Vàng đen Và Những Cú Sốc Khủng Hoảng Thế Giới - Kỳ Cuối: Bao Giờ ...
Có thể bạn quan tâm
Nhà máy lọc dầu ở Feyzin (Pháp) trong nhóm 20 nhà máy phát CO2 nhiều nhất nước Pháp - Ảnh: actu.fr
Từ năm 1979 - 1981 trong chiến tranh Iran - Iraq, giá dầu thô nhập khẩu vào Mỹ tăng gấp đôi. Lúc bấy giờ, Mỹ đã áp dụng một số biện pháp điều chỉnh đơn giản như bán xăng dầu theo tiêu chuẩn tiết kiệm, yêu cầu giảm tốc độ xe, sử dụng nhiều than đá hơn trong các nhà máy điện, tăng ngân sách chi nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo. Trong 5 năm sau năm 1979, mức tiêu thụ dầu thô ở Mỹ đã giảm gần 20%.
Trữ lượng dầu mỏ thực sự là bao nhiêu vẫn còn là con số hết sức mơ hồ bởi lẽ không có cơ quan quốc tế độc lập nào kiểm tra.
Trang web VIE-PUBLIQUE
Năm 2030 sẽ hết dầu mỏ?
GS kinh tế ứng dụng Christopher Knittel - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách năng lượng và môi trường tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) - nhận xét ví dụ nêu trên cho thấy hệ thống năng lượng có thể thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu an ninh quốc gia. Từ đầu thế kỷ 20, nhu cầu dầu thô đã tăng gấp bội. Đến nay nguy cơ thiếu dầu mỏ chắc chắn sẽ xảy ra.
Nhiên liệu hóa thạch gồm than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được tạo thành từ thực vật và sinh vật chôn vùi trong lòng đất nhiều triệu năm, đồng nghĩa nguồn nhiên liệu này là hữu hạn và không thể tái tạo.
Các chuyên gia Tập đoàn dầu khí British Petroleum (Anh) ước tính trữ lượng dầu đã chứng minh (trữ lượng có xác suất thu hồi cao từ 90%) trên thế giới đạt hơn 200 tỉ tấn dầu quy đổi (TOE) vào năm 2018 và trữ lượng này có thể đáp ứng 50,2 năm tiêu thụ dầu với mức tiêu thụ bằng năm 2017.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) xác nhận số liệu này chưa tính đến trữ lượng dầu cát (dầu lẫn trong cát) của Canada, trữ lượng Venezuela và trữ lượng các mỏ khó tính toán. Như vậy trữ lượng dầu mỏ thực tế có thể sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ thực sự là bao nhiêu vẫn còn là con số hết sức mơ hồ bởi lẽ không có cơ quan quốc tế độc lập nào kiểm tra số liệu. Mỗi nhà sản xuất dầu thô đều tự do công bố trữ lượng ước tính, vì vậy có khi "mẹ hát con khen hay". Ví dụ trữ lượng dầu của các nước Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do chính các nước thành viên đánh giá chứ thực tế bao nhiêu không ai biết.
Trang web Vie-publique của Cục Thông tin pháp lý và hành chính Pháp (DILA) nhận định trữ lượng dầu hiện thời còn ít. Thị phần dầu mỏ với giá khai thác không đắt (như ở Trung Đông) ngày càng giảm dần. Từ năm 2010, IEA đã khẳng định các loại dầu thông thường đã đạt đến mức đỉnh khai thác. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo đến năm 2030 sẽ đạt đỉnh sản lượng (đỉnh đánh dấu thời điểm sản lượng dầu mỏ bắt đầu giảm).
Báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới (WEO) năm 2019 của IEA ghi nhận các vụ phát hiện mỏ dầu thông thường ngày càng hiếm. Báo cáo có đoạn: "Trong ba năm qua, số lượng trung bình các dự án mới sản xuất dầu thông thường được phê duyệt chỉ chiếm 50% khối lượng cần thiết để cân bằng thị trường tính đến năm 2025...
Chúng tôi đã dự báo nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ phải tăng gấp đôi vào năm 2025 nhưng thật ra phải tăng gấp ba lần mói đủ bù đắp cho việc tiếp tục thiếu hụt các dự án mới khai thác dầu thông thường".
Hiện nay, trữ lượng khai thác dầu thông thường sụt giảm được bù đắp bằng cách khai thác các loại dầu phi truyền thống như dầu cát ở Canada và dầu đá phiến ở Mỹ. Mỹ đã trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới với sản lượng gần 11 triệu thùng/ngày, vượt trên Saudi Arabia và Nga.
Về dầu đá phiến ở Mỹ, quá trình khai thác sẽ còn kéo dài vì tiềm năng có vẻ lớn. IEA dự báo sản lượng dầu đá phiến Mỹ sẽ đạt 17 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Song điều đáng lo ngại là phần lớn các công ty khai thác dầu đá phiến làm ăn thua lỗ do chi phí khai thác dầu cao hơn nhiều so với khai thác dầu thông thường. Bởi vậy dầu đá phiến chỉ có thể được bơm vào thị trường trong giai đoạn ngắn hạn để chữa cháy.
Điện gió nổi ngoài khơi Viana do Castelo (Bồ Đào Nha) - Ảnh: EDP
Tương lai năng lượng tái tạo rất phập phù
Dầu mỏ cần cho hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Muốn giảm phát thải khí nhà kính xuống 45% vào năm 2030, quá trình sử dụng dầu mỏ (hiện chiếm 32% các nguồn năng lượng) phải giảm dần theo hướng chuyển đổi sang các nguồn năng lượng phát CO2 thấp.
Nhiên liệu hóa thạch phi truyền thống như dầu cát hay dầu đá phiến cũng tác động xấu đến khí hậu không khác gì nhiên liệu hóa thạch thông thường. Do đó về lâu dài, giải pháp lý tưởng nhất là sử dụng năng lượng tái tạo.
Có năm nguồn năng lượng tái tạo chính gồm thủy lực, gió, mặt trời, sinh khối và địa nhiệt. Các nguồn này được phân bổ như sau: sinh khối truyền thống (6,9%); các loại năng lượng tái tạo nhiệt từ mặt trời, sinh khối, địa nhiệt (4,2%); thủy điện (3,6%); các loại năng lượng tái tạo điện từ mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học (2,1%); nhiên liệu sinh học (1%). Tổng cộng các loại năng lượng tái tạo này chỉ đạt 17,8% tổng sản lượng năng lượng trong khi phải đạt 50% mới đúng mức.
Trang web LeLynx (Pháp) ghi nhận từ năm 2019, hầu hết các quốc gia đều đặt ra mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, trong đó 166 quốc gia muốn phát triển năng lượng tái tạo điện và 46 quốc gia muốn sử dụng năng lượng tái tạo cho các phương tiện giao thông.
Mỗi năm có 280 tỉ USD được đầu tư vào điện tái tạo và năng lượng sinh học. Con số này đã giảm từ đại dịch COVID-19. Năm 2020, tỉ lệ lắp đặt mới cho năng lượng mặt trời giảm 18% và cho năng lượng gió giảm 12% so với năm trước. Nhiều dự án về năng lượng tái tạo bị đình chỉ hoặc chậm trễ thi công như ở Trung Quốc. Báo cáo về năng lượng New Energy Outlook của Bloomberg dự báo năng lượng tái tạo sẽ đạt mức 64% vào năm 2050 trong khi đúng ra phải đạt được 95% thị phần.
Tạp chí Scientific American (Mỹ) nhận định ngày càng nhiều quốc gia và doanh nghiệp cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, thế nhưng nhu cầu than đá và dầu mỏ cứ tăng. Chính vì các xu hướng mâu thuẫn như vậy nên rất khó dự báo các nguồn năng lượng trong tương lai. Chiến sự Nga - Ukraine càng làm cho dự báo thêm phần phức tạp.
GS Nikos Tsafos tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận xét chiến sự Nga - Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình châu Âu thoát khỏi "vòng kim cô" nhiên liệu hóa thạch (châu Âu nhập khẩu 27% dầu và 41% khí đốt từ Nga). Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ đẩy nhanh lộ trình đến năm 2035 sản xuất hầu hết điện năng từ năng lượng tái tạo. Song nhiều chuyên gia lưu ý có rất ít bằng chứng cho thấy thế giới sẽ tận dụng chiến sự Nga - Ukraine để từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
GS Amy Myers Jaffe - giám đốc phòng thí nghiệm chính sách khí hậu tại Đại học Tufts (Mỹ) - nhận xét muốn cải tổ các nguồn năng lượng, châu Âu sẽ mất nhiều thời gian chứ đâu phải nay mai là có được. Xem ra niềm hy vọng vào năng lượng tái tạo còn rất lâu mới có thể trở thành hiện thực!
10 giải pháp đơn giản trước mắt
Ngày 18-3, IEA đã công bố 10 biện pháp nhằm giảm nhanh 2,7 triệu thùng dầu thô/ngày trong bốn tháng.
1. Giảm tốc độ tối đa trên cao tốc ít nhất 10km/h tiết kiệm 290.000 thùng/ngày đối với ôtô và 140.000 thùng/ngày đối với xe tải.
2. Phục hồi làm việc từ xa ba ngày mỗi tuần giảm 500.000 thùng/ngày.
3. Cấm ôtô chạy trong thành phố vào chủ nhật giảm 380.000 thùng/ngày.
4. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, khuyến khích đi bộ, đi xe đạp giảm 330.000 thùng/ngày.
5. Cho xe chạy luân phiên trong thành phố giảm 210.000 thùng/ngày.
6. Đi chung xe và lái xe theo cách tiết kiệm nhiên liệu giảm 470.000 thùng/ngày.
7. Xe tải chở hàng và vận chuyển hàng hóa lái êm ái (không nhồi ga) giảm 320.000 thùng/ngày.
8. Sử dụng tàu hỏa cao tốc và đi tàu đêm thay vì đi máy bay giảm 40.000 thùng/ngày.
9. Tránh đi công tác bằng máy bay khi có giải pháp khác như họp trực tuyến giảm 260.000 thùng/ngày.
10. Sử dụng xe điện và xe ít hao nhiên liệu giảm 100.000 thùng/ngày.
Vàng đen và những cú sốc khủng hoảng thế giới - Kỳ 6: Kịch bản nào cho giá dầu sắp tới?TTO - Thị trường dầu thô không ổn định và đang gánh chịu ảnh hưởng từ chiến sự ở Ukraine. Giá dầu tăng hay giảm tùy tuyên bố và hành động của các nhà chính trị phương Tây và Nga về xung đột.
Từ khóa » Dầu Mỏ Thế Giới
-
Danh Sách Các Quốc Gia Theo Trữ Lượng Dầu Mỏ - Wikipedia
-
Những Quốc Gia Sở Hữu Trữ Lượng Dầu Mỏ Lớn Nhất Thế Giới
-
Giá Dầu Thế Giới WTI
-
10 Nước Có Trữ Lượng Dầu Mỏ Lớn Nhất Thế Giới
-
Thế Giới Nỗ Lực Giảm Giá Dầu - Bộ Công Thương
-
Tăng Trưởng Nhu Cầu Dầu Mỏ Thế Giới Có Thể Chậm Lại Trong 2023
-
Giá Dầu Thế Giới Tăng: Tại Sao Opec Sẽ Không Hạ Giá? - BBC
-
Mỹ Lần đầu Tiên đứng Số 1 Thế Giới Về Trữ Lượng Dầu Mỏ - Hànộimới
-
Nga: Sản Lượng Dầu Mỏ đạt Mức Cao Kỷ Lục - Chi Tiết Tin
-
10 Quốc Gia Nằm Trên Những Mỏ Dầu Lớn Nhất Thế Giới
-
Thị Trường Dầu Mỏ Thế Giới: Nhiều Khả Năng OPEC Sẽ Cắt Giảm Sản ...
-
Giá Dầu Mỏ Thế Giới Tăng Mạnh - Chi Tiết Tin
-
Những Biến động Của Thị Trường Dầu Mỏ Thế Giới
-
Nếu Không Có Dầu Của Nga, Phương Tây Sẽ Trông đợi Vào đâu?
-
Có Trữ Lượng Lớn Nhất Thế Giới Nhưng Venezuela Khó Thay Thế Nguồn ...
-
Giá Dầu Mỏ Thế Giới Giảm Trước Khả Năng Iran Có Thể Tăng Lượng ...