Sáu Nhóm Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong đánh Giá Doanh Nghiệp

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư cũng như các bên liên quan. Có 2 quan điểm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

  • Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả tài chính doanh nghiệp dùng để chỉ hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
  • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của huy động vốn. Trong khi đó, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh doanh.

Dù theo quan điểm nào, hiệu quả tài chính cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

Từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể tính toán được rất nhiều chỉ số tài chính để đưa ra nhận định về “tình hình sức khỏe” của doanh nghiệp. Dưới đây là các vai trò quan trọng của các chỉ số tài chính trong đánh giá doanh nghiệp:

  • Các chỉ số tài chính được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá chỉ số của doanh nghiệp đó là cao hay thấp.
  • Các chỉ số tài chính được dùng so sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua thời gian.
  • Bên cạnh đó, các chỉ số tài chính còn là công cụ để dự báo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Sáu nhóm chỉ số tài chính trong phân tích doanh nghiệp

Một điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu ý là các chỉ số tài chính khi đứng riêng rẽ thường không mang nhiều ý nghĩa. Các chỉ số tài chính được chia thành các nhóm để xem xét các khía cạnh về một doanh nghiệp. Dưới đây là 6 nhóm chỉ số tài chính thường được các nhà phân tích sử dụng:

  • Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: nhóm chỉ số này được dung để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
  • Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: nhóm chỉ số này được dùng để đánh giá tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, hay mức độ tự chủ tài chính; kiểm tra tính cân đối trong việc đầu tư tài sản doanh nghiệp…
  • Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động: nhóm chỉ số này được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
  • Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động: nhóm chỉ số này được dùng để đo lường khả năng sinh lời của nguồn vốn.
  • Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận: nhóm chỉ số này được dung để đánh giá mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông.
  • Nhóm chỉ số giá thị trường: nhóm chỉ số này được dùng để đánh giá giá trị thị trường của cổ phiếu.

Nhóm chỉ số giá thị trường:

  • Hệ số giá trên thu nhập:
2

Ý nghĩa: P/E thể hiện mức giá để nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

  • Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách:
1

Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Các bài cùng chủ đề 6 nhóm chỉ số tài chính trong phân tích doanh nghiệp:

Nhóm chỉ số đánh giá giá trị thị trường của cổ phiếu

Nhóm chỉ số nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động

Nhóm chỉ số đánh giá khả năng thanh toán

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Từ khóa » Chỉ Số Trong Kinh Doanh