Hướng Dẫn Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Thường Gặp Trong Chăm Sóc ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 16 tháng 01 năm 2020
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
Người thực hiện: Hoàng Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng
Thư ký: Văn Thị Ngọc Ánh – GV
HƯỚNG DẪN
XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
1.Khái niệm:
Tình huống sư phạm trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ. Đó là các tình huống với trẻ, tình huống với đồng nghiệp hoặc tình huống với phụ huynh, với cộng đồng.
Trước những tình huống sư phạm này đòi hỏi giáo viên phải xác định tình huống thuộc loại gì, phân tích, tìm kiếm cách thức để giải quyết tình huống một cách hiệu quả.
*Đặc điểm của tình huống sư phạm:
Tính có vấn đề: Luôn chứa đựng mâu thuẫn (yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và hạn chế của người học,…)
Tính phức tạp: Chứa đựng nhiều mẫu thuẫn, có nguồn gốc khác nhau, tính chất phức tạp của quá trình giáo dục.
Tính bất ngờ: Thời điểm xuất hiện, nội dung và tính chất
*Bản chất của tình huống sư phạm: là chứa đựng mâu thuẫn với nhiều mức độ, tính chất khác nhau, cần phải giải quyết. Mỗi giáo viên mầm non khi đứng trước một tình huống cần có sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh tế, khéo léo và bình tĩnh. Vì vậy, qua quá trình xử lý các tình huống sư phạm, mỗi giáo viên mầm non sẽ:
Phát triển tư duy sáng tạo, tính chủ động trong quá trình giáo dục.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Phát triển năng lực nghề nghiệp, hiểu trẻ, hiểu nghề hơn.
2.Nguyên tắc xử lý tình huống:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mô phạm
-Khi ứng xử với người học, ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu, thể hiện sự yêu thương, tạo sự an toàn.
- Khi ứng xử với cha mẹ trẻ cần thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, thân thiện.
- Khi ứng xử với đồng nghiệp cần thể hiện sự chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự nhân phẩm của đồng nghiệp.
-Trong quá trình xử lý luôn luôn phải hướng đến mục đích giáo dục, đảm bảo được sự công bằng, tính mềm dẻo, sát đối tượng.
Nguyên tắc 2: Tôn trọng nhân cách đối tượng
-Khi xảy ra mẫu thuẫn, giáo viên cần lắng nghe các bên, lắng nghe người học, tiếp nhận thông tin với thái độ cầu thị, nghiêm túc, tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận để thể hiện sự tôn trọng.
-Tôn trọng nhân cách đối tượng không chỉ thể hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ đúng mực, mô phạm mà còn thể hiện ở việc giáo viên hiểu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng, đảm bảo sự công bằng giữa các bên trong tình huống.
Nguyên tắc 3: Đồng cảm, tin tưởng đối tượng
-Đồng cảm và tin tưởng đối tượng trong quá trình xử lý tình huống sư phạm là một yếu tố quan trọng làm giảm sự căng thẳng của các bên tham gia vào tình huống.
-Sự đồng cảm, tin tưởng thể hiện ở chỗ: Giáo viên thông cảm, chia sẻ và nâng đỡ đối với các hạn chế của trẻ, có thái độ nhẹ nhàng, tin tưởng và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ, luôn đồng cảm với những thắc mắc, suy nghĩ của cha mẹ trẻ và các đối tượng khác; biết đặt mình vào vị trí của các đối tượng trong tình huống để từ đó có cái nhìn thấu cảm, xử lý tình huống được chặt chẽ hơn, hợp lý hơn.
Nguyên tắc 4: Thiện chí, đảm bảo tính kịp thời
-Sự thiện chí, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu sẽ là một chất xúc tác hữu ích để bước đầu xóa tan được bầu không khí tâm lý căng thẳng của tình huống. Bên cạnh đó, cùng với tính kịp thời trong việc nắm bắt thông tin và xử lý tình huống sẽ làm rút ngắn thời gian căng thẳng cho đến khi tình huống được xử lý triệt để.
-Thực hiện nguyên tắc thiện chí, đảm bảo tính kịp thời cũng cho thấy được trách nhiệm của người giáo viên với công việc, với nghề nghiệp của mình.
3. Quy trình xử lý tình huống:
BƯỚC 1: Nhận diện tình huống
Giáo viên phải huy động toàn bộ tri thức, kinh nghiệm của bản thân để nhanh chóng nhận diện tình huống:
Thuộc loại nào? (thông thường hay đặc biệt)
Xảy ra giữa ai với ai?
Xảy ra trong hoàn cảnh nào?
Mức độ nghiêm trọng ra sao?
Bản chất của tình huống này là gì?
Cần phải xử lý ngay lập tức là xong hay sau đó còn phải xử lý tiếp?...
Tất cả việc nhận diện được diễn ra nhanh trong trí óc của giáo viên, giúp họ thu thập dữ liệu ban đầu để tiến hành các bước tiếp theo của quy trình xử lý.
BƯỚC 2: Phân tích tình huống
* Tìm hiểu nguyên nhân
-Phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi của đối tượng (trẻ, cha mẹ trẻ, đồng nghiệp,...) được xuất phát từ đâu, bối cảnh gây nên tình huống là gì. Phân tích kĩ mâu thuẫn của tình huống và những biểu hiện trong hành vi, cử chỉ, lời nói, cách quan hệ, cư xử trong hoạt động thực tiễn các đối tượng.
-Khi phân tích, cần phải lý giải các đặc điểm tâm lý được biểu hiện ở mối quan hệ với nhau trong hành vi như thế nào (nét mặt, cử chỉ, giọng nói và nhịp điệu giọng nói cũng thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người như chủ động hay bị động, chân thành hay giả dối, vui hay buồn,…).
Nếu giáo viên tinh tế, nhạy cảm, bình tĩnh và sáng suốt sẽ có được phán đoán đúng trạng thái cảm xúc và đặc điểm tâm lý, nhân cách của đối tượng gây nên tình huống, từ đó đưa ra các hành động xử lý phù hợp (hoàn cảnh, nội dung và tâm lý của các bên tham gia tình huống).
BƯỚC 2: Phân tích tình huống
* Xác định nhiệm vụ
-Xác định nhiệm vụ cần phải dựa trên sự phân tích mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng trong tình huống, những dữ kiện, những tác động giáo dục tới các bên, những ưu điểm và sai lầm, thiếu sót trong hành vi của đối tượng giáo dục cũng như những tác động sư phạm cần có.
-Việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết tình huống đòi hòi người giáo viên cần phải có kỹ năng xử lý linh hoạt, mềm dẻo, bởi nhiệm vụ có thể được thay đổi do tính bất định của tình huống tạo ra, đồng thời phải kiên định hướng tới mục tiêu giáo dục.
BƯỚC 2: Phân tích tình huống
* Lựa chọn giải pháp tối ưu
-Khi đưa ra giải pháp, giáo viên phải phân tích được các cách giải quyết đúng hay sai, vận dụng được kiến thức khoa học của Giáo dục học, Tâm lý học hay chưa, hiệu quả của các cách giải quyết đã phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh cá nhân, trường hợp cụ thể của trẻ trong những tình huống cụ thể,… Bên cạnh đó, giáo viên cần tính đến mức độ thuận lợi và khó khăn của từng giải pháp.
-Từ việc phân tích các giải pháp đã đưa ra, giáo viên lựa chọn cách xử lý tối ưu cho tình huống, trên cơ sở xác định mâu thuẫn chính của tình huống. Có thể kết hợp các giải pháp khác nhau đối với tình huống sư phạm phức tạp để đưa ra giải pháp toàn vẹn nhất.
BƯỚC 3: Giải quyết tình huống
-Khi đã chọn được giải pháp xử lý tình huống tối ưu, giáo viên tiến hành xử lý tình huống sư phạm kịp thời nhằm đảm bảo quá trình giáo dục được diễn ra thuận lợi, đáp ứng mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
-Đối với các tình huống sư phạm mang tính chất đặc biệt, nhà giáo dục không thể tuân thủ trình tự các bước xử lý tình huống sư phạm thông thường mà cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo.
-Ngoài ra, khi gặp những tình huống vượt quá thẩm quyền, nhà giáo dục không được tự ý giải quyết mà cần xin ý kiến của cấp trên.
-Giáo viên đúc rút kinh nghiệm sau khi giải quyết tình huống giáo dục. Trong bài học sư phạm, giáo viên cũng cần đưa ra hệ thống các biện pháp để ngăn ngừa những tình huống tương tự xảy ra.
*Lưu ý chung
- Giáo viên mầm non cần nhớ: Trước mỗi sự việc, mỗi vấn đề thường có nhiều cách giải quyết khác nhau, không thể có cách xử lý hoàn toàn giống nhau cho mọi hoàn cảnh, mọi tình huống (mặc dù có thể có cùng mẫu thuẫn,…).
- Vì vậy, bên cạnh việc phải căn cứ vào các nguyên tắc, quy trình trong xử lý tình huống sư phạm cũng cần tính đến hoàn cảnh thực tế, cũng như nhiệm vụ cần giải quyết để đưa ra các cách xử lý tối ưu cho mỗi tình huống cụ thể./.
Từ khóa » Các Bước Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non
-
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ...
-
Quy Trình Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non
-
TOP 22 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Thường Gặp
-
Hướng Dẫn Quy Trình Xử Lý Tình Huống Sư Phạm
-
24 Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Với Phụ Huynh
-
Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Và Cách Giải Quyết
-
Top 10 Tình Huống Khó Xử Cô Giáo Mầm Non Thường Gặp Phải Và ...
-
KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG ...
-
Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non
-
Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Trong Hoạt động Giáo Dục Mầm Non
-
Top 9 Nguyên Tắc Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non 2022
-
Các Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Và Cách Giải Quyết Hiệu Quả
-
Top 10 Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Thường Gặp Và Cách Giải ...