24 Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Với Phụ Huynh

24 Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh

24 Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh. Trong giáo dục ngành học sư phạm mầm non, các tình huống thường xuyên xảy ra và muôn màu, muôn vẻ: Khi thì do mâu thuẫn của trẻ và điều kiện sống. Khi thì đòi hỏi của người lớn xung quanh với khả năng và tính nết của trẻ. Có khi lại do mâu thuẫn của chính trẻ em với nhau trong hoạt động.

Xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh vô cùng phong phú và đa dạng. Bởi sự phát triển của trẻ rất khác nhau. Mỗi cháu một tính nết riêng, một khả năng riêng, tình huống lại xảy ra trong những thời điểm và không gian khác nhau. Không thể có một giải pháp nào chung chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi bé là một con người riêng biệt.

Để giúp cho cô giáo mầm non đỡ lúng túng khi tìm các giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ Đồ Chơi Hoàng Hà tổng hợp cách Xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh thường xuyên xảy ra ở các lớp mầm non. Đồng thời gợi ý và lựa chọn các giải pháp phù hợp cho các giáo sinh học trung cấp mầm non nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên Mầm non trong giai đoạn hiện nay.

24 TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI PHỤ HUYNH

Đảm bảo nguyên tắc: Sử dụng ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng; Chia sẻ trên tinh thần lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu, thân thiện; Trung thực, không áp đặt, xúc phạm hay vụ lợi.

#Tình huống 1:

Mẹ của một trẻ ở lớp 24-36 tháng tuổi gọi điện thoại phản ánh về việc trẻ bị hăm đỏ yêu cầu giáo viên hàng ngày vệ sinh cho trẻ sạch hơn, thường xuyên thay bỉm cho trẻ.

Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mẹ trẻ rồi trao đổi với các giáo viên trong lớp về tình hình vệ sinh cho trẻ khi ở lớp.

– Giáo viên trao đổi lại với cha mẹ trẻ về tình hình chăm sóc trẻ ở lớp và hướng giải quyết một cách chân thành, rõ ràng.

• Nếu do cách chăm sóc của các giáo viên chưa phù hợp thì các giáo viên sẽ rút kinh nghiệm và thay đổi.

• Nếu do dung dịch vệ sinh dùng ở lớp không phù hợp với trẻ thì có thể thay thế bằng loại trẻ thường dùng ở nhà.

• Ở nhà, mẹ theo dõi thêm trẻ còn bị hâm không và báo lại cho giáo viên nắm được tình hình để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.

– Giáo viên chú ý vệ sinh cho trẻ cẩn thận để tránh tình trạng tương tự lặp lại. Đồng thời tư vấn cho cha mẹ trẻ để phối hợp. Tập cho trẻ thói quen gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh. Không phải sử dụng bỉm, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh.

24 Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh

24 Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh

#Tình huống 2:

Mẹ của một trẻ phản ánh với giáo viên “không biết ở trường ăn uống thế nào mà trẻ mới đi học một tuần đã suốt mất 0,5 kg. Nếu xuất cân nữa gia đình sẽ cho trẻ nghỉ học, ở nhà.

Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cha mẹ trẻ và chia sẻ chân thành. Việc trẻ mới đi học, có thể trẻ chưa quen lớp, vì thay đổi môi trường sinh hoạt. Nên trẻ ăn ít dẫn tới tình trạng sút cân.

– Giáo viên trao đổi, tìm hiểu về thói quen ăn uống của trẻ qua cha mẹ trẻ để tìm các biện pháp thu hút và dỗ dành trẻ ăn, cho trẻ ăn ban đầu ít một, sau đó tăng dần lượng lên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, theo dõi món nào trẻ thích thì cho ăn nhiều hơn một chút.

Thông báo với cha mẹ trẻ thực đơn hàng ngày ở trường trẻ ăn gì? Để cha mẹ điều chỉnh thực phẩm bữa tối cho phù hợp. Đảm bảo sở thích của trẻ cũng như đảm bảo tỷ lệ protein, gluxit. Lipit và đủ mức năng lượng cần cung cấp 1 ngày cho trẻ.

– Giáo viên thông báo cho cha mẹ trẻ ngay khi có sự thay đổi (trẻ lên cân, thích ăn, ăn nhiều món nào,…), phối hợp với cha mẹ trẻ khuyến khích trẻ ăn đa dạng thức ăn và chú ý thực hiện chế độ chăm sóc trẻ thật tốt.

# Tình huống 3:

Cha mẹ trẻ bày tỏ nguyện vọng với giáo viên muốn cho trẻ học vượt tuổi thì trẻ phát triển hơn các trẻ khác trong lớp.

Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ trên tinh thần chia sẻ, thấu hiểu; đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự phát triển toàn diện của trẻ; giải thích cho cha mẹ chả hiểu điều đó không nằm trong thẩm quyền của giáo viên và sẽ trình bày nguyện vọng của cha mẹ trẻ với ban giám hiệu.

– Giáo viên tư vấn cho cha mẹ trẻ việc trẻ phát triển hơn các bạn trong lớp. Có thể chỉ là cảm nhận, đánh giá về một hoặc một số mặt phát triển của trẻ. Như cân nặng, chiều cao, nhận thức, ngôn ngữ,… Nhưng để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện còn cần các mặt khác. Như thẩm mỹ, vận động, tình cảm, kỹ năng xã hội,….

– Giáo viên báo cáo với ban giám hiệu về nguyện vọng của cha mẹ trẻ. Và xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu.

– Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên thực hiện nghiêm túc. Việc đánh giá năng lực của trẻ để có thể đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Đồng thời tăng cường trao đổi, tư vấn cho cha mẹ trẻ những quy định về việc trẻ đi học đúng độ tuổi.

# Tình huống 4:

Cha mẹ một trẻ học mẫu giáo 5-6 tuổi không hài lòng khi thấy con mình kê dọn bàn ghế ở lớp và phản ánh lại với giáo viên.

Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ trên tinh thần đồng cảm, chia sẻ, thân thiện.

– Giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ về đặc điểm lứa tuổi và khả năng tự phục vụ của trẻ trong lứa tuổi.

– Giải thích rõ cho cha mẹ trẻ hiểu việc kê dọn bàn ghế là một phần trong nội dung giáo dục lứa tuổi của trẻ. Đồng thời góp phần giúp trẻ rèn luyện tính tự lập, khả năng tự phục vụ và trách nhiệm với cuộc sống. Điều này cũng góp phần chuẩn bị tâm thế tốt hơn cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể chia sẻ với cha mẹ trẻ cảm giác vui sướng, thích thú của trẻ khi được tham gia làm việc.

– Giáo viên phân công nhân viên trẻ trực nhật và có sự phối hợp của tất cả các thẻ trong lớp dưới sự hướng dẫn, giám sát của các cô.

24 Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh

# Tình huống 5:

Ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, một số bậc cha mẹ đề nghị giáo viên dạy thêm để trẻ biết đọc, biết viết và làm tính được thành thạo hơn, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên lắng nghe nguyện vọng của cha mẹ trẻ và giải thích cho cha mẹ trẻ hiểu giới trẻ lứa tuổi mầm non không nên ép trẻ học quá nhiều. Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên cũng như Hãy để trẻ chơi, vận động theo đúng lứa tuổi của mình. Đồng thời, giáo viên có thể đưa ra các lý do như:

• Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi.

• Nếu trẻ được học trước, thì trong quá trình học lớp 1 sẽ chủ quan, nhàm chán, không tập trung.

• Giáo viên mầm non không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên kết quả đạt được sẽ không cao.

• Chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ Sẵn Sàng vào lớp 1.

– Giáo viên cũng có thể trao đổi với cha mẹ trẻ rằng mình sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ trong khả năng cho phép và phù hợp với chương trình giáo dục theo độ tuổi.

– Thực hiện tốt chương trình giáo dục trẻ ở lớp và thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về sự tiến bộ của trẻ.

# Tình huống 6:

Giờ ăn sáng, Cha mẹ trẻ đưa con đi học có quan sát Giáo viên chia ăn. Sau đó, cha mẹ trẻ thắc mắc với giáo viên là lượng thực phẩm quá ít so với nhu cầu của trẻ 5 tuổi và yêu cầu thêm đồ ăn.

Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên tiếp nhận ý kiến của cha mẹ trẻ với tinh thần chia sẻ, thấu hiểu và hứa sẽ có phản hồi với cha mẹ trẻ sau khi trao đổi với ban giám hiệu và nhà bếp.

– Giáo viên báo cáo với ban giám hiệu thông tin cha mẹ trẻ phản hồi, cùng ban giám hiệu trao đổi với nhà bếp để nắm được định lượng thức ăn quy định của trẻ lứa tuổi lớp mình, đồng thời trao đổi về tình hình ăn uống thực tế của trẻ trong lớp để xin chỉ đạo của ban giám hiệu.

– Giáo viên thông báo chỉ đạo của ban giám hiệu và tình hình thực hiện tại lớp để cha mẹ trẻ nắm được. Nếu cần thiết, ban giám hiệu gặp, trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ để giải đáp thắc mắc và thống nhất cách giải quyết.

#Tình huống 7:

Mẹ của một trẻ học lớp khác đến gặp giáo viên và nói những điều không tốt về một giáo viên đang dạy lớp con của họ. Mẹ của trẻ này cho rằng giáo viên kia thiếu nhiệt tình, Có định kiến và ít quan tâm tới trẻ nên quan họ không muốn đi học. Mẹ của trẻ đó có mong muốn xin cho con sang học lớp của giáo viên và yêu cầu được giữ kín câu chuyện mà họ đã chia sẻ.

Nếu là giáo viên đang trao đổi với mẹ của trẻ trẻ bạn xét xử như thế nào?

+ Cách xử lý :

Giáo viên cần lắng nghe quan điểm của mẹ trẻ thế thái độ cảm thông, chia sẻ. Giáo viên trao đổi, phân tích ưu điểm của người giáo viên kia cho mẹ trẻ hiểu là các cô giáo yêu thương và chăm sóc các trẻ như nhau, không hề có sự thiên vị; đề xuất sẽ trao đổi với đồng nghiệp để nắm rõ nguyên nhân trẻ không muốn đi học và có những biện pháp cải thiện tình hình.

Giáo viên gặp và chia sẻ thẳng thắn, khéo léo thân thiện cho người giáo viên kia nắm được ý kiến của cha mẹ trẻ lớp họ, để họ tìm nguyên nhân của ý kiến đó từ đó có sự điều chỉnh về thái độ, hành vi trong công tác chăm sóc trẻ giáo dục trẻ cũng như trong quan hệ với cha mẹ trẻ cho phù hợp lấy lại lòng tin của trẻ, cha mẹ trẻ.

Sau một thời gian, nếu gia đình trẻ vẫn muốn chuyển con sang lớp của giáo viên thì giáo viên giải thích cho cha mẹ chảy nhiều vấn đề này không nằm trong quyền hạn của giáo viên, đề nghị sao mẹ trẻ viết đơn đề xuất với ban giám hiệu để ban giám hiệu giải quyết, tránh gây hiểu nhầm giữa hai giáo viên.

#Tình huống 8:

Cha mẹ của một trẻ muốn giáo viên tên của lớp đi làm sớm em và đón trẻ trước 30 phút một trong vòng một tuần ăn thì bà của trẻ bị ốm mà Nhà trường không có lớp toán sớm. Nếu là giáo viên trong tình huống đó đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý :

Giáo viên lắng nghe hoàn cảnh của cha mẹ trẻ, tỏ thái độ đồng cảm hứa sẽ trao đổi với các giáo viên trong lớp để tìm cách giải quyết phù hợp nhất.

Sau khi trao đổi với các giáo viên trong lớp, giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ trên tinh thần chia sẻ, thân thiện và hướng giải quyết việc đón trẻ sớm một cách chân thành và rõ ràng: Nếu các giáo viên thu xếp giúp được 1 vài buổi hoặc cả tuần thì tốt.

Nếu không có giáo viên nào có thể giúp thì trao đổi để cha mẹ trẻ thu xếp và giáo viên cố gắng linh động đón trẻ trước thời gian đón trẻ 10 – 15 phút.

#Tình huống 9:

Cha mẹ trẻ nói với Giáo viên là giáo viên cùng lớp không thân thiện với trẻ nên trẻ không đi Thích đi học. Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý :

Giáo viên cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ với tinh thần chia sẻ. Quan tâm và thấu hiểu, trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình cụ thể cũng hướng giải quyết và đề xuất thời gian cải thiện tình hình.

Giáo viên quan sát cách đồng nghiệp của mình tương tác với trẻ trong lớp và Tìm hiểu về mong muốn của trẻ. Sau đó, góp ý, giúp đỡ giáo viên của lớp cách tương tác để trẻ cảm nhận rõ sự quan tâm, chăm sóc, thân thiện và yêu thương của giáo viên dành cho mình( không thiên vị với bất kỳ trẻ nào trong lớp).

Sau một thời gian Giáo viên cùng lớp đã cố gắng cải thiện giáo viên chia sẻ trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình của trẻ (ở nhà trẻ chia sẻ gì về cô).

Trò chuyện với giáo viên cùng lớp tiếp tục duy trì sự tương tác với trẻ đó và tất cả các chàng khác trong lớp để tình huống tương tự không xảy ra, Đồng thời góp ý Giáo viên cùng lớp trao đổi, chia sẻ với cha mẹ trẻ nhiều hơn để có cơ hội thấu hiểu và tạo mối quan hệ thân thiện hơn với cha mẹ trẻ.

#Tình huống 10:

Trẻ bị đau mắt nhưng cha mẹ chả vẫn đưa trẻ đến lớp gì đình không có người trông. Nếu là giáo viên trong tình huống đó đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý :

Giáo viên quan sát trẻ để biết tình hình trao đổi và cùng cha mẹ trẻ cho trẻ giúp phòng y tế kiểm tra mắt của trẻ.

Giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ trên tinh thần chia sẻ: cha mẹ nên cho trẻ đi khám sau đó đưa trẻ về chăm sóc tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và tránh lây sang các bạn khác trong lớp. Nếu cần thiết, giáo viên báo cáo với ban giám hiệu để tăng tránh hiệu trợ giúp trong việc trao đổi với cha mẹ trẻ.

Giáo viên thường xuyên hỏi thăm quan tâm tình trạng sức khỏe của trẻ khi trẻ nghỉ học ở nhà.

#Tình huống 11:

Cha mẹ trẻ muốn gửi thêm đồ ăn hàng ngày cho trẻ. Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý :

Giáo viên lắng nghe nguyện vọng của cha mẹ trẻ và trao đổi rõ với cha mẹ trẻ về tình hình ăn uống và sức khỏe của trẻ cũng như chế độ dinh dưỡng của nhà trường đã được tính toán phù hợp với từng độ tuổi.

Dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của trẻ và nguyện vọng của cha mẹ trẻ, giáo viên có thể xin ý kiến của ban giám hiệu về việc cha mẹ trẻ muốn gửi đồ ăn thêm cho trẻ (với những trường hợp trẻ khó khăn, ăn kiêng, suy dinh dưỡng, sức khỏe quá yếu…).

Nếu ban giám hiệu đồng ý, giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ để làm đơn cam kết thức ăn mang đến cho trẻ ăn phải đảm bảo chất lượng, nếu trẻ xảy ra vấn đề gì về tiêu hóa thì cha mẹ trẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Giáo viên tư vấn cho cha mẹ trẻ về cách chăm sóc trẻ (có thể nhờ sự hỗ trợ của ban giám hiệu nấu cần). Thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ khi trẻ ở trường để sức khỏe của trẻ được đảm bảo.

#Tình huống 12: Trẻ bị ốm mệt nhưng cha mẹ trẻ vẫn đưa đến lớp

+ Cách xử lý :

Giáo viên quan sát trẻ để nắm bắt tình hình, cùng cha mẹ trẻ đưa trẻ xuống phòng y tế để kiểm tra sức khỏe và xin ý kiến của nhân viên y tế nhà trường xem trẻ có đủ điều kiện tham gia học tập ở trường không.

Nếu trẻ không đủ sức khỏe, giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ trên tinh thần chia sẻ, đề nghị cha mẹ trẻ đưa trẻ về nhà chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho tới khi trẻ khỏe hẳn, tránh tình trạng ở lớp trẻ hoạt động quá sức ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của trẻ (Trẻ ốm mệt rất dễ tổn thương về tinh thần, hay quấy khóc, cần sự yêu thương, gần gũi, chăm sóc của cha mẹ và người thân) và tránh ảnh hưởng đến công tác giáo dục của các trẻ khác của lớp.

Nếu cần thiết giáo viên báo cáo với ban giám hiệu nhờ trợ giúp trong việc trao đổi với cha mẹ trẻ. Giáo viên cần thường xuyên hỏi thăm quan tâm tình trạng của trẻ khi trẻ nghỉ học ở nhà

Nếu nhân viên y tế nhận định trẻ chỉ mệt nhẹ(không bị sốt) Mở gia đình trẻ lại không có người trông nom và có nguyện vọng được gửi trẻ thì giáo viên vẫn có thể nhận trẻ, nhưng cần chú ý theo dõi thường xuyên trong ngày. Trường hợp khi đã nhận trẻ, sau một khoảng thời gian học diễn biến của trẻ nặng nên giáo viên cần đưa ngay trẻ sang phòng y tế của nhà trường và lập tức thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho gia đình biết cùng thống nhất biện pháp xử lý.

#Tình huống 13:

Cha mẹ gặp giáo viên và trao đổi không biết ở lớp thế nào mà về nhà trẻ thường nói những lời không hay.

+ Cách xử lý :

Giáo viên lắng nghe, tiếp thu vấn đề cha mẹ trẻ phản ánh, hứa sẽ quan tâm đến trẻ đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ về môi trường trẻ tiếp xúc bên ngoài giờ học để cùng tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp giải quyết.

Giáo viên quan sát kỹ trẻ khi ở lớp và có những biện pháp phù hợp kịp thời.

Thường xuyên nhắc nhở các trẻ trong lớp nói lời lịch sự văn minh chánh những từ không hay vì đó là thói quen không tốt.

Thường xuyên quan sát và sửa cho trẻ những câu nói không hay mỗi khi trẻ hoặc bạn trong lớp nói chuyện lịch sự.

Trò chuyện với trẻ về những lời nói hay, lịch sự mọi người thường dùng; tổ chức chơi trò chơi để trẻ tập nói với nhau lời hay, lịch sự, yêu thương.

Khen ngợi trẻ kịp thời khi có sự tiến bộ.

Giáo viên là tấm gương và thường xuyên Dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự trong giao tiếp hàng ngày.

Giáo viên thường xuyên liên lạc, trao đổi với cha mẹ trẻ để phối hợp với gia đình Rèn Luyện thói quen giao tiếp tốt cho trẻ, đề nghị cha mẹ trẻ kiểm soát nội dung các video, hình ảnh trên mạng internet trước khi cho trẻ xem.

#Tình huống 14:

Cha mẹ trẻ thường xuyên đưa trẻ đi học muộn và muốn giáo viên để phần đồ ăn sáng cho trẻ.

+ Cách xử lý :

Giáo viên lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ với tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, trao đổi để cha mẹ trẻ nắm được giờ ăn sáng theo quy định của trường, Love và những ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũng như các trẻ trong lớp Nếu trẻ đến trường và ánh sáng muộn:

Trẻ ăn sáng muộn sẽ ảnh hưởng đến việc ăn bữa trưa, trẻ vẫn còn lo và khó có thể ăn hết suất.

Sau giờ ăn sáng là giờ học Nếu trẻ đến muộn và ăn sáng giờ đó thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động học tập của trẻ cũng như các trẻ khác trong lớp.

Giáo viên không thể đảm bảo tốt việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ vì còn phải tổ chức các hoạt động khác cho cả lớp.

Giáo viên trò chuyện yêu cầu cha mẹ trẻ cố gắng đưa trẻ đi học đúng giờ để trẻ thời gian ăn sáng và tham gia các hoạt động. Nếu cha mẹ trẻ không thể cho trẻ đi học đúng giờ thì giáo viên nhờ cha mẹ trẻ cho trẻ ăn sáng ở nhà trước khi đến lớp.

#Tình huống 15:

Cha mẹ trẻ gửi thuốc kháng sinh không có đơn, nhờ giáo viên cho trẻ uống thuốc

+ Cách xử lý :

Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ và theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ.

Giải thích cho xem mẹ trẻ hiểu Nhà trường không được phép nhận thuốc kháng sinh.

Mời cha mẹ trẻ gặp nhân viên y tế của trường để trao đổi và được tư vấn hoặc nhờ sự giúp đỡ và tư vấn của ban giám hiệu với cha mẹ trẻ( nếu cần).

Thực hiện đúng nội quy của nhà trường về việc nhận thuốc từ cha mẹ trẻ

# Tình huống 16: cha mẹ trẻ có những động trạng quá gần với giáo viên.

+ Cách xử lý :

Giáo viên giữ thái độ ứng xử lịch sự với cha mẹ trẻ, tế nhị lựa chọn cách đứng giao tiếp cũng như khoảng cách với cha mẹ trẻ, tránh tối đa việc tạo cơ hội cho cha mẹ trẻ có những hành động không đúng mực, nếu cần có thể trao đổi, nhắc nhở trực tiếp.

Giáo viên cần trao đổi với những giáo viên khác trong lớp để đồng nghiệp của mình cũng có cách ứng xử phù hợp với vị cha mẹ trẻ đó.

Trong trường hợp đã trao đổi nhưng cha mẹ trẻ không thay đổi, giáo viên có thể báo cáo với ban giám hiệu để được tư vấn cách ứng xử phù hợp nhất, vừa tránh việc rơi vào những tình huống khó xử, vừa không làm ảnh hưởng xấu tới quan hệ với cha mẹ trẻ.

# Tình huống 17:

Cha mẹ một trẻ trong lớp gặp giáo viên và trao đổi là giáo viên cùng lớp không vui vẻ, niềm nở khi đón trẻ, phải chăng giáo viên đó không thích con họ.

+ Cách xử lý :

Giáo viên lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ trên tinh thần chia sẻ. Khẳng định với cha mẹ trẻ không có chuyện giáo viên ở lớp thiên vị hay không yêu quý 1 trẻ nào cả.

Trao đổi cởi mở với giáo viên cùng lớp, quan sát, tìm hiểu thực tế và chia sẻ. Thống nhất với đồng nghiệp một số kỹ năng giao tiếp với trẻ và cha mẹ trẻ.

Sau một thời gian, giáo viên trao đổi lại với cha mẹ trẻ để nhận được phản hồi.

Giáo viên cần thực hiện tốt công tác phối hợp trong chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng mối quan hệ, giao tiếp tốt với trẻ và cha mẹ trẻ.

# Tình huống 18:

Giáo viên nhận được cuộc gọi từ 1 số điện thoại lạ Hương làm mẹ một trẻ trong lớp xin cho bố đến đón trẻ (bố trẻ không có tên trong danh sách đăng ký đón, trả trẻ, không có ảnh, thông tin).

+ Cách xử lý :

Giáo viên tiếp nhận thông tin một cách lịch sự, nhẹ nhàng và xin phép một kiểm tra lại thông tin.

Giáo viên kiểm tra xem số điện thoại gọi đến có phải là số phụ huynh của mẹ trẻ trong lớp không. Liên lạc lại bằng số điện thoại chính thức mà mẹ của trẻ đó đã đăng ký trong hồ sơ quản lý nhóm/ lớp để có hướng dẫn xử lý phù hợp.

+ Nếu mẹ của trẻ xác nhận không phải mình vừa gọi, giáo viên có thể Xử lý tình huống như sau:

• tuyệt đối không giao trẻ cho người không có tên trong danh sách đăng ký đón, trả trẻ.

• trao đổi với cha mẹ trẻ và ban giám hiệu nắm được trẻ đang có nguy cơ bị theo dõi, có người có ý định xấu, để tiến hành điều tra nếu cần thiết.

• thực hiện nghiêm túc quy trình đón, trả trẻ tại trường, Tránh trường hợp xấu xảy ra.

+ Nếu mẹ trẻ xác nhận là vừa gọi bằng số điện thoại lạ đó, giáo viên có thể Xử lý tình huống như sau:

• giải thích cho mẹ trẻ hiểu giáo viên cần kiểm tra lại thông tin để đảm bảo an toàn cho trẻ.

• yêu cầu mẹ trẻ gửi 1 tin nhắn từ số điện thoại đã đăng ký trong hồ sơ của trẻ với nội dung: nhờ người đến đón trẻ, họ tên người đón hộ, số chứng minh nhân ( thẻ căn cước công dân) và quan hệ với gia đình.

• khi người đón giúp đến, giáo viên kiểm tra thông tin về họ tên. Số chứng minh nhân dân ( thẻ căn cước công dân). Ghi lại thông tin và yêu cầu ký tên trước khi trả trẻ (Nếu cần thì chụp một bức ảnh chung giữa trẻ và người đó giúp).

• thông báo cho cha mẹ trẻ về việc đã bàn giao trẻ cho người đón giúp (người ấy nếu có). Thực hiện nghiêm túc quy trình đón, trả trẻ tại trường, đồng thời chia sẻ và hướng dẫn. Giáo viên cùng lớp cách xử lý nếu có tình huống tương tự xảy ra.

#Tình huống 19:

Trong một chuyến dã ngoại do nhà trường tổ chức, có một số cha mẹ trẻ tham gia cùng lớp. Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, có hai trẻ xảy ra mâu thuẫn và tranh giành. Cha mẹ của một trong hai trẻ đó tiến lại gần và đánh trẻ còn lại.

Nếu là giáo viên chứng kiến sự việc đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý :

Giáo viên ngay lập tức can thiệp, ngăn chặn hành vi bạo lực của vị cha mẹ trẻ đó. Yêu cầu không được đánh trẻ và không được làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa của các trẻ. Các giáo viên các của lớp ổn định tình hình lớp và tiếp tục cho các trẻ tham gia trải nghiệm dã ngoại.

Giáo viên phối hợp với nhân viên y tế (của trường, của địa điểm dã ngoại) kiểm tra trẻ bị đánh Có bị thương hay có vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, tâm lý không để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

Giáo viên trao đổi với hai trẻ có mâu thuẫn, tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết thỏa đáng cho các trẻ.

Giáo viên báo cáo sơ bộ tình hình với ban giám hiệu hoặc người quản lý trực tiếp buổi dã ngoại đó và khi về trường thì viết báo cáo chi tiết tình huống xảy ra cũng như cách xử lý của mình tại đó.

Giáo viên phối hợp với ban giám hiệu nhà trường trao đổi và giải quyết vấn đề với cha mẹ trẻ.

+ với bị cha mẹ đánh trẻ: trao đổi, phân tích để họ hiểu hành vi của họ là không đúng, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ bị đánh cũng như các trẻ khác chứng kiến sự việc, làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trường, yêu cầu họ xin lỗi trẻ và cha mẹ trẻ bị đánh.

+ với cha mẹ trẻ bị đánh: trao đổi, chia sẻ sự việc xảy ra là rất đáng tiếc, thông báo cách xử lý tình huống của nhà trường và giáo viên cho cha mẹ trẻ biết, hiểu và thông cảm cho nhà trường, giáo viên.

+ hòa giải giữa các bậc cha mẹ để trẻ đến lớp được vui chơi, chăm sóc, giáo dục một cách tốt nhất. Giáo viên rút kinh nghiệm, bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo an toàn cho trẻ, Tránh tình huống tương tự xảy ra, thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

# Tình huống 20:

Giáo viên có lời nói không đúng mực với trẻ trẻ, cha mẹ trẻ đã nghe được và nói với cha mẹ các trẻ khác trong lớp

+ Cách xử lý :

Giáo viên cần tìm hiểu xem ý kiến và cha mẹ trẻ gió chia sẻ với cha mẹ phát triển khác như thế nào.

Giáo viên phải chân thành nhận lỗi với trẻ và cha mẹ trẻ, hứa sẽ rút kinh nghiệm.

Giáo viên luôn phải chú ý sử dụng ngôn ngữ tích cực trong suốt quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, luôn học hỏi, tự bồi dưỡng, tìm cách kiềm chế hoặc giải tỏa cảm xúc tiêu cực( nhờ giáo viên các quản trẻ một lát, đi ra ngoài để thay đổi không khí hoặc rửa mặt,… để bình tĩnh lại trước khi tiếp tục làm việc với trẻ)

# Tình huống 21:

Trong buổi họp cho mẹ trẻ, một số cha mẹ trẻ có ý kiến: “ cô không lên cho các cháu ra ngoài trời nắng thì các cháu còn nhỏ dễ bị cảm, bị ốm”.

+ Cách xử lý :

Giáo viên giải thích cho cha mẹ trẻ hiểu tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì chỉ ở trong lớp. Ý nghĩa khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giáo viên đã lựa chọn những ngày không quá nắng nóng và địa điểm có bóng cây râm mát, đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi tham gia chơi.

# Tình huống 22:

Mẹ một trẻ đến gặp giáo viên chủ nhiệm lớp và nói rằng giáo viên B của lớp có hành động thiếu đạo đức, cố tình tạo cơ hội để gần gũi, tiếp cận bố của trẻ. Mẹ trẻ đón họ sẽ đăng thông tin lên mạng xã hội.

+ Cách xử lý :

Lắng nghe thiên kim từ mẹ trẻ với tinh thần chia sẻ, thấu hiểu; đề nghị mẹ trẻ đưa ra những bằng chứng để chứng minh điều mẹ trẻ nói là đúng; đề nghị mẹ trẻ bình tĩnh để giáo viên chủ nhiệm có thời gian trao đổi với giáo viên B xác định tình hình và đưa ra hướng giải quyết.

Trao đổi thông tin với giáo viên bi của lớp để xác định mức độ chính xác của thông tin mẹ trẻ nói là đúng hay chỉ là nghi ngờ, hiểu lầm,…

Báo cáo sự việc với ban giám hiệu để có hướng xử lý phù hợp.

Tổ chức một buổi gặp mặt giữa giáo viên lớp và cha mẹ trẻ đó, có sự tham gia của đại diện ban giám hiệu để giải quyết vấn đề:

+ Nếu không có chuyện đó xảy ra, giáo viên B và giáo viên chủ nhiệm lớp giải thích rõ ràng với cha mẹ trẻ đó để hóa giải hiểu lầm.

+ Nếu đúng là giáo viên B có hành động không đúng chuẩn mực, nhà trường yêu cầu giáo viên B xin lỗi và rút kinh nghiệm sâu sắc, Nếu còn vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật theo quy định.

Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp với cha mẹ trẻ một cách lịch sự, tế nhị, đặc biệt với bố của trẻ để tránh gây hiểu lầm.

# Tình huống 23:

Sáng sớm, cha mẹ trẻ đã gọi điện xin nghỉ học cho trẻ. Giáo viên Thống kê tỉ số lớp trong ngày theo quy định và báo với nhà bếp các suất ăn của trẻ. Nhưng đến 9 giờ sáng, cha mẹ trẻ lại đưa trẻ đi học thì có lý do riêng.

– Giáo viên vẫn nhận trẻ vào lớp, đồng thời thông báo ngay cho nhà bếp để kịp thời bổ sung thực phẩm.

– Giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ đó nói riêng và cha mẹ các trẻ khác trong lớp nói chung về việc xin nghỉ cũng như thông báo ngay những thay đổi với giáo viên để cho giáo viên báo nhà bếp bổ sung, điều chỉnh thực phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ và tất cả các trẻ trong Trường.

#Tình huống 24:

Cha mẹ trẻ cho con đi học nhưng đến giữa buổi sáng, trẻ bị sốt nên giáo viên thông báo để cha mẹ trẻ đến đón con về chăm sóc. Cha mẹ trẻ yêu cầu nhà bếp cung cấp thức ăn cho trẻ để mang về cho trẻ ăn vì ngày hôm đó trẻ vẫn đóng tiền ăn.

+ Cách xử lý :

Giáo viên chấp nhận ý kiến của cha mẹ trẻ với thái độ lắng nghe, thấu hiểu.

Giáo viên chia sẻ thông tin: theo quy định của nhà trường thì tất cả thức ăn của trẻ chỉ phục vụ tại trường, không mang ra khỏi trường trong bất kỳ hoàn cảnh và mối quan hệ nào, suất ăn chỉ được phép mang ra khỏi trường khi làm công tác xét nghiệm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xác định có vụ ngộ độc thực phẩm tại trường hay không. Vì vậy, cha mẹ trẻ Vui

Xem thêm: Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non giáo dục trẻ

Từ khóa » Các Bước Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non