theo Dõi Hiệu Quả Kinh Doanh ...
-
5 Chỉ Số Trong Kinh Doanh Bạn Phải Biết để Tạo Lợi Nhuận đột Phá
-
Các Chỉ Số Kinh Doanh Là Gì? Và Các Kiến Thức Bạn Cần Biết
-
Những Chỉ Tiêu KPI đo Lường Hiệu Quả Kinh Doanh - Open End JSC
-
Sáu Nhóm Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong đánh Giá Doanh Nghiệp
-
Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng - 6 Nhóm Chỉ Số Cần Nắm Vững - Fastdo
-
Nhân Viên Kinh Doanh Là Gì? Những Chỉ Số KPI Nhân ... - Kết Nối Việc
-
13 Chỉ Số đo Lường Hiệu Quả Hoạt động Bán Lẻ - LBC International
-
Các Chỉ Số Kinh Doanh Quan Trọng Trong Startup: Đo Lường Những Gì ...
-
MẪU KPIs CHO BỘ PHẬN KINH DOANH MỚI NHẤT - Link Power
-
20 Chỉ Số đo Lường Trong Kinh Doanh Thương Mại điện Tử - SECOMM
-
Chỉ Số đánh Giá Mức độ Chuyển đổi Số Cho Doanh Nghiệp Lớn - DBI