20 Câu Hỏi Về Lý Thuyết Peptit Và Protein Hay Gặp - HocThatGioi

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi sẽ trình bày cho các bạn 20 câu hỏi về lý thuyết peptit và protein hay gặp trong các đề thi đại học. Hãy theo dõi hết bài viết để ôn lại những kiến thức lý thuyết peptit và protein trọng tâm nhé.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng ?
  • a. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
  • b. Polipeptit chứa 11 đến 50 gốc amino axit.
  • c. Các dung dịch peptit đều phản ứng màu biure.
  • d. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc \alpha-amino axit, số liên kết peptit n-1.
Xem bài giải A sai vì phân tử đipeptit chỉ chứa 1 liên kết peptit. B sai vì polipeptit chứa từ 11 đến 50 gốc\alpha amino axit. C sai vì đipeptit chỉ chứa 1 liên kết peptit nên không có phản ứng màu biure. D đúng. Peptit tạo thành từ n gốc \alpha-amino axit nên có (n-1) liên kết peptit. Câu 2: Cho peptit có công thức cấu tạo như sau: H_{2}NCH_{2}CO-NH-(CH_{3})CHCOOH. Tên gọi của peptit là gì ?
  • a. Gly-Ala
  • b. Lys-Ala
  • c. Val-Gly
  • d. Lys-Glu
Xem bài giải Có 2 cách gọi: Cách 1: GlyxylAlanin Cách 2: Gly-Ala Câu 3: Một pepti X có công thức Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Lys-Glu. Số liên kết peptit ?
  • a. 3
  • b. 4
  • c. 5
  • d. 6
Xem bài giải Số liên kết peptit= n-1 =6 Câu 4: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo tối đa bao nhiêu đipeptit ?
  • a. 1
  • b. 2
  • c. 3
  • d. 4
Xem bài giải Cách 1: Liệt kê Đipetit cấu tạo từ hai gốc giống nhau: Gly-Gly; Ala-Ala Đipeptit cấu tạo từ hai gốc khác nhau: Gly-Ala; Ala-Gly Cách 2: Công thức tính nhanh Hai amino axit: 2^{2} Câu 5: Có bao nhiêu tripeptit mạch hở mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 amino axit : glyxin, alanin, valin ?
  • a. 3
  • b. 6
  • c. 9
  • d. 12
Xem bài giải Liệt kê: Gly-Ala-Val; Gly-Val-Ala Ala-Gly-Val; Ala-Val-Gly Val-Gly-Ala; Val-Ala-Gly Hoặc dùng công thức giải nhanh: 3!=6 Vì phải tạo từ 3 gốc amino axit khác nhau. Câu 6: Trong các nhận xét sau , nhận xét nào đúng ?
  • a. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
  • b. Trong phân tử protein chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit.
  • c. Tất cả các protein đều dễ tan trong nước tạo dung dịch keo.
  • d. Đặc tính sinh lý của protein không phụ thuộc vào cấu trúc mà chỉ phụ vào số lượng , trật tự sắp xếp các gốc \alpha-amino axit trong phân tử.
Xem bài giải A đúng (Định nghĩa). B sai vì ngoài polipeptit còn có phi protein. C sai vì chỉ protein hình cầu mới tan trong nước tạo thành dung dịch keo. D sai vì phụ thuộc vào cấu trúc , số lượng và trật tự sắp xếp. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
  • a. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết được gọi là đipeptit.
  • b. Các peptit đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
  • c. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc \alpha-amino axit được gọi là đipeptit
  • d. Các peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc \alpha-amino axit được gọi là polipeptit
Xem bài giải A sai vì chứa hai liên kết peptit sẽ là tripeptit. B đúng (Tính chất vật lý) C chứa 2 gốc thì gọi là đi D đúng (Định nghĩa) Câu 8: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
  • a. H_{2}NCH_{2}CH_{2}CONHCH_{2}CH_{2}COOH
  • b. H_{2}NCH_{2}CH_{2}CONHCH_{2}COOH
  • c. H_{2}CH_{2}CONHCH_{2}CONHCH_{2}CONH
  • d. H_{2}NCH_{2}CONH_CH(CH_{3})COOH
Xem bài giải 3 đáp án A,B C đều không phải các \alpha-amino axit tạo thành. D đúng vì được tạo từ 2 gốc Gly-Ala Câu 9: Tên gọi của peptit HOOCCH_{2}NH-CO-CH(CH_{3})NH_{2}
  • a. Val-Ala
  • b. Ala-Val
  • c. Ala-Gly
  • d. Gly-Ala
Xem bài giải Đọc từ amino axit chứa đầu N trước rồi mới đến amino axit chứa đầu C Câu 10: Tripeptit X có công thức :H_{2}NCH_{2}CO-NHCH(CH_{3})CO-NHCH_{2}COOH
  • a. GlyxylAlanylGlyxyl
  • b. GlyxylAlanylGlyxin
  • c. AlanylGlyxylGlyxin
  • d. GlyxinAlaninGlyxin
Xem bài giải Có hai cách gọi: GlyxylAlanylGlyxin hoặc Gly-Ala-Gly Câu 11: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng ?
  • a. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các \alpha-amino axit.
  • b. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)_{2}
  • c. Liên kết CO-NH giữa hai \alpha-amino axit gọi là liên kết amin
  • d. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit.
Xem bài giải A đúng vì peptit và protein đều được tạo từ các \alpha-amino axit. B sai đipeptit không có phản ứng màu biure với Cu(OH)_{2}. C sai vì liên kết CO-NH là liên kết peptit. D sai vì Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 gốc \alpha -amino axit. Câu 12: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit X(mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỉ lệ mol 2:1. Số tripeptit thỏa mãn là ?
  • a. 1
  • b. 3
  • c. 2
  • d. 4
Xem bài giải 3 tripeptit Ala-Ala-Gly Ala-Gly-Ala Gly-Ala-Ala Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng ?
  • a. Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm amino.
  • b. Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử \alpha-amino axit, số liên kết peptit là (n-1).
  • c. Dung dịch các amino axit đều làm chuyển màu quỳ tím.
  • d. Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.
Xem bài giải A sai vì amino axit chứa gốc amino và gốc axit. B đúng C sai vì chỉ có hai amino axit chuyển màu quỳ tím đó là lysin và axit glutamic. D đipeptit thì chỉ có 1 liên kết peptit Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
  • a. Trong mỗi phân tử protein, các \alpha-amino axit được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
  • b. Phân tử có hai nhóm CO-NH được gọi là đipepti và ba nhóm được gọi là tripeptit
  • c. Các peptit có từ 11 đến 50 gốc \alpha-amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
  • d. Phân tử có 2 liên kết peptit trở lên đều có phản ứng màu biure.
Xem bài giải A đúng (Tính chất) B sai vì 2 liên kết được gọi Tri và 3 liên kết sẽ được gọi là Tetra C đúng (Định nghĩa) D đúng (Tính chất) Câu 15: Khi nói về peptit X có công thức Gly-Val-Gly-Ala-Glu, kết luận nào sau đây là đúng ?
  • a. X có amino axit đầu N là axit glutamic.
  • b. X phản ứng với Cu(OH)_{2} tạo màu xanh lam đặc trưng.
  • c. X chứa 5 liên kết peptit
  • d. X chứa 8 nguyên tử O và 5 nguyên tử N
Xem bài giải A sai vì amino axit đầu N là Gly và đầu C là Glu B sai vì phản ứng tạo màu tím biure C sai vì X chứa 4 liên kết peptit D đúng Câu 16: Peptit X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?
  • a. 4
  • b. 5
  • c. 3
  • d. 6
Xem bài giải 4 đipeptit Gly-Lys Lys-Ala Ala-Gly Lys-Val Câu 17: Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt dung dịch HNO_{3} đậm đặc, cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít dung dịch Cu(OH)_{2}. Hiện tượng quan sát được là ?
  • a. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.
  • b. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím.
  • c. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ.
  • d. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.
Xem bài giải B đúng khi cho dung dịch Cu(OH)_{2} vào ống nghiệm thứ hai sẽ gặp protein sẽ tạo phức màu tím đặc trưng. Câu 18: Thuốc thử dùng để phân biệt Gly-Ala và Ala-Glu-Lys là gì ?
  • a. Dung dịch NaCl
  • b. Dung dịch HCl
  • c. Dung dịch NaOH
  • d. Dung dịch Cu(OH)_{2}
Xem bài giải D đúng vì đipeptit không phản ứng dung dịch Cu(OH)_{2} còn tripeptit có phản ứng và tạo ra màu tím đặc trưng. Câu 19: Sản phẩm cuối cùng của thủy phân protein đơn giản là gì ?
  • a. \alpha-amino axit.
  • b. \alpha\beta-amino axit.
  • c. Este
  • d. Axitcacboxylic
Xem bài giải Vì protein được tạo từ các \alpha-amino axit liên kết với nhau. Câu 20: Phát biểu nào sao đây là sai ?
  • a. Tripeptit có phản ứng màu biure.
  • b. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
  • c. Tất cả các peptit đều tham gia phản ứng thủy phân.
  • d. Số liên kết peptit được tạo n gốc \alpha-amino axit là (n-1)
Xem bài giải B sai vì trong đipeptit thì chỉ có 1 liên kết peptit

Như vậy, bài viết về 20 câu hỏi lý thuyết peptit và protein hay gặp đến đây đã hết. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nữa nhé. Cuối cùng cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Peptit và Protein
  • Lý thuyết về peptit và protein hay chi tiết nhất
  • Sử dụng phương pháp quy đổi peptit để giải các bài tập peptit khó có đáp án giải chi tiết
  • Lý thuyết về Peptit hay chi tiết và dễ hiểu nhất
  • Lý thuyết liên quan đến Protein chi tiết và dễ hiểu nhất
  • Dạng bài phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit – bài tập có lời giải
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Share via Email Print

Mới nhất cùng chuyên mục

Lý thuyết về oxit kim loại cực chi tiết 1
Lý thuyết về oxit kim loại cực chi tiết
Tính chất Vật lý của kim loại chi tiết nhất 2
Tính chất Vật lý của kim loại chi tiết nhất
10 bài tập về điều chế kim loại có lời giải chi tiết 3
10 bài tập về điều chế kim loại có lời giải chi tiết
10 bài toán tìm kim loại có lời giải mới nhất 4
10 bài toán tìm kim loại có lời giải mới nhất
Cách giải bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm mới nhất 5
Cách giải bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm mới nhất
Chi tiết về các phương pháp điều chế kim loại 6
Chi tiết về các phương pháp điều chế kim loại

Bài viết mới nhất

  • Giải SGK Bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng  Chương 6 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo 7
    Giải SGK Bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng Chương 6 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
    Tháng Mười 25, 2023
  • Giải SGK bài 2 Chuyển động biến đổi Chủ đề 2 Vật lí 10 Cánh diều 8
    Giải SGK bài 2 Chuyển động biến đổi Chủ đề 2 Vật lí 10 Cánh diều
    Tháng Mười 14, 2023
  • Giải SGK bài 5 Tổng hợp và phân tích lực Chủ đề 3 Vật lí 10 Cánh diều 9
    Giải SGK bài 5 Tổng hợp và phân tích lực Chủ đề 3 Vật lí 10 Cánh diều
    Tháng Mười 14, 2023
  • Giải SGK bài 13 Tập hợp các số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 10
    Giải SGK bài 13 Tập hợp các số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
    Tháng Mười 9, 2023
  • Giải SGK bài 19 Các loại va chạm Vật lí 10 Chân trời sáng tạo 11
    Giải SGK bài 19 Các loại va chạm Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
    Tháng Mười 9, 2023
Back to top button Close Tìm kiếm cho: Close

Từ khóa » Bài Tập Lý Thuyết Peptit Protein