10 Vụ Bê Bối đình đám Nhất Của Các Doanh Nghiệp Trên Thế Giới
Dưới đây là 10 vụ bê bối tai tiếng nhất gây thiệt hại hàng tỷ USD cho doanh nghiệp, thậm chí khiến họ hoàn toàn phá sản.
1- Scandal khí thải của Volkswagen: Thiệt hại ước tính 87 tỷ USD
Tháng 9 vừa qua, tập đoàn Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới phải thừa nhận đã sử dụng phần mềm gian dối lượng tiêu thụ nhiên liệu trên khoảng 11 chiếc xe chạy máy dầu của hãng tại Mỹ từ năm 2009-2015. Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ EPA tuyên bố rằng “thiết bị lừa dối” của hãng này sẽ được kích hoạt khi đưa xe vào kiểm tra, còn khi xe chạy trên đường sẽ xả ra lượng khí thải gấp đến 40 lần ngưỡng quy định cho phép.
Cổ phiếu của Volkswagen liên tục lao dốc ngay sau vụ bê bối này bị phanh phui, hơn 1/3 giá trị vốn hóa thị trường của họ đã bị ‘thổi bay’ chỉ sau 2 ngày. Bản thân CEO Martin Winterkorn đã phải từ chức và bị tiến hành điều tra hình sự, còn tập đoàn này vẫn đang bị điều tra bởi cơ quan chức năng ở nhiều nước. Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse ước tính tổng thiệt hại mà Volkswagen phải hứng chịu có thể lên đến 87 tỷ USD.
2- Gian lận kế toán của WorldCom: Thiệt hại ước tính 107 tỷ USD tài sản ròng
Từng là công ty viễn thông đường dài lớn thứ 2 ở Mỹ, WorldCom đã có những bước phát triển thần tốc, chủ yếu thông qua các thương vụ thôn tính những công ty viễn thông khác để mở rộng quy mô. Trong những năm 1990, doanh nghiệp này đã thực hiện khoảng 60 vụ mua lại, có đến 80.000 lao động và đạt giá trị thị trường tới 180 tỷ USD.
Tuy vậy, đến đầu thế kỷ 21, khi viễn thông ở Mỹ bắt đầu hạ nhiệt, WorldCom lâm vào nợ nần sau những vụ vung tay thôn tính, mua lại. CEO Bernard Ebbers đã dùng những biện pháp mở ám để gian lận kế toán, che giấu tình trạng tài chính suy yếu, giả mạo tăng trưởng để nâng giá cổ phiếu. Năm 2005, công ty tuyên bố phá sản sau khi tòa án New York xác nhận ông Ebbers gian lận sổ sách số tiền lên đến 11 tỷ USD và bị phạt 25 năm tù. Đây là trường hợp phá sản lớn nhất ở Mỹ cho đến thời điểm đó.
3- Bê bối kế toán của Enron: Thiệt hại ước tính 74 tỷ USD
"Gã khổng lồ năng lượng" của vùng Texas, Hoa Kỳ thành lập vào năm 1985, đến năm 2000 đạt doanh thu lên đến gần 111 tỷ USD. Với sự phát triển thần kỳ, 6 năm liên tục Enron vinh dự được tạp chí Fortune xếp hạng là “Công ty sáng tạo nhất nước Mỹ”. Nhưng đến năm 2011, tất cả danh tiếng của tập đoàn này đã hoàn toàn sụp đổ. Hàng loạt gian lận trong kế toán của Enron đã bị đưa ra ngoài ánh sáng.
Arthur Andersen, một trong “năm đại gia kiểm toán lớn nhất thế giới”, năm 2002 vì vướng phải vụ bê bối kiểm toán với Enron đã phải nộp lại giấy phép hành nghề. Bản thân Enron phải nộp đơn xin phá sản cuối năm 2011, trở thành vụ phá sản lớn nhất Hoa Kỳ cho đến thời điểm đó với con số khổng lồ 63,4 tỷ USD. 85.000 nhân viên của họ trở thành thất nghiệp.
4- Vụ lừa đảo quy mô lớn của Bernie Madoff: Thiệt hại ước tính 20 tỷ USD
Cựu Chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq, Bernard Madoff, trong vai một doanh nhân tài ba đáng kính, đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư là các đại gia thế lực, tổ chức tài chính với cam kết ‘trả lãi cao trong thời gian ngắn’. Đây là hình thức lừa đảo đa cấp “Ponzi scheme” hay “Kim tự tháp”, số tiền đầu tư của người sau sẽ là ‘tiền lãi’ trả cho người trước, và cứ thế xoay vòng nhiều năm trời.
Cuối năm 2008, Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI vào cuộc, vụ việc vỡ lở, hàng loạt ngân hàng nổi tiếng ở Tây Ban Nha, Anh, Thụy Sĩ, Italy, Hà Lan, Nhật Bản và 1 số nơi khác cho biết họ đã mất từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD trong vụ lừa đảo này. Đây là vụ bê bối tài chính thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử với thủ phạm là một người duy nhất. Madoff sau đó bị kết án 125 năm tù.
5- Scandal thao túng lãi suất Libor: Thiệt hại ước tính 9 tỷ USD tiền phạt
Giữa năm 2012, một trong Tứ đại gia ngân hàng của Vương quốc Anh là Barclays đã bị vạch trần hành vi thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor. Đây là lãi suất tại đó các nhà băng có thể vay mượn tiền từ các nhà băng khác trên thị trường liên ngân hàng London, là một chỉ số rất quan trọng giúp đánh giá độ an toàn của các tổ chức tài chính.
Barclays thừa nhận đã gửi thông tin lãi suất thấp hơn thực tế cho Hiệp hội các ngân hàng Anh để tác động lên lãi suất Libor theo hướng có lợi cho họ. Các sản phẩm tài chính trị giá cả nghìn tỷ USD trên khắp thế giới đã bị định giá sai lệch vì hành vi trên. Vụ gian lận tài chính này khi bị phanh phui đã vượt ra khỏi biên giới nước Anh, Barclays và một số ngân hàng khác buộc phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ trong hàng năm trời.
6- Bê bối hối lộ tại Petrobras: Thiệt hại ước tính 2 tỷ USD tới thời điểm hiện tại
Petrobras là tập đoàn năng lượng đa quốc gia của Brazil, với 64% cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ nước này. Năm 2010, đây từng là công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 4 thế giới. Vụ tham nhũng bắt đầu bị đưa ra ánh sáng từ tháng 3 năm ngoái, khi Giám đốc cung ứng của tập đoàn này Roberto Costa thừa nhận cáo buộc về những khoản tiền hối lộ khổng lồ liên quan đến mạng lưới rửa tiền quy mô lớn của các đối tác Petrobras cấu kết lập ra.
Đường dây này đã dùng ít nhất 4 tỷ USD để hối lộ hàng loạt quan chức cấp cao của Petrobras và các chính trị gia. Đến nay đã có hơn 80 cá nhân bị kết tội tham nhũng và rửa tiền, trong đó có hàng loạt các chính trị gia tên tuổi, cùng hàng chục lãnh đạo của các tập đoàn xây dựng, kỹ thuật đầu ngành của Brazil.
7- Gian lận kế toán của Olympus: Thiệt hại ước tính 1,7 tỷ USD
Olympus là tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị quang học và hình ảnh như máy ảnh, ống kính, kính hiển vi, ống nhòm. Tháng 10 năm 2011, Olympus thừa nhận đã sử dụng một loạt các thương vụ mua lại nhằm che giấu kết quả làm ăn thua lỗ của họ, đồng thời làm giả nhiều báo cáo tài chính.
Đây là một trong những vụ scandal tài chính lớn nhất và chịu nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản, ‘thổi bay’ đến 80% giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này. Rất nhiều nhân sự chủ chốt trong ban lãnh đạo công ty đã phải từ chức, các cuộc điều tra được mở ra ở Nhật, Anh và Mỹ đã bắt giữ 11 cán bộ cấp cao của Olympus. Năm 2012, 2700 nhân viên của họ bị sa thải vì công ty chịu cảnh lao đao.
8- Bê bối kế toán của Health South: Thiệt hại ước tính 4 tỷ USD
Tập đoàn Health South thành lập năm 1984, có hàng nghìn bệnh viện, phòng khám cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại tất cả các bang của Mỹ và có tại các quốc gia Anh, Canada, Australia, Puerto Rico và Saudi Arabia. Đây từng là công ty được niêm yết lớn nhất trong lĩnh vực sức khỏe ở Mỹ.
Năm 2003, nhà sáng lập kiêm CEO Richard Scrushy, cùng nhiều quan chức lãnh đạo của Health South rơi vào vụ bê bối tài chính quy mô lớn. Ông Scrushy đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, sửa chữa phóng đại các số liệu doanh thu, lợi nhuận trong số sách kế toán để che mắt các nhà đầu tư. Số liệu thổi phồng lên đến 2,5 tỷ USD từ năm 1999.
9- Gian lận tài chính ở Tyco International: Thiệt hại ước tính 3 tỷ USD
Tyco International là một tập đoàn nổi tiếng của Hoa Kỳ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực triển khai hệ thống an ninh bảo mật và phòng cháy chữa cháy. Sau khi đạt được doanh thu hàng tỷ USD, đầu những năm 2000, Tyco thực hiện một loạt các thương vụ mua bán, sát nhập, chia tách rất phức tạp, gây nên những thiệt hại nặng nề.
Cuối năm 2004, 2 nhân vật hàng đầu của họ là chủ tịch Dennis Kozlowski, và giám đốc tài chính Mark Swartz bị tòa án Liên bang Mỹ buộc tội thực hiện nhiều hoạt động bất hợp pháp như gian lận chứng khoán, sai lệch sổ sách kế toán, gây thất thoát lãng phí hết sức nặng nề. Họ còn sử dụng công ty như một ‘ngân hàng riêng’, rút 600 triệu USD sử dụng vào mục đích riêng.
10- Scandal sổ sách chứng từ tại Parmalat: Thiệt hại ước tính 11 tỷ USD
Parmalat là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất tại Italy, từng đạt doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm nhờ bán các sản phẩm trái cây, sữa, bánh quy ở hàng chục nước khắp nơi trên thế giới. Tháng 12/2003, tập đoàn thực phẩm này xảy ra vụ bê bối thuộc loại lớn nhất ở châu Âu khi các công tố viên Ý tố cáo họ đã giả mạo sổ sách để che đậy khoản lỗ lên đến 20 tỷ USD.
Nhà sáng lập kiêm CEO Calisto Tanzi còn biển thủ của công ty khoảng 800 triệu USD, cuối cùng đã phải ngồi tù 10 năm. 1 loạt các giám đốc tài chính và nhiều nhân sự chủ chốt khác cũng bị vướng vòng lao lý. Scandal này gây rúng động cả nước Italy, còn Parmalat bị gọi là “Enron của châu Âu”./.
Ngọc Vũ (theo CNNMoney / List25)
Từ khóa » Enron Scandal Tiếng Việt
-
Vụ Bê Bối Enron – Wikipedia Tiếng Việt
-
Enron - Kẻ Dối Trá Vĩ đại - VnExpress Kinh Doanh
-
Scandal Tài Chính Tại Enron - VnExpress
-
Vụ Bê Bối Tài Chính Enron: Trạng Chết, Chúa Cũng Băng Hà
-
Vụ Bê Bối Enron | Tóm Tắt, Lịch Sử & Sự Kiện
-
Enron - Công Ty Năng Lượng Lớn Nhất Nước Mỹ đã Sụp đổ Vì 'tô Hồng ...
-
Enron Scandal: Sự Sụp đổ Của Phố Wall Darling - Talkin Go Money
-
THE ENRON SCANDAL Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch - Tr-ex
-
Ba Bài Học Từ Vụ Phá Sản Của Enron | Vietstock
-
TIỂU LUẬN Sự Sụp đổ Của ENRON Và Aa - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kiểm Toán.NHÓM 8.ENRON
-
Vụ Bê Bối Của Enron - Wikimedia Tiếng Việt
-
Bê Bối Tài Chính Enron - Vụ Gian Lận Kế Toán Gây Thiệt Hại 70 Tỷ ...
-
Bẫy “bơm Xả” Chứng Khoán: Nhận Diện Công Thức Làm Giá Của "cá ...