15 Thực Phẩm “Rác” Được Cho Là Lành Mạnh - Bữa Ăn Hoàn Hảo
Có thể bạn quan tâm
Các thực phẩm không lành mạnh là nguyên nhân chính khiên thế giới trở lên béo hơn và nặng hơn trước kia.
Một điểm đáng ngạc nhiên là một số thực phẩm “rác” này lại được nhiều người cho là lành mạnh.
Dưới đây là danh mục 15 thực phẩm “không lành mạnh” được ngụy trang thành “lành lạnh”:
1. Thực Phẩm Chế Biến Không Chất Béo Và Ít Chất Béo
“Cuộc chiến” chất béo bão hòa là sai lầm lớn nhất trong lịch sử dinh dưỡng.
Nó đã được dựa trên các bằng chứng yếu, và gần đây đã hoàn toàn được vạch trần.
Khi điều này bắt đầu, các nhà sản xuất thực phẩm chế biến nhảy vào cuộc và bắt đầu loại bỏ các chất béo khỏi thức ăn.
Nhưng có một vấn đề rất lớn, đó là mùi vị thức ăn trở lên khủng khiếp sau khi loại bỏ các chất béo. Và đó là lý do tại sao họ đã thêm vào rất nhiều đường để bù đắp cho chất béo.
Chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại, nhưng việc thêm đường vào thực phẩm lại vô cùng có hại. Nó khiến bạn tiêu thụ lượng thực phẩm vượt quá những gì cơ thể cần.
Các thuật ngữ “ít chất béo” hay “không chất béo” được gắn trên bao bì thường có nghĩa là nó là một sản phẩm chế biến được bổ sung rất nhiều đường.
2. Nước Sốt
Rau quả là thực phẩm vô cùng lành mạnh, nhưng bản thân nó lại không có được hương vị tốt.
Và đó chính là lý do tại sao nhiều người sử dụng nước sốt để thêm hương vị cho món salad của họ, biến những món ăn nhạt nhẽo thành những món ăn ngon hơn, tròn vị hơn.
Nhưng nhiều loại nước sốt rau lại được làm từ các nguyên liệu không lành mạnh như dầu thực vật và chất béo trans, và một loạt các loại hóa chất nhân tạo khác.
Mặc dù rau quả rất tốt cho bạn, nhưng nếu bạn ăn chúng với nước sốt có chứa các thành phần độc hại, thì bạn sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe không tốt từ món ăn salad.
Bạn cần phải chắc chắn, đánh giá, kiểm tra các thành phần có trong nước sốt trước khi bạn sử dụng nó, hoặc bạn có thể sử dụng các thành phần lành mạnh của riêng bạn.
3. Nước Ép Trái Cây, Cơ Bản Chỉ Là Dạng Đường Lỏng
Rất nhiều người tin rằng, nước ép trái cây là sản phẩm lành mạnh.
Và họ cần phải biết rằng, liệu nước ép trái cây có thực sự đường làm từ trái cây hay không?
Thực tế chứng minh rằng, rất nhiều nước ép trái cây được tìm thấy trong siêu thị không phải được làm từ nước ép trái cây thực sự.
Thậm chí đôi khi còn không có bất kỳ thành phần trái cây thực tế nào trong nó. Nó chỉ có mùi giống mùi vị trái cây mà thôi. Những gì bạn đang uống cơ bản chỉ là nước đường có hương vị trái cây mà thôi.
Ngay cả khi bạn đang uống nước ép trái cây 100% nguyên chất, thì nó cũng chưa chắc là nguyên chất thực sự.
Nước ép trái cây cũng giống như trái cây, ngoại trừ chất xơ thì thành phần chính trong nó chính là đường.
Liệu bạn có biết, nước trái cây có chứa một lượng đường lớn như lượng đường có trong các loại đồ uống có đường.
4. Lúa Mì Nguyên Hạt Tốt Cho Tim
Tất cả các lọai sản phẩm làm từ Lúa mì nguyên hạt có thực sự được làm từ lúa mì nguyên hạt hay không?
Các loại ngũ cốc được nghiền thành bột làm tăng lượng đường trong máu nhanh như các sản phẩm tinh chế.
Trong thực tế, bánh mì được làm từ lúa mì nguyên hạt có chỉ số đường huyết tương đương bánh mì trắng.
Nhưng thực tế lại cho thấy, lúc mì nguyên hạt có thể là một ý tưởng tồi. Vì lúa mì hiện đại không lành mạnh khi so với lúa mì mà ông bà chúng ta ăn.
Khoảng năm 1960, các nhà khoa học đã cấy ghép gen trong lúa mì để tăng năng suất. Do đó lúa mì hiện đại rất ít dinh dưỡng và có một số đặc điểm khiến nó tồi tệ hơn đối với những người không dung nạp gluten.
Cũng có những nghiên cứu cho thấy rằng, lúa mì hiện đại có thể gây viêm nhiễm và làm tăng nồng độ cholesterol, ít nhất là khi so sánh với các giống lúa mì cũ.
Trong khí đó, hiện nay lúa mì được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất rất nhiều sản phẩm làm từ lúa mì. Do đó, nếu bạn đang thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm này thì nên hạn chế hoặc tránh xa là tốt nhất.
5. Cholesterol Hạ Thấp Phytosterol
Có một số chất dinh dưỡng nhất địn được gọi là phytosterol, về cơ bản giống như phiên bản của cholesterol.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu người.
Vì lý do này, chúng thường được thêm vào các thực phẩm chế biến, và sau đó được bán trên thị trường như sản phẩm “hạ thấp cholesterol” và được tuyên bố có công dụng giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù làm giảm cholesterol, phytosterol lại có tác dụng phụ trên hệ tim mạch, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.
6. Bơ Thực Vật
Bơ có hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Do đó, các chuyên gia y tế bắt đầu quảng bá thay thế bơ bằng bơ thực vật.
Chất béo chủ yếu trong bơ thực vật chính là chất béo thể trán. Hiện nay, chất béo thể trans trong bơ thực vật ít hơn trước kia nhưng vẫn chứa dầu thực vật tinh chế.
Bơ thực vật không phải là thực phẩm, là là tổng hợp các loại hóa chất và các loại dầu tinh chế giúp nó trông giống mùi vị thức ăn.
Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi số người thường xuyên sử dụng bơ thực vật có nguy cơ cao chết vì bệnh tim.
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của bạn, bạn nên chọn bơ được làm từ động vật được chăn thả tự nhiên, chứ không phải bơ thực vật tinh chế và các thực phẩm giả khác trong lịch sử dinh dưỡng.
7. Nước Uống Thể Thao
Trong tâm chí mọi người, nước uống thể thao chính là được thiết kế dành cho các vận động viên.
Những thức uống có chứa chất điện giải (muối) và đường, có thể có ích cho các vận động viên trong nhiều trường hợp.
Tuy nhiên … hầu hết mọi người thường không cần bổ sung thêm muối và chắc chắn không có nhu cầu bổ sung thêm đường lỏng.
Mặc dù các loại đồ uống ít đường thường được cho là “t xấu hơn” nước giải khát có đường, nhưng thực sự về cơ bản chúng không có sự khác biệt, ngoại trừ lượng đường.
Các nhà dinh dưỡng cho biết, trong quá trình tập luyện, mọi người nên uống nước lọc thông thường là tốt nhất.
8. Thực Phẩm Có Hàm Lượng Carb Thấp
Chế độ ăn low-carb vô cùng phổ biến trong nhiều thập kỷ nay.
Trong 12 năm qua, rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, chế độ ăn này là cách hiệu quả để giảm cân và cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, các nhà xuất thực phẩm đã bắt kịp xu hướng này và đưa các loại thực phẩm chế biến carb thấp được cho là thân thiện tung ra thị trường.
Trong đó có sản phẩm Atkins. Nếu bạn nhìn vào danh sách các thành phần của sản phẩm này bạn sẽ thấy, không có thực phẩm thực sự trong nó, mà chỉ có các loại hóa chất và các thành phần được tinh chế cao.
Những sản phẩm này có thể được tiêu thụ thường xuyên mà không ảnh hưởng đến sự thích ứng trao đổi chất, kết hợp trong chế độ ăn low-carb. Nhưng chúng lại không thực sự nuôi dưỡng cơ thể của bạn. Cho nên, mặc dù về mặt kỹ thuật chúng là sản phẩm low-carb nhưng chúng vẫn không phải là sản phẩm lành mạnh.
9. Mật Agave
Đứng trước nhiều tác hại mà đường mang lại, người ta đã bắt đầu tìm kiếm giải pháp thay thế đường.
Một trong những chất làm ngọt “tự nhiên” phổ biến là mật cây agave, hay còn được gọi là siro agave.
Bạn sẽ tìm thấy chất ngọt này trong tất cả các loại “thực phẩm sức khỏe, thường đường ghi vô cùng hấp dẫn trên bao big.
Nhưng vấn đề là, Agave không tốt hơn so với đường. Thực tế cho thấy chúng còn tồi tệ hơn đường rất nhiều.
Đường trong mật agave chủ yếu là đường fructose, có thể gây ra các vấn đề trao đổi chất nghiêm trọng khi tiêu thụ quá nhiều.
Trong khi đường chỉ chứa khoảng 50% fructose, siro ngô chứa khoảng 55%, thì mật Agave chứa hàm lượng fructose nhiều hơn, lên tới 70-90%.
Do đó, nếu so gam với gam thì mật agave còn tồi tệ hơn so với đường thông thường.
Như vậy “tự nhiện” không có nghĩa là lành mạnh. Và mật agave hiện tại là sản phẩm tự nhiên còn đang gây nhiều tranh cãi.
10. Thực Phẩm Chay
Chế độ ăn chay rất phổ biến trong thời gian gần đây, có thể là vì lý đạo đức hoặc vì môi trường.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người thúc đẩy chế độ ăn chay với mục đích cải thiện sức khỏe.
Có rất nhiều loại thực phẩm chay được chế biến trên thị trường, thường được bán để thay thế thuận tiện cho các loại thực phẩm không chay.
Thịt xông khói chay là một ví dụ.
Nhưng điều quan trọng bạn cần phải ghi nhớ rằng, các sản phẩm chay thường là sản phẩm đã được chế biến cao, do đó các sản phẩm này không hề tốt cho bất kỳ ai, bao gồm cả người ăn chay. Do đó bạn cũng nên thận trọng với loại thức ăn này.
11. Siro Gạo Nâu
Sirô gạo nâu (còn được gọi là mạch nha) là một chất làm ngọt được nhầm lẫn cho là lành mạnh.
Chất ngọt này được thực hiện bằng cách làm các enzyme phân hủy tinh bột thành đường đơn.
Sirô gạo nâu không chứa fructose tinh tế, chỉ có glucose.
Mặc dù không có fructose tinh luyện là tốt, nhưng sirô gạo nâu lại có chỉ số đường huyết là 98, có nghĩa là lượng đường trong nó sẽ khiến chỉ số đường huyết trong máu của bạn tăng vọt nhanh chóng.
Sirô gạo cũng không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nói cách khác nó là một thực phẩm “calo rỗng”.
Một số mối lo ngại về sản phẩm này chính là sản phẩm này có thể bị nhiễm asen. Và đó là một lý do bạn nên cẩn thận với chất làm ngọt này.
Có một số chất làm ngọt lành mạnh hơn, tự nhiên và an toàn hơn đó là: đường cỏ ngọt stevia, erythritol và xylitol. Các chất làm ngọt tự nhiên này đã được chứng minh là có mang lại một số lợi ích thực sự cho sức khỏe.
12. Thực Phẩm Hữu Cơ Chế Biến
Thật không may, từ “hữu cơ” đã trở thành thông điệp quảng cáo tiếp thị hiệu quả.
Các nhà sản xuất thực phẩm đã tìm mọi cách để biến các thực phẩm rác trở thành sản phẩm có thành phẩn là hữu cơ.
Chẳng hạn như đường mía hữu cơ. Về cơ bản, loại đường này có thành phần 100% giống dường thông thường. Nó bao gồm cả glucose và fructose, có ít hoặc không có chất dinh dưỡng.
Trong rất nhiều trường hợp, sự phác biệt giữa một thành phần và bản sao thành phần hữu cơ của nó là không tồn tại.
Các thực phẩm chế biến được dán nhãn hữu cơ, nhưng không nhất thiết nó là sản phẩm lành mạnh. Bạn nên kiểm tra thật kỹ các thành phần bên trong được ghi trên nhãn của nó.
13. Dầu Thực Vật
Chúng ta thường được khuyên nên ăn các loại dầu hạt và rau củ, bao gồm dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt nho và nhiều loại dầu khác.
Các loại dầu này đã được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu ít là là trong thời gian ngắn hạn.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng cholesterol trong máu là một yếu tố nguy cơ, không phải là một bệnh tật
Mặc dù dầu thực vật có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ, nhưng lại không đảm bảo rằng, chúng sẽ giúp ngăn chặn các bệnh như đau tim hay tử vong.
Trong thực tế, một số thử nghiệm đối chứng đã chỉ ra rằng, mặc dù có thể làm giảm cholesterol, nhưng các loại dầu này lại có thể làm tăng nguy cơ tử vong, bao gồm cả bệnh tim và ung thư.
Vì vậy, tiêu thụ các chất béo tự nhiên, lành mạnh như bơ, dầu dừa và dầu ô liu, và tránh xa các loại dầu thực vật sẽ giúp cuộc sống của bạn khỏe mạnh hơn.
14. Thực Phẩm Không Gluten
Theo một cuộc khảo sát năm 2013, khoảng một phần ba dân số Hoa kỳ đang tích cực cố gắng tránh các sản phẩm gluten.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng, điều này là không cần thiết, nhưng gluten có trong lúa mì hiện đại là là vấn đề nghiêm trọng với nhiều người.
Do đó, chúng ta không thấy ngạc nhiên khi các nhà sản xuất thực phẩm đã tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm không gluten.
Vấn đề là, các sản phẩm không gluten này lại không hề tốt, thậm chí còn xấu tồi tệ hơn cả các sản phẩm có gluten.
Các sản phẩm không gluten là các sản phẩ chế biện công nghệ cao, rất ít chất dinh dưỡng và thường được làm bằng tinh bột tinh chế, làm tăng gai lượng đường trong máu nhanh chóng.
Vì vậy, bạn nên chọn các loại thực phẩm không gluten tự nhiên như động vật và thực vật, không phải các thực phẩm chế biến không gluten.
Các thực phẩm rác không gluten vẫn chỉ là thực phẩm rác mà thôi.
15. Ngũ Cốc Ăn Sáng Chế Biến
Một số loại ngũ cốc dùng cho bữa sáng được bày bán trên thị trường là sản phẩm không thể chấp nhận được.
Các lợi ích của chúng dành cho mọi đối tường và ghi khá rõ trên vỏ hộp. Và xuất hiện những các từ như “nguyên hạt” hay “chất béo thấp”.
Nhưng khi bạn thực sự nhìn vào danh sách các thành phần, bạn sẽ thấy rằng, nó không có gì ngoài ngũ cốc tinh chế, đường và hóa chất nhaann tạo.
Sự thật cũng chứng minh rằng, một sản phẩm trên bao bì ghi là lành mạnh, chưa chắc thực phẩm đó đã là lành mạnh.
Tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được thực phẩm nào thực sự tốt và những thực phẩm nào không tốt để đảm bảo sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Thức ăn Rác
-
"Thức ăn Sức Khỏe" & "Thức ăn Rác" - Tuổi Trẻ Online
-
Thức ăn Trong Thùng Rác - VnExpress
-
10 Sự Thật đáng Kinh Ngạc Về Thực Phẩm “rác”
-
– Thức ăn Rác, Thức ăn Rỗng, Junk Food - Bà Vân
-
Thức ăn Rác – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
JUNK FOOD - THỨC ĂN RÁC... - CLB Trẻ-Khỏe-Đẹp Không Giới Hạn
-
Thức ăn Rác - Tieng Wiki
-
Giỏ Rác Chặn Thức Ăn Rác Thải Rổ Lọc Rác Treo Bồn Rửa Bát ...
-
7 Cách Vượt Qua Cơn Thèm Thực Phẩm “rác” - Sức Khỏe
-
6 Cách Tái Chế Thức ăn Thừa Thân Thiện Môi Trường | Cleanipedia
-
Thầy Hiệu Phó Nhận Lỗi Vụ Bắt Học Sinh ăn Thức ăn Trong Thùng Rác
-
Giỏ Lọc Thức Ăn Thừa Rổ Lọc Rác Cặn Đồ Ăn Gắn Bồn Rửa Chén ...