4 Cách Giúp Bạn Dễ Dàng Nói Lời Từ Chối Khéo Léo Mà ... - VietnamWorks

Tuy nhiên, rồi cũng sẽ đến lúc bạn rơi vào những tình huống “không thể không nói không”. Chỉ cần cẩn thận và tinh tế một chút, bạn vẫn có cách từ chối khéo léo mà không sợ gây ảnh hưởng với người xung quanh.

Sau đây sẽ là 04 bí thuật được chia sẻ bởi Ivan Misner, tác giả quyển sách Who’s in Your Room: The Secret to Creating Your Best Life và 06 cách mà chúng tôi tổng hợp được từ các nguồn khác, nhằm giúp bạn có cách từ chối khéo khi bị nhờ vả mà không làm người khác cảm thấy “khó chịu”.

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • 1. Cần biết bản thân đang ưu tiên điều gì
  • 2. Bạn biết người phù hợp hơn cho công việc này
  • 3. Hãy cho họ thấy bạn sợ sẽ khiến họ thất vọng
  • 4. Mạnh dạn nói “không” với sự nhờ vả
  • 5. Chia sẻ thẳng thắn
  • 6. Đưa ra một giải pháp khác
  • 7. Dùng lời khen là cách từ chối khéo léo
  • 8. Sẵn sàng đưa ra lựa chọn của bản thân
  • 9. Kiên quyết khi bị nài nỉ
  • 10. Đừng dành thời gian cho lời từ chối

1. Cần biết bản thân đang ưu tiên điều gì

Không phải mối quan hệ nào hay bất kỳ người nào bạn gặp cũng đều quan trọng với bạn. Vì thế, bạn cần xác định được điều gì là quan trọng đối với mình. Bởi nếu không xác định được điều này thù bạn khó có thể thốt ra lời từ chối trước lời nhờ vả hoặc lời rủ rê từ đối phương.

Cần biết bản thân đang ưu tiên điều gì

Đọc ngay: Nhận diện hành vi “Gây hấn thụ động – passive aggressive” chốn công sở

2. Bạn biết người phù hợp hơn cho công việc này

Nếu lời đề nghị hỗ trợ không dính dáng gì đến công việc và chuyên môn của bạn, hãy từ chối một cách nhẹ nhàng và nói với họ rằng: “Vấn đề này không thuộc chuyên môn cá nhân của tôi, nên tôi không thể giúp bạn được”.

Cách từ chối khéo ở đây là đừng để câu chuyện kết thúc ở lời “say no” của bạn. Hãy chủ động giới thiệu họ đến những người mà bạn tin rằng có năng lực chuyên môn phù hợp hơn. Không ai có thể nỡ lòng từ chối một lời “từ chối khéo léo và nhiệt tình” như vậy cả.

3. Hãy cho họ thấy bạn sợ sẽ khiến họ thất vọng

Hãy cho họ thấy bạn sợ sẽ khiến họ thất vọng

Một trong những bí quyết hàng đầu được Ivan áp dụng chính là hãy nói “Có” nhưng mang hàm ý từ chối. Đừng vội nói không ngay ở câu đầu tiên, mà hãy cho họ cảm nhận thiện chí của bạn trước, nhưng đi kèm với đó là một lời “cảnh báo trước” kiểu như : “Nếu tôi “đồng ý” với lời đề nghị của bạn thì e là tôi có thể khiến bạn “thất vọng” vì kết quả không như mong đợi”.

Xem thêm: Cách từ chối khéo lời mời đi chơi từ đồng nghiệp

4. Mạnh dạn nói “không” với sự nhờ vả

Nhiều người lo lắng rằng nếu từ chối có thể xúc phạm đến đối phương và làm mối quan hệ xấu đi. Điều này chỉ đúng khi bạn bạn từ chối một việc quan trọng ảnh hưởng cả hai. Đôi khi, bạn cần phải thẳng thắn từ chối một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ giữ cho câu trả lời của mình lịch sự và không làm tổn thương người khác.

Cách từ chối khéo là một kỹ năng nên cần được rèn luyện như mọi kỹ năng khác. Càng thường xuyên bạn thực hành từ chối, bạn sẽ càng tự tin và thành thạo hơn trong việc này.

5. Chia sẻ thẳng thắn

Chia sẻ thẳng thắn là cách từ chối khéo

“Đó không phải chuyên môn phù hợp với tôi”. Đôi khi bạn chỉ cần nói thẳng thắn như thế đã là đủ. Mọi thứ đều phải đầu từ việc bạn hiểu rõ chuyên môn và mục đích công việc của mình là gì” – Misner chia sẻ. “Tôi thường thẳng thừng từ chối với những lời đề nghị hỗ trợ không phù hợp với chuyên môn của mình và chia sẻ với họ định hướng và chuyên môn cá nhân”.

6. Đưa ra một giải pháp khác

Nếu lời đề nghị không phù hợp với công việc chuyên môn của bạn, hãy thử xoay chuyển lời đề nghị ấy thành một giải pháp khác xuất phát từ phía bạn.

“Thay vì từ chối hoàn toàn việc gửi các email tin tức đến các địa chỉ trong danh bạ cá nhân, tôi đã đề nghị họ sử dụng mạng xã hội. Vừa giúp giải quyết được vấn đề của họ, vừa giúp tôi giữ được mối quan hệ với đối tác của mình”.

7. Dùng lời khen là cách từ chối khéo léo

Dùng lời khen là cách từ chối khéo léo

Bạn có thể sử dụng lời khen như một cách từ chối khéo khi bị nhờ vả. Ví dụ như, bạn có thể nói “Tôi rất biết ơn và trân trọng lời mời của bạn, nhưng thật tiếc tôi không thể đáp ứng vào thời điểm này.”

Đọc thêm: Kỹ năng sống là gì? Tầm quan trọng và những kỹ năng sống

8. Sẵn sàng đưa ra lựa chọn của bản thân

Đôi khi thật khó để “say NO”. Không phải vì bạn sợ đối phương thất vọng mà bạn sợ mất đi một cơ hội trải nghiệm thú vị. Vì thế, để giảm bớt tính chất phản đối của câu từ chối, bạn có thể đưa đưa ra một số lựa chọn hoặc gợi ý để đối phương có thể tìm kiếm giải pháp khác trong cách từ chối khéo của mình.

9. Kiên quyết khi bị nài nỉ

Kiên quyết khi bị nài nỉ

Đôi khi, người khác có thể cố gắng thuyết phục bạn hoặc nài nỉ bạn chấp nhận yêu cầu. Trong những trường hợp như vậy, bạn hãy kiên quyết và lặp lại quyết định của mình một cách lịch sự. Đừng để câu trả lời của bạn từ “không” ban đầu biến thành “có thể” và sau cùng là “có”.

10. Đừng dành thời gian cho lời từ chối

Khi đã từ chối một cách lịch sự và rõ ràng, bạn hãy tránh dành quá nhiều thời gian để giải thích hoặc bào chữa lý do của mình. Điều quan trọng là giữ cho cuộc trò chuyện diễn ra một cách suôn sẻ và không để yêu cầu từ chối trở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng từ chối quá nhiều cũng không phải là ý hay và bạn hãy tìm cơ hội trong những thách thức. Ngoài cách từ chối khéo, bạn hãy cố gắng để có thể đồng ý với lời đề nghị của mọi người hoặc hãy cho họ thấy được thiện chí mong muốn được hỗ trợ, kể cả khi bạn không đủ khả năng để giúp họ.

Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Tầm quan trọng trong công việc và sự thăng tiến

— HR Insider/ Theo Fast Company — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Post Views: 13,950

Từ khóa » Cách Nói Lời Từ Chối Khéo Léo