10 Quốc Gia Nằm Trên Những Mỏ Dầu Lớn Nhất Thế Giới

Danh sách này dựa trên dữ liệu nghiên cứu của ngân hàng đầu tư tài chính lớn nhất nước Anh - Barclays.

10. Nigeria

10. Nigeria

Trữ lượng dầu thô: 37,14 tỷ thùng.

Dầu là nguồn thu chủ yếu của chính phủ Nigeria kể từ những năm 1970. Tuy nhiên, nước này đang phải vật lộn với tình trạng giá dầu giảm trầm trọng từ năm ngoái. Bây giờ Nigeria còn phải đối mặt với cả sự cạnh tranh từ Iran trên thị trường dầu mỏ thế giới sau khi các nước phương Tây bãi bỏ lệnh cấm vận Iran để đổi lại việc nước này ngừng chương trình hạt nhân của mình trong vòng ít nhất 10 năm tới.

9. Libya

9. Libya

Trữ lượng dầu thô: 48,47 tỷ thùng.

Nền kinh tế Lybia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng. Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm mạnh vào năm ngoái sau khi những cuộc biểu tình lớn xảy ra tại các cảng dầu ở nước này.

8. Nga

8. Nga

Trữ lượng dầu thô: 80 tỷ thùng.

Mặc dù Moscow có vẻ được hưởng lợi về địa chính trị sau thỏa thuận dỡ bỏ phong tỏa tài chính lên Iran, nhưng việc quốc gia vùng Trung Đông này quay lại thị trường dầu thế giới lại là một tin xấu do chính quyền Tehran có thể tranh một phần thị trường châu Âu của Nga.

“Iran sẽ cạnh tranh trực diện với Nga ở Châu Âu”, Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Citigroup phát biểu trên Bloomberg.

7. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)

7. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)

Trữ lượng dầu thô: 97,8 tỷ thùng.

UAE cũng là một quốc gia phụ thuộc vào năng lượng, được hiện đại hóa kể từ sau khi phát hiện các mỏ dầu hơn 30 năm trước. Nước này cũng là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất trong OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa). Bất chấp việc giá dầu lao dốc từ cuối năm ngoái, UAE vẫn đang sản xuất ra một lượng dầu thô kỷ lục.

6. Kuwait

6. Kuwait

Trữ lượng dầu thô: 104 tỷ thùng.

Dầu mỏ chiếm hơn nửa tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của Kuwait. Nước này đang có kế hoạch tăng sản lượng lên 4 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Sau lệnh cấm vận lên Iran năm 2010, Kuwait (cùng với Ả Rập Saudi) đã chiếm phần lớn “thị trường châu Á” của Tehran.

5. Iraq

5. Iraq

Trữ lượng dầu thô: 104,3 tỷ thùng.

Nền kinh tế chủ yếu do nhà nước nắm quyền tại Iraq chủ yếu dựa vào dầu mỏ. Kết quả là khi giá dầu giảm mạnh vào cuối 2014, nguồn thu cho chính phủ nước này giảm tới 30%.

Iraq cũng là một thành viên chủ chốt trong OPEC vẫn duy trì mức bơm dầu ở mức cao kỷ lục trong năm nay.

4. Iran

4. Iran

Trữ lượng dầu thô: 157,3 tỷ thùng.

Dầu thô là con bài chủ chốt của Iran vào lúc này. Các nhà phân tích tin rằng sự trở lại của Iran trên thị trường dầu lửa quốc tế có thể đẩy giá dầu xuống nữa. Thêm vào đó, căng thẳng có thể gia tăng giữa Iran và Ả Rập Saudi cũng như nước này với Nga.

3. Canada

3. Canada

Trữ lượng dầu thô: 173,2 tỷ thùng.

Canada xuất khẩu phần lớn dầu sang Mỹ và châu Âu. Nước này cũng là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất tại thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của OilPrice.com cho biết dầu trong các mỏ cát dầu của nước này có hàm lượng carbon cao hơn 20% so với mức trung bình so với dầu của các nước khác. Điều này có nghĩa là, “nếu Canada xuất khẩu nhiều dầu cát hơn sang Mỹ, hiệu ứng nhà kính từ khí thải ô tô tại Mỹ sẽ tăng lên ngay cả khi việc tiêu thụ xăng không tăng”.

2. Ả Rập Saudi

2. Ả Rập Saudi

Trữ lượng dầu thô: 268,4 tỷ thùng.

Ả Rập Saudi là một thành viên chủ chốt trên thị trường dầu thế giới trong năm qua. Gần đây, nước này cùng với các thành viên còn lại trong OPEC đã từ chối cắt giảm giá dầu. Ngoài ra, Iran muốn “tăng gấp đôi xuất khẩu dầu thô ngay sau khi cấm vận bị dỡ bỏ” đang khiến các thành viên khác trong OPEC xem xét đổi mới hệ thống hạn ngạch của những nước này, mà điều này thì có thể thay đổi nhiều thứ đối với Ả Rập Saudi.

1. Venezuela

1. Venezuela

Trữ lượng dầu thô: 297,7 tỷ thùng

“Venezuela vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu dầu mỏ, chiếm gần 98% nguồn thu xuất khẩu và 40% nguồn thu cho chính phủ nước này. Dầu cũng chiếm 11% GDP trong nước”, theo CIA Factbook.

Chính vì thế việc giá dầu giảm vào năm ngoái, kếp hợp với suy thoái đang bóp nghẹt nền kinh tế Venezuela. Nước này hiện đang phải tìm đồng minh ngoài OPEC với hy vọng bình ổn lại giá dầu./.

Mai Hương (Theo Business Insider)

Từ khóa » Dầu Mỏ Thế Giới