25+ Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Hay Nhất (theo Ngành ... - Blog OKRs
Có thể bạn quan tâm
Bạn thường ngồi cùng các nhân viên của mình vào buổi họp tổng kết quý và ngạc nhiên hoặc thậm chí “ngã ngửa” chẳng có mục tiêu nào có cơ hội cán đích? Nhân viên của bạn còn chẳng biết mình đang ở mốc nào của “đường đua”.
Áp dụng nguyên tắc SMART giúp giải quyết vấn đề khiến bạn đau đầu. Cùng VNOKRs tìm hiểu thêm một số ví dụ về mục tiêu SMART áp dụng cho từng bộ phận cụ thể để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.
1. 25+ ví dụ áp dụng nguyên tắc SMART (theo ngành nghề)
Các ngành nghề trong thực tế rất đa dạng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng lấy ví dụ về mục tiêu SMART của 7 ngành nghề: Kinh doanh, Marketing, chăm sóc khách hàng, tài chính – kế toán, nhân sự, thiết kế, kỹ sư phần mềm.
1.1. Ví dụ về mô hình SMART trong Kinh doanh
Mục tiêu SMART có thể giúp hoạt động kinh doanh công ty bạn hiệu quả hơn.
Ví dụ 1 – Tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
- M – Measurable (Tính đo lường): Tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng của team Chăm sóc khách hàng và tính năng vượt trội của sản phẩm, tôi muốn tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đạt doanh thu vượt trội
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2020
Ví dụ 2 – Mở rộng thị phần
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở rộng thị phần sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn mở rộng thị phần sản phẩm lên mức 20% thị trường
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính hiện nay, tôi muốn mở rộng thị phần sản phẩm lên mức 20% thị trường
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng ảnh hưởng của công ty và sản phẩm trên thị trường
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/6/2021
Ví dụ 3 – Mở rộng các cửa hàng phân phối sản phẩm
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở rộng các cửa hàng phân phối sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Lên ít nhất 3,000 cửa hàng trên toàn quốc
- A – Attainable (Tính khả thi): Với hệ thống cửa hàng hiện nay và khả năng nhượng quyền thương hiệu, tôi muốn mở rộng cửa hàng phân phối sản phẩm lên ít nhất 3,000 cửa hàng trên toàn quốc
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm mở rộng thâm nhập thị trường
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/6/2020
Ví dụ 4 – Tăng số lượng nhà phân phối
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng số lượng nhà phân phối sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Lên mức 50 nhà phân phối trên toàn quốc
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng phát triển sản phẩm và danh tiếng của công ty hiện nay, tôi muốn tăng số lượng nhà phân phối lên 50
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp sản phẩm thâm nhập thị trường tốt hơn
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước ngày 30/6/2020
1.2. Ví dụ về nguyên tắc SMART trong Tiếp thị (Marketing)
Các mục tiêu của Marketing thường khó đánh giá được hiệu quả khi áp dụng SMART cũng trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ 5 – Tăng lưu lượng truy cập website sản phẩm
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng lưu lượng khách hàng truy cập website sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Với mức tăng ít nhất 10% mỗi tháng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng đăng tải ít nhất 5 bài viết chuẩn SEO, giải quyết vấn đề khách hàng đang quan tâm cho website, tôi muốn tăng lưu lượng khách hàng truy cập website sản phẩm lên ít nhất 10% mỗi tháng
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện ngay từ tháng 11/2020
Ví dụ 6 – Tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm Google
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “giày chạy bộ”
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tăng vị trí lên top 5 trang tìm kiếm
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tối ưu website của team SEO hiện nay, tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng lên top 5 trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “giày chạy bộ”
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu mua giày chạy bộ hơn
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/6/2021
Ví dụ 7 – Tăng lượng theo dõi Fanpage công ty
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng lượng theo dõi Fanpage công ty
- M – Measurable (Tính đo lường): Lên mức 10,000 người theo dõi
- A – Attainable (Tính khả thi): Với danh tiếng công ty và các nội dung hấp dẫn trên Fanpage hiện nay, tôi muốn tăng lượng theo dõi Fanpage công ty lên mức 10,000 người theo dõi
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm góp phần gia tăng hình ảnh công ty
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/6/2020
Ví dụ 8 – Tổ chức sự kiện thu hút khách hàng đăng ký thông tin
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tổ chức sự kiện về sản phẩm
- M – Measurable (Tính đo lường): Sự kiện thu hút được ít nhất 1,000 khách hàng đăng ký nhận tư vấn sản phẩm chuyên sâu
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team Marketing hiện nay, tôi muốn tổ chức sự kiện về sản phẩm thu hút được ít nhất 1,000 khách hàng đăng ký nhận tư vấn sản phẩm chuyên sâu
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm hỗ trợ team Kinh doanh có thêm thông tin khách hàng tiềm năng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 31/12/2020
1.3. Ví dụ nguyên tắc SMART trong Chăm sóc khách hàng (Customer Support)
Những nụ cười của chăm sóc khách hàng với mục tiêu SMART cũng có thể trở nên rạng rỡ hơn.
Ví dụ 9 – Gia tăng sự hài lòng của khách hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn team Chăm sóc khách hàng nhận được sự hài lòng cao của khách hàng
- M – Measurable (Tính đo lường): Với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm team Chăm sóc khách hàng hiện nay, tôi muốn team nhận được sự hài lòng cao của khách hàng, với ít nhất 90% khách hàng đánh giá 5 sao sau khi nhận hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần được thực hiện ngay trong tháng 11 năm 2020
Ví dụ 10 – Giảm thiểu thời gian phản hồi khách hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giảm thiểu thời gian phản hồi khách hàng
- M – Measurable (Tính đo lường): Xuống dưới 2 tiếng tính từ thời điểm khách hàng liên hệ
- A – Attainable (Tính khả thi): Với nhân sự team chăm sóc khách hàng hiện nay, tôi muốn giảm thiểu thời gian phản hồi khách hàng xuống dưới 2 tiếng tính từ thời điểm khách hàng liên hệ
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần được thực hiện ngay trong tháng 11 năm 2020
Ví dụ 11 – Gửi quà tặng khách hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn gửi quà tặng khách hàng làm việc trong ngành giáo dục
- M – Measurable (Tính đo lường): 100% khách hàng làm việc trong ngành giáo dục nhận được quà từ công ty
- A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn kinh phí và năng lực của team chăm sóc khách hàng hiện nay, tôi muốn gửi quà tặng 100% khách hàng làm việc trong ngành giáo dục
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng với công ty
- T – Timely (Tính thời điểm): Quà cần được gửi đến khách hàng trước 9 giờ sáng ngày thứ 5 (19/11/2020)
1.4. Ví dụ về mục tiêu SMART trong Tài chính & kế toán
Mục tiêu kế toán rõ ràng, cụ thể sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ 12 – Đảm bảo thu hồi công nợ đúng hạn
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn Phòng Tài chính – Kế toán đảm bảo thu hồi công nợ đúng hạn
- M – Measurable (Tính đo lường): Thu hồi công nợ đúng hạn cho ít nhất 90% dự án triển khai phần mềm nhân sự tại khách hàng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm Phòng Tài chính – Kế toán, tôi muốn Phòng đảm bảo thu hồi công nợ đúng hạn cho ít nhất 90% dự án triển khai phần mềm nhân sự tại khách hàng
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo dòng tiền cho sản xuất kinh doanh của công ty
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần thực hiện ngay từ tháng 11 năm 2020
Ví dụ 13 – Chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử
- S – Specific (Tính cụ thể): Phòng Tài chính – Kế toán thực hiện chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy
- M – Measurable (Tính đo lường): Tỷ lệ chuyển đổi 100%
- A – Attainable (Tính khả thi): Với sự chuẩn bị hệ thống và đào tạo nhân sự hiện nay, tôi muốn Phòng Tài chính – Kế toán thực hiện chuyển đổi sử dụng 100% hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đáp ứng các quy định của Bộ Tài chính
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2020
Ví dụ 14 – Rà soát các chi phí
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn rà soát các chi phí
- M – Measurable (Tính đo lường): 100% các chi phí phát sinh trong năm 2020
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm team Tài chính Kế toán, tôi muốn rà soát 100% các chi phí phát sinh trong quy trước
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm cắt giảm bớt các khoản chi không cần thiết
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2020
1.5. Ví dụ nguyên tắc SMART của Nhân sự (HR)
Quản trị nhân sự hiệu quả với SMART giúp công ty bạn phát triển ổn định, lâu dài.
Ví dụ 15 – Tuyển dụng nhân sự
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tuyển dụng đủ nhu cầu nhân sự mới của công ty
- M – Measurable (Tính đo lường): 5 nhân viên lập trình .NET, 3 nhân viên kiểm thử, 4 nhân viên phân tích nghiệp vụ trong quý IV-2020
- A – Attainable (Tính khả thi): Với nhu cầu tuyển dụng và khả năng tài chính hiện nay, tôi muốn tuyển dụng 5 nhân viên lập trình .NET, 3 nhân viên kiểm thử, 4 nhân viên phân tích nghiệp vụ trong quý IV-2020
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đủ nhân sự đáp ứng triển khai dự án mới ký kết.
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2020.
Ví dụ 16 – Đào tạo nhân sự
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn đào tạo hội nhập cho nhân sự mới
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn đào tạo hội nhập cho 100% nhân sự mới
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team nhân sự hiện nay, tôi muốn đào tạo hội nhập cho 100% nhân sự mới
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp nhân sự mới hiểu rõ về lịch sử phát triển của công ty và các quy định cần tuân thủ
- T – Timely (Tính thời điểm): Chậm nhất sau 1 tuần từ khi nhân sự gia nhập công ty
Ví dụ 17 – Tính công lương
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tính công lương chuẩn xác
- M – Measurable (Tính đo lường): Cho 100% nhân sự công ty
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team nhân sự hiện nay, tôi muốn tính công lương chuẩn xác cho 100% nhân sự công ty
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo tâm lý làm việc thoải mái cho nhân viên
- T – Timely (Tính thời điểm): Trước ngày mùng 5 hàng tháng
Ví dụ 18 – Đóng bảo hiểm
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn đóng bảo hiểm cho nhân viên công ty
- M – Measurable (Tính đo lường): Đóng bảo hiểm đúng hạn cho 100% nhân sự công ty
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tài chính hiện nay của công ty, tôi muốn đóng bảo hiểm đúng hạn cho 100% nhân sự công ty
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân viên và thực hiện đúng theo luật định.
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần duy trì liên tục, đóng bảo hiểm đúng thời gian từng tháng
1.6. Ví dụ mục tiêu SMART trong Thiết kế (Design)
Thiết kế là công việc nghiêng về sáng tạo và khó kiểm soát về tiến độ theo giờ hành chính.
Ví dụ 19 – Hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu
- S – Specific (Tính cụ thể): Team Thiết kế cần hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu
- M – Measurable (Tính đo lường): Được 100% Ban Lãnh đạo phê duyệt ban hành
- A – Attainable (Tính khả thi): Với kinh nghiệm, năng lực của Team Thiết kế, tôi muốn Team hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu được 100% Ban Lãnh đạo phê duyệt ban hành
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đồng bộ nhận diện công ty trên các ấn phẩm truyền thông
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2020
Ví dụ 20 – Học thêm một phần mềm đồ họa
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn học thêm một phần mềm đồ họa
- M – Measurable (Tính đo lường): Thành thạo phần mềm Corel
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tự học hiện nay, tôi muốn học thành thạo thêm phần mềm Corel
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp thiết kế các file vector thuận tiện hơn
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/6/2020
Ví dụ 21 – Phát triển team thiết kế
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn phát triển nhân sự team thiết kế
- M – Measurable (Tính đo lường): Thêm ít nhất 2 nhân sự senior có từ 3 năm kinh nghiệm thiết kế trở lên và 3 nhân sự fresher có từ 6 tháng kinh nghiệm thiết kế trở lên
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng chi trả quỹ lương và năng lực đào tạo của team thiết kế hiện nay, tôi muốn phát triển nhân sự team thiết kế với ít nhất 2 nhân sự senior có từ 3 năm kinh nghiệm thiết kế trở lên và 3 nhân sự fresher có từ 6 tháng kinh nghiệm thiết kế trở lên
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo khối lượng, tiến độ công việc trong quý IV-2020 và thời gian tiếp theo
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước ngày 30/11/2020
Ví dụ 22 – Tổ chức workshop
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn team thiết kế tổ chức workshop chia sẻ về cảm quan thẩm mỹ trong thiết kế đồ họa
- M – Measurable (Tính đo lường): Buổi workshop cần thu hút ít nhất 50 nhân viên của tập đoàn tham gia
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và kinh nghiệm của team thiết kế, tôi muốn tổ chức workshop chia sẻ về cảm quan thẩm mỹ trong thiết kế đồ họa thu hút ít nhất 50 nhân viên của tập đoàn tham gia
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp nhân viên gia tăng cảm quan thẩm mỹ, hỗ trợ sáng tạo trong công việc
- T – Timely (Tính thời điểm): Buổi workshop cần tổ chức trước ngày 30/11/2020
1.7. Ví dụ nguyên tắc SMART cho Kỹ sư phần mềm (IT)
Mục tiêu SMART cũng có thể áp dụng hiệu quả với các kỹ sư phần mềm.
Ví dụ 23 – Giảm lỗi phần mềm
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giảm thiểu lỗi phần mềm
- M – Measurable (Tính đo lường): Xuống mức tối đa 2 lỗi / tính năng chính
- A – Attainable (Tính khả thi): Với kinh nghiệm của team Sản phẩm hiện nay, tôi muốn giảm thiểu lỗi phần mềm xuống mức tối đa 2 lỗi / tính năng chính
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm gia tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2020
Ví dụ 24 – Ra mắt sản phẩm mới
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn ra mắt phần mềm nhân sự mới
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn ra mắt phần mềm nhân sự với 5 phân hệ tính năng mới
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm của team Sản phẩm hiện nay, tôi muốn ra mắt phần mềm nhân sự với 5 phân hệ tính năng mới
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/6/2020
Ví dụ 25 – Giảm thời gian gián đoạn hệ thống
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giảm thời gian gián đoạn hệ thống mạng công ty
- M – Measurable (Tính đo lường): Xuống mức tối đa 30 phút trong 1 tháng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với hệ thống hạ tầng mạng và kinh nghiệm, năng lực team IT hiện nay, tôi muốn giảm thời gian gián đoạn hệ thống mạng công ty xuống mức tối đa 30 phút trong 1 tháng.
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đảm bảo nhân viên làm việc thuận lợi, hạn chế gián đoạn công việc
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần duy trì và bắt đầu tính từ tháng 11/2020
Ví dụ 26 – Nâng cấp laptop nhân viên
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn phòng IT tiến hành nâng cấp laptop nhân viên
- M – Measurable (Tính đo lường): Nâng cấp 100% laptop nhân sự key lên 6GB ram; 100% laptop nhân viên lên 4GB ram
- A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn tài chính của công ty và năng lực của team IT hiện nay, tôi muốn tiến hành nâng cấp 100% laptop nhân sự key lên 6GB ram; 100% laptop nhân viên lên 4GB ram.
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp nhân viên toàn công ty làm việc hiệu quả hơn
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2020
2. Thiết lập mục tiêu SMART: Nên và Không nên!
Khi thiết lập mục tiêu SMART, bạn nên lưu ý những điều nên làm và không nên làm sau đây để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất:
NÊN | KHÔNG NÊN |
Sử dụng từ ngữ cụ thể Bạn hãy xác định mình hoặc team có thế mạnh ở đâu, muốn đạt được những mục tiêu nào? Ví dụ: Tôi muốn đạt doanh thu 1 tỷ từ các sản phẩm thể thao tại 5 chuỗi hệ thống cửa hàng của công ty ở các Quận trung tâm thành phố từ việc tận dụng hiệu ứng của kỳ SEAGAME sẽ diễn ra tại Hà Nội trong quý này. | Sử dụng từ ngữ mơ hồ, gây nhầm lẫn Ngôn ngữ mơ hồ, gây nhầm lẫn khi thiết lập mục tiêu sẽ khiến team của bạn gặp khó khăn khi thực hiện mục tiêu. Ví dụ: Tôi muốn đạt doanh thu vượt mức từ việc tận dụng hiệu ứng của kỳ SEAGAME sẽ diễn ra tại Hà Nội trong quý này. |
Mục tiêu có thể đo lường được Các mục tiêu có thể đo lường giúp bạn kiểm soát tiến độ thực hiện mục tiêu đồng thời, cũng đánh giá được mình có tiến bộ tích cực nào so với trước đây hay không. Ví dụ: Cải thiện 50% chất lượng sản phẩm thể thao tại 5 chuỗi hệ thống cửa hàng của công ty ở các Quận trung tâm thành phố để cán mốc doanh thu. | Mục tiêu không có KPI Một mục tiêu được đặt ra mà không có KPI sẽ khiến bạn rất khó khăn để xác định nhân viên của mình có đang làm việc hiệu quả hay không. Ví dụ: Cải thiện chất lượng sản phẩm thể thao tại các chuỗi hệ thống cửa hàng của công ty để cán mốc doanh thu. |
Mục tiêu thực tế Một mục tiêu thực tế cần được thiết lập thông qua căn cứ số liệu phân tích cụ thể, đặc điểm, lịch sử kết quả bạn từng đạt được. | Mục tiêu vượt ngưỡng, bất khả thi Mục tiêu bất khả thi khiến nhân viên của bạn vô cùng áp lực, căng thẳng, thậm chí bất mãn với công việc. |
Mục tiêu liên quan đến công ty Bạn nên đặt câu hỏi là mục tiêu này có thực sự quan trọng, kết quả đạt được có đóng góp gì cho sự phát triển tiếp theo, lâu dài của bạn hay không. | Đánh mất tầm nhìn của công ty Mọi sự “xoay trục” phát triển cần rất thận trọng để các mục tiêu không khiến bạn đánh mất tầm nhìn, bản sắc của công ty. |
Mục tiêu với khung thời hạn Mục tiêu gắn liền với khung thời hạn giúp bạn kiểm soát được tiến độ, hiệu suất làm việc của team. Chia nhỏ khung thời gian thực hiện giúp nhân viên của bạn dễ dàng cán đích hơn. Ví dụ: Cán mốc 35% doanh thu vào tháng thứ 1 của quý, 40% tháng thứ 2 và 35% tháng thứ 3. | Mục tiêu không có khung thời hạn Các nỗ lực thực hiện mục tiêu không được đánh giá kịp thời. Bạn cũng không thể biết team có đang thực hiện mục tiêu đúng hướng hay không. Ví dụ: Cán mốc doanh thu. |
Trên đây, VNOKRs đã cùng bạn tìm hiểu các ví dụ cụ thể và lưu ý những điểm nên và không nên khi thiết lập mục tiêu SMART. VNOKRs chúc bạn thiết lập được nhiều mục tiêu SMART phù hợp, chính xác nhất với ngành nghề, lĩnh vực công việc mình đang thực hiện.
Từ khóa » Ví Dụ Về Từ Smart
-
9 Ví Dụ Về Nguyên Tắc SMART đơn Giản & Dễ Hiểu Nhất - Blog GoalF
-
11+ Ví Dụ ứng Dụng Nguyên Tắc SMART Trong Công Việc - Blog OKRs
-
Câu Ví Dụ,định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Của"Smart" | HiNative
-
Một Vài Ví Dụ Về Mục Tiêu Smart
-
11+ Ví Dụ ứng Dụng Nguyên Tắc SMART Trong Công Việc
-
25+ Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Hay Nhất (theo Ngành Nghề)
-
Ví Dụ, Mục Tiêu SMART Trong Kinh Doanh - Tino Group JSC
-
Top 10 Ví Dụ Về Smart Goal để Giúp Bạn đạt được ước Mơ Của Mình
-
Ví Dụ Về Mục Tiêu Cá Nhân Smart - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Ý Nghĩa Của Smart Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Ý Nghĩa Của Smart Tag Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Nguyên Tắc SMART Là Gì? 5 Ví Dụ Về Nguyên Tắc ... - Đọc Sách Hay
-
Mô Hình SMART Là Gì? Lợi ích, Cách ứng Dụng Và Ví Dụ Thực Tiễn
-
Ứng Dụng Nguyên Tắc SMART Trong Thiết Lập Mục Tiêu Cuộc Sống Cá ...