Lý Thuyết Về Peptit Và Protein Hay Chi Tiết Nhất - HocThatGioi

Hôm nay, HocThatGioi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về bài peptit và protein. Bài viết này, HocThatGioi đã tổng hợp tất tần tật các kiến thức về peptit và protein, và chia sẻ lại với các bạn một cách đầy đủ chi tiết nhất. Đây sẽ là các kiến thức rất hữu ích giúp bạn ôn tập tổng quát và ghi nhớ kĩ hơn về những kiến thức đã học để không bị bỏ sót bất cứ câu trắc nghiệm dễ nào. Vậy nên các bạn cứ thoải mái tham khảo nhé.

1. Peptit

1.1 Khái niệm peptit và liên kết peptit

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit

1.2 Phân loại peptit

Peptit gồm có 2 loại là Oligopeptit và Polipeptit:

  • Oligopeptit là những peptit có từ 2 – 10 gốc α amino axit và đc gọi tương ứng là đi-; tri-; …
  • Polipeptit là những peptit có từ 11-50 gốc α amino axit. Đây là cơ sở để tạo nên protein

1.3 Cấu tạo peptit

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc a – amino axit  nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định : amino axit đầu N còn nhóm –NH_2, amino axit đầu C còn nhóm –COOH.

Lý thuyết về peptit và protein hay chi tiết nhất 4
Cấu tạo peptit

1.4 Đồng phân, danh pháp của peptit

  • Đồng phân: Nếu phân tử peptit chứa n gốc a – amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!
  • Danh pháp: Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các các a – amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C

Ví dụ 

Lý thuyết về peptit và protein hay chi tiết nhất 5

1.5 Tính chất vật lý

Tính chất vật lý của Peptit:

  • Thể rắn
  • Có nhiệt độ nóng chảy cao
  • Dễ tan trong nước.

1.6 Tính chất hóa học

Phản ứng thủy phân:

  • Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các α amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazo
  • Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit, bazo và đặc biệt nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nào đó

Phản ứng màu biure:

Trong môi trường kiềm, những peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu(OH)_2 tạo hợp chất màu tím

2. Protein

2.1 Khái niệm protein

Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối tử vài chục nghìn đến vài triệu

2.2 Phân loại protein

Protein được chia thành 2 loại:

  • Protein đơn giản: khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α amino axit
  • Protein phức tạp: được tạo thành từ protein đơn giản và các thành phần “phi protein” như axit nucleic,..

2.3 Cấu tạo phân tử protein

Protein được tạo bởi nhiều gốc α amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng khối lượng lớn hơn và phức tạp hơn peptit

2.4 Tính chất vật lý

  • Nhiều protein tan được trong nước thành dung dịch keo và bị đông tụ khi đun nóng. Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazo hoặc một số muối vào dung dịch protein
  • Có một số loại protein không tan được trong nước, không bị đông tụ hay kết tủa như: tóc, móng ( tay, chân),…
  • Sự đông tụ: Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ protein.

2.5 Tính chất hóa học

  • Bị thủy phân thành các gốc α amino axit nhờ xúc tác axit, bazo hoặc enzim tương tự như peptit
  • Có phản ứng màu biure với Cu(OH)_2 tạo hợp chất mày tím. Đây là phản ứng dùng để phân biệt protein
  • Phản ứng với HNO_3 đặc tạo kết tủa màu vàng.
Lý thuyết về peptit và protein hay chi tiết nhất 6
Phản ứng với HNO3 tạo kết tủa màu vàng

2.6 Vai trò

  • Protein có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống của con người và sinh vật. Vì vậy, protein là cơ sở tạo nên sự sống
  • Protein là thành phần chính trong thức ăn của người và động vật

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết về peptit và protein hay chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Peptit và Protein
  • Sử dụng phương pháp quy đổi peptit để giải các bài tập peptit khó có đáp án giải chi tiết
  • 20 câu hỏi về lý thuyết peptit và protein hay gặp
  • Lý thuyết về Peptit hay chi tiết và dễ hiểu nhất
  • Lý thuyết liên quan đến Protein chi tiết và dễ hiểu nhất
  • Dạng bài phản ứng thủy phân và đốt cháy peptit – bài tập có lời giải

Từ khóa » Bài Tập Lý Thuyết Peptit Protein