14 Cách Trị Nghẹt Mũi Cho Bà Bầu. Mẹ đừng Bỏ Qua Bài Viết Này!

Mẹ bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu không hề quá phức tạp mà vẫn có thể giúp chị em bầu bí cảm thấy thoải mái hơn thay vì chịu đựng sự khó chịu.

Nghẹt mũi là tình trạng bình thường nhưng khi mang thai, bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi sẽ rất ngại việc uống thuốc bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy có cách nào để trị nghẹt mũi cho bà bầu mà không cần dùng đến thuốc? Nếu bạn đang có thắc mắc tương tự thì hãy cùng Hello Bacsi đọc ngay những chia sẻ từ bác sĩ Tạ Trung Kiên trong bài viết sau nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi

Trước khi đi tìm các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu để có thể áp dụng khi cần, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu tình trạng bà bầu bị nghẹt mũi là do đâu. Thực tế có một số lý do khiến bà bầu bị nghẹt mũi bao gồm:

  • Viêm xoang
  • Viêm mũi khi mang thai
  • Dị ứng khi mang thai
  • Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

14 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu: “Bí kíp” từ bác sĩ sản khoa

Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao, cách trị sổ mũi cho bà bầu như thế nào? Dưới đây là 14 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu không cần dùng đến thuốc mà chị em bầu bí có thể tham khảo:

1. Xông hơi trị nghẹt mũi cho bà bầu

Xông hơi là cách giúp mẹ bầu bị nghẹt mũi mau khỏi vừa phổ biến lại vừa đơn giản. Bạn chỉ cần cho nước vào nồi lớn và đun sôi. Sau đó lấy khăn lớn trùm đầu và đặt chậu nước xông hơi bên dưới mặt để hơi bốc lên. Hít lấy hơi nước bốc hơi trong vài phút để giảm nghẹt mũi.

2. Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Hãy dùng máy phun sương tạo độ ẩm không khí 

Mẹ bầu bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao? Lời khuyên là hãy dùng đến “sự trợ giúp” của máy phun sương tạo độ ẩm. Việc hít thở không khí ẩm ướt sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa rát mũi. Do đó, bà bầu bị nghẹt mũi có thể cân nhắc việc đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng làm việc hay phòng ngủ để nhanh chóng cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên làm sạch bộ phận làm ẩm của máy phun sương và thay nước để vi khuẩn không phát triển. Bạn cũng có thể hít thở sâu để tận hưởng sự thư giãn này. 

3. Nhỏ nước muối sinh lý: Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà 

Đây cũng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà khá đơn giản và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua! Khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Sau 5–10 phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.

4. Rửa mũi giảm nghẹt mũi, hỗ trợ trị sổ mũi cho bà bầu

Cho một muỗng cà phê muối và baking soda vào 1 chai nước, lắc đều. Bạn có thể dùng bơm kim tiêm (đã bỏ kim) hay dụng cụ rửa mũi rồi bơm dung dịch vào mỗi bên lỗ mũi và để nước chảy ra bên kia, lặp lại vài lần cho đến khi bớt nghẹt mũi.

Có thể bạn quan tâm

Viêm mũi khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

5. Hỉ mũi

bà bầu hỉ mũi

Ấn một lỗ mũi bằng ngón tay cái và xì mũi nhẹ nhàng qua lỗ còn lại. Điều này sẽ làm cho các chất nhầy bị loại bỏ hết, giảm nghẹt mũi. Lặp lại động tác này vài lần cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Kê gối cao: Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản 

Việc kê gối cao cũng là một trong những cách hỗ trợ trị nghẹt mũi cho bà bầu khá hiệu quả. Khi ngủ, bạn hãy giữ mũi cao hơn tim mình vì trọng lực sẽ giúp mũi bạn rút hết nước nhầy, giúp giảm nghẹt mũi và cả tình trạng ợ nóng khi mang thai. Ngoài ra, việc chèn gối xung quanh cổ sẽ giúp cổ và cột sống của bạn được cân bằng tốt hơn.

7. Tập thể dục

Việc áp dụng các bài tập thể dục cho bà bầu hoặc đi bộ cũng là cách tốt nhất để trị nghẹt mũi cho mẹ bầu khá hiệu quả. Thế nhưng, bạn không nên tập thể dục ngoài trời vì các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, mùi xăng xe… sẽ dễ làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tập một vài bài tập tim mạch thường xuyên để cải thiện lưu thông máu, đặc biệt là giúp mẹ ngủ ngon trong những tháng cuối thai kỳ.

8. Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu: Hãy uống nhiều nước

Uống đủ nước khi mang thai không chỉ là cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả mà còn giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng những thức uống có chứa caffeine như trà hay cà phê trong thai kỳ.

9. Cách chữa ngạt mũi cho bà bầu – Cân nhắc thoa thuốc mỡ

Nghẹt mũi do viêm mũi sẽ khiến lỗ mũi bị khô và rát. Để duy trì độ ẩm cho vùng da này, hãy thoa một ít thuốc mỡ nhé. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được loại thuốc mỡ phù hợp. 

10. Có bầu nghẹt mũi phải làm sao? Mẹ cần bổ sung vitamin C

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu là bổ sung vitamin C

Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để phòng ngừa chảy máu mũi. Nhóm thực phẩm này có thể kể đến những đại diện như kiwi, cà chua, cam, ớt chuông, ổi, bưởi, rau ngót, sơ ri… Để an tâm hơn, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc nên hoặc không nên bổ sung những thực phẩm nào vào chế độ ăn để tránh lợi bất cập hại nhé.

11. Bấm huyệt

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng bấm huyệt là như thế nào? Việc bấm huyệt trị nghẹt mũi không còn là một phương pháp quá mới. Mẹ bầu hãy dùng ngón tay cái ấn vào khu vực ở huyệt nghinh hương hai bên mũi (vị trí bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má) khoảng năm phút. Bạn có thể ấn lần lượt từng bên hoặc ấn cùng một lúc. Với phương pháp này, chất nhầy ở mũi sẽ bị loại bỏ và tình trạng nghẹt mũi sẽ không còn. 

12. Giữ ấm chân 

Nếu thường xuyên bị nghẹt mũi vào ban đêm, bạn có thể thử mang vớ khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa dầu gió vào chân trước khi mang vớ. Điều này sẽ giúp chân và cơ thể ấm áp hơn và giảm sưng mũi hiệu quả.

13. Uống trà gừng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu 

uống trà gừng giúp chữa khó thở

Gừng có tính chống viêm tự nhiên hiệu quả nên bạn có thể dùng một tách trà gừng thơm cay để chữa nghẹt mũi cho bà bầu. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi xắt lát mỏng và thêm vào một chút mật ong để có được loại thức uống giảm nghẹt mũi hữu hiệu. Một tách trà gừng mật ong có khả năng làm nóng các cơ quan đường hô hấp nên lập tức sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

14. Xịt thông mũi

Bạn có thể dễ dàng mua các loại xịt hoặc thuốc hít thông mũi ở các tiệm thuốc Tây để giảm viêm, làm thông thoáng đường thở hơn giúp trị nghẹt mũi cho bà bầu. Không những thế, các loại xịt hoặc thuốc hít này rất dễ dàng sử dụng và tiện mang theo.

Một số loại thuốc trị nghẹt mũi cho bà bầu

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng thuốc

Dùng thuốc cũng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả, nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn con, mẹ bầu cần lưu ý mấy điều sau: 

Đối với tình trạng nghẹt mũi, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng việc sử dụng thuốc xịt mũi không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả và nếu là thuốc xịt thì phải được bác sĩ tai mũi họng kê.

Ngoài ra, tình trạng viêm mũi thai kỳ có thể do nồng độ histamine tăng lên khi mang thai. Đối với nguyên nhân này, thuốc kháng histamine sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Thuốc này cũng rất an toàn cho phụ nữ mang thai.

Bạn có thể đã nghe về nhiều loại thuốc giúp điều trị nghẹt mũi. Tuy nhiên, khi mang thai, bạn nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc sau đây:

  • Afrin: Afrin thúc đẩy sự co mạch máu và niêm mạc, loại bỏ phù nề, giúp bạn thở dễ dàng. Nếu bạn thực hiện những cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu nêu trên mà không hết thì mới dùng thuốc này. Quan trọng hơn, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc nhỏ mũi Otrivin (Xylometazoline): loại thuốc này không an toàn cho các bà mẹ đang mang thai. Do đó, bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Đây là thuốc dùng để điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh.
  • Vibrocil: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống vibrocil vì những ảnh hưởng của thuốc vẫn chưa được xác định. Thuốc thường được chỉ định để điều trị nghẹt mũi thông thường.
  • Thuốc xịt mũi Sudafed: Phụ nữ mang thai không nên dùng Sudafed. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ sẽ kê toa cho bạn thuốc này nếu tình trạng nghẹt mũi của bạn có liên quan đến viêm xoang.
  • Sinutab: Sinutab là thuốc xịt mũi dùng để điều trị nghẹt mũi và viêm xoang. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thuốc xịt mũi phenylephrine hydrochloride: Bạn nên tránh dùng thuốc này để chữa nghẹt mũi cho bà bầu, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ vì thuốc này có thể gây ra các dị tật cho bé.

Hy vọng rằng những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu đã được chia sẻ có thể giúp bạn thoải mái hơn. Nếu không an tâm về tình trạng của bản thân, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Mẹ bầu sử dụng thuốc thế nào để an toàn cho thai nhi?

[embed-health-tool-due-date]

Từ khóa » Sụt Sịt Mũi Khi Mang Thai