10 Thành Ngữ 'buồn Cười' Trong Tiếng Anh - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Giáo dục
  • Học tiếng Anh
Thứ năm, 8/10/2015, 08:36 (GMT+7) 10 thành ngữ 'buồn cười' trong tiếng Anh

Các bạn trẻ Việt Nam thường hay nói "lạnh lùng như thạch sùng", còn trong tiếng Anh, người ta dùng câu "ngầu như quả dưa chuột".

Từ "cool" không chỉ có nghĩa "mát mẻ" để nói về thời tiết. Khi dùng để mô tả người, nghĩa "bóng" của nó ám chỉ một ai đó rất thời trang, cuốn hút hoặc ấn tượng, có thể mang vẻ ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh. Thành ngữ "As cool as a cucumber" có nghĩa là "điềm tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi sức nóng hay căng thẳng bên ngoài".

Từ "cool" không chỉ có nghĩa "mát mẻ" để nói về thời tiết. Khi dùng để mô tả người, nghĩa "bóng" của nó ám chỉ một ai đó rất thời trang, cuốn hút hoặc ấn tượng, có thể mang vẻ ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh. Thành ngữ "As cool as a cucumber" có nghĩa là "điềm tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi sức nóng hay căng thẳng bên ngoài".

Xuất xứ của thành ngữ này đến từ thời xa xưa khi mọi người di chuyển bằng xe ngựa. Khi muốn ai đó dừng lại chốc lát, họ nói "hold your horses" - dừng con ngựa của bạn lại. Ngày nay, câu này trở thành thành ngữ mang nghĩa "chờ một chút". 

Xuất xứ của thành ngữ này đến từ thời xa xưa khi mọi người di chuyển bằng xe ngựa. Khi muốn ai đó dừng lại chốc lát, họ nói "hold your horses" - dừng con ngựa của bạn lại. Ngày nay, câu này trở thành thành ngữ mang nghĩa "chờ một chút". 

Tại sao "kick the bucket" (đá cái xô) lại ám chỉ việc chết chóc? Cho đến nay nguồn gốc của thành ngữ vẫn không rõ ràng. Có người cho rằng thời xa xưa khi hành hình, treo cổ ai đó hoặc một người cố tình treo cổ tự tử, họ luồn dây thừng vào cổ và đứng trên một cái xô. Khi xô bị đá ra, người đó tắt thở mà chết. 

Tại sao "kick the bucket" (đá cái xô) lại ám chỉ việc chết chóc? Cho đến nay nguồn gốc của thành ngữ vẫn không rõ ràng. Có người cho rằng thời xa xưa khi hành hình, treo cổ ai đó hoặc một người cố tình treo cổ tự tử, họ luồn dây thừng vào cổ và đứng trên một cái xô. Khi xô bị đá ra, người đó tắt thở mà chết. 

Khi một người mệt mỏi, kiệt sức, mặt họ thường được mô tả là "xanh lè". Do đó, thành ngữ "blue in the face" ám chỉ sự mệt mỏi, yếu ớt sau khi đã làm lụng quá nhiều hoặc quá cố gắng làm gì đó. 

Khi một người mệt mỏi, kiệt sức, mặt họ thường được mô tả là "xanh lè". Do đó, thành ngữ "blue in the face" ám chỉ sự mệt mỏi, yếu ớt sau khi đã làm lụng quá nhiều hoặc quá cố gắng làm gì đó. 

"Cơn bão trong cái chén" tạo cảm giác một cơn thịnh nộ của thời tiết nhưng quy mô lại rất bé nhỏ. Người Anh dùng câu này để ám chỉ một cơn giận dữ của ai đó dù sự việc thực ra không đáng phải cáu giận như thế. 

"Cơn bão trong cái chén" tạo cảm giác một cơn thịnh nộ của thời tiết nhưng quy mô lại rất bé nhỏ. Người Anh dùng câu này để ám chỉ một cơn giận dữ của ai đó dù sự việc thực ra không đáng phải cáu giận như thế. 

"Bob's your uncle" (Bob là bác của bạn/của con) nhằm mô tả một sự việc đơn giản, dễ hiểu, ai cũng hiểu, ví dụ như "left over right; right over left, and Bob's your uncle" (Bên trái nằm trái bên phải, bên phải nằm phải bên trái, và Bob là bác của bạn). Câu này có thể dịch nôm sang tiếng Việt thành "như thế đó", "đơn giản như đan rổ" theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Nguồn gốc câu nói này đến từ Vương quốc Anh và các nước thuộc địa. Người ta kể rằng một vị Thủ tướng của Anh tên Robert "Bob" Cecil từng bổ nhiệm cháu mình là Arthur Balfour làm Tổng thư ký Ireland năm 1887 trong sự ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ của nhiều người. Từ đó, người ta nói "bác là Bob ấy mà", "Bác là người ai cũng biết ấy mà" để nói về một sự việc ai cũng hiểu, không có gì khó hiểu. 

"Bob's your uncle" (Bob là bác của bạn/của con) nhằm mô tả một sự việc đơn giản, dễ hiểu, ai cũng hiểu, ví dụ như "left over right; right over left, and Bob's your uncle" (Bên trái nằm trái bên phải, bên phải nằm phải bên trái, và Bob là bác của bạn). Câu này có thể dịch nôm sang tiếng Việt thành "như thế đó", "đơn giản như đan rổ" theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Nguồn gốc câu nói này đến từ Vương quốc Anh và các nước thuộc địa. Người ta kể rằng một vị Thủ tướng của Anh tên Robert "Bob" Cecil từng bổ nhiệm cháu mình là Arthur Balfour làm Tổng thư ký Ireland năm 1887 trong sự ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ của nhiều người. Từ đó, người ta nói "bác là Bob ấy mà", "Bác là người ai cũng biết ấy mà" để nói về một sự việc ai cũng hiểu, không có gì khó hiểu. 

Tương tự như khi người Việt nói "đầu óc để trên mây", người Anh có một câu y hệt là "head in the clouds" để mô tả một người có những suy nghĩ viển vông, phi thực tế. 

Tương tự như khi người Việt nói "đầu óc để trên mây", người Anh có một câu y hệt là "head in the clouds" để mô tả một người có những suy nghĩ viển vông, phi thực tế. 

Hẳn khi một người - dù thuộc bất cứ ngôn ngữ nào - khi quá sợ hãi, quá hồi hộp hoặc bị sốc đều có cảm giác tim nhảy đi đâu đó. Đó là lý do khiến người Việt và người Anh đều có những cụm từ tương tự nhau để mô tả cảm giác này. Người Việt nói "tim bắn ra ngoài lồng ngực" còn người Anh nói "tim nhảy lên miệng" - "Heart in your mouth". 

Hẳn khi một người - dù thuộc bất cứ ngôn ngữ nào - khi quá sợ hãi, quá hồi hộp hoặc bị sốc đều có cảm giác tim nhảy đi đâu đó. Đó là lý do khiến người Việt và người Anh đều có những cụm từ tương tự nhau để mô tả cảm giác này. Người Việt nói "tim bắn ra ngoài lồng ngực" còn người Anh nói "tim nhảy lên miệng" - "Heart in your mouth". 

Thành ngữ này được dùng đầu tiên  trong một bài thơ của nhà thơ Anh thuộc thế kỷ 15 William Langland. Người ta dùng câu này dựa vào việc khi một cái đinh cửa được đóng vào cửa, người ta "đóng chết" nó luôn ở đó để gắn các bộ phận lại với nhau và không dễ gì tháo ra. Từ đó, khi muốn nhấn mạnh ai hay cái gì "chết thẳng cẳng" hoặc không dùng được nữa, người ta nói "as dead as a doornail". 

Thành ngữ này được dùng đầu tiên  trong một bài thơ của nhà thơ Anh thuộc thế kỷ 15 William Langland. Người ta dùng câu này dựa vào việc khi một cái đinh cửa được đóng vào cửa, người ta "đóng chết" nó luôn ở đó để gắn các bộ phận lại với nhau và không dễ gì tháo ra. Từ đó, khi muốn nhấn mạnh ai hay cái gì "chết thẳng cẳng" hoặc không dùng được nữa, người ta nói "as dead as a doornail". 

Chẳng việc gì dễ hơn ăn kẹo hay ăn bánh cả. Do đó, không khó hiểu khi người Việt nói "dễ như ăn kẹo" còn người Anh nói "dễ như ăn bánh". 

Chẳng việc gì dễ hơn ăn kẹo hay ăn bánh cả. Do đó, không khó hiểu khi người Việt nói "dễ như ăn kẹo" còn người Anh nói "dễ như ăn bánh". 

Thanh Bình

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục Copy link thành công ×

Từ khóa » Kẻ Viển Vông Tiếng Anh Là Gì