Những Quốc Gia Sở Hữu Trữ Lượng Dầu Mỏ Lớn Nhất Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Ngày 8/3, Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh cấm nhập khẩu khí đốt, than và dầu mỏ từ Nga vào Mỹ. Theo đó, Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trong liên minh phương Tây áp đặt lệnh cấm dầu mỏ đối với Moscow sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine hôm 24/2.
Trong khi đó, việc ngừng nhập khẩu, đặc biệt là với khí đốt tự nhiên của Nga, có thể gây ra nhiều vấn đề cho các quốc gia châu Âu trong dài hạn. Điều này lý giải cho sự chần chừ của các nước châu Âu như Đức trong việc đưa ra biện pháp trừng phạt tương tự.
Tuy nhiên, với một số quốc gia khác, dù có áp đặt biện pháp trừng phạt như vậy thì cũng không phải lo lắng thiếu dầu nhờ trữ lượng dồi dào.
Ví dụ, Saudi Arabia không chỉ là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới với 17% thị phần, mà còn là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới với 198 tỷ thùng.
Về trữ lượng đầu mỏ, Saudi Arabia chỉ thua Venezuela – nơi có trữ lượng khoảng 304 tỷ thùng. Dù vậy, quốc gia Nam Mỹ này không phải nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn. Sau sắc lệnh nói trên của Mỹ được công bố, Ngoại trưởng Venezuela Felix Plasencia cho biết nước này sẵn sàng nối lại hoạt động bán dầu cho Mỹ, dù vẫn là đồng minh thân thiết với Nga.
Canada, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba thế giới năm 2020 với 168 tỷ thùng, cũng là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 6 trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 48 tỷ USD.
Việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực, có thể khiến các nước nhập khẩu dầu thêm phụ thuộc vào những quốc gia như Saudia Arabia, Kuwait, Iran và Iraq.
Theo các chuyên gia ngành năng lượng, động thái của chính quyền Tổng thống Biden chủ yếu mang tính biểu tượng. Bởi vì nhập khẩu dầu thô từ Nga chỉ chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ năm 2021. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sản xuất gần 950 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, trong khi chỉ nhập khẩu gần 71 tỷ m3 trong năm 2020.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của chính quyền Biden là một trong hàng loạt biện pháp trừng phạt chưa có tiền lệ mà phương Tây áp đặt lên các cá nhân và thực thể Nga kể từ hôm 24/2. Tính đến nay, Nga trở thành quốc gia chịu nhiều trừng phạt nhiều nhất thế giới với 5.581 biện pháp, vượt qua Iran và Triều Tiên.
Từ khóa » Dầu Mỏ Thế Giới
-
Danh Sách Các Quốc Gia Theo Trữ Lượng Dầu Mỏ - Wikipedia
-
Giá Dầu Thế Giới WTI
-
10 Nước Có Trữ Lượng Dầu Mỏ Lớn Nhất Thế Giới
-
Thế Giới Nỗ Lực Giảm Giá Dầu - Bộ Công Thương
-
Tăng Trưởng Nhu Cầu Dầu Mỏ Thế Giới Có Thể Chậm Lại Trong 2023
-
Vàng đen Và Những Cú Sốc Khủng Hoảng Thế Giới - Kỳ Cuối: Bao Giờ ...
-
Giá Dầu Thế Giới Tăng: Tại Sao Opec Sẽ Không Hạ Giá? - BBC
-
Mỹ Lần đầu Tiên đứng Số 1 Thế Giới Về Trữ Lượng Dầu Mỏ - Hànộimới
-
Nga: Sản Lượng Dầu Mỏ đạt Mức Cao Kỷ Lục - Chi Tiết Tin
-
10 Quốc Gia Nằm Trên Những Mỏ Dầu Lớn Nhất Thế Giới
-
Thị Trường Dầu Mỏ Thế Giới: Nhiều Khả Năng OPEC Sẽ Cắt Giảm Sản ...
-
Giá Dầu Mỏ Thế Giới Tăng Mạnh - Chi Tiết Tin
-
Những Biến động Của Thị Trường Dầu Mỏ Thế Giới
-
Nếu Không Có Dầu Của Nga, Phương Tây Sẽ Trông đợi Vào đâu?
-
Có Trữ Lượng Lớn Nhất Thế Giới Nhưng Venezuela Khó Thay Thế Nguồn ...
-
Giá Dầu Mỏ Thế Giới Giảm Trước Khả Năng Iran Có Thể Tăng Lượng ...