Kỹ Năng Từ Chối: Hãy Học Cách Nói "không" | Mindalife
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống, sẽ đôi lần bạn phải từ chối một vấn đề gì đó vì nhiều nguyên nhân. Nhưng làm thế nào để từ chối khéo léo và không làm tổn thương đến tình cảm đôi bên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số kỹ năng từ chối trong một số tình huống thường gặp nhé!
Nội dung chính
- Hãy học cách nói “không” để có kỹ năng từ chối
- Sai lầm thường gặp khi nói lời từ chối
- Kỹ năng từ chối khéo trong 3 trường hợp thường gặp
Hãy học cách nói “không” để có kỹ năng từ chối
Kỹ năng từ chối thực chất là điều rất đơn giản, nhưng chủ yếu là bạn cần phải thay đổi cách nghĩ và dám nói lời từ chối người khác.
Sống có nguyên tắc
Đôi khi, để nói ra lời từ chối rất khó, bởi đó là thứ gì nặng nề, nhưng bạn hãy nhìn ở một khía cạnh khác về lời từ chối, không phải bạn đang nói “không” với họ mà bạn đang nói “có” với nguyên tắc của mình.
Trước khi học nghệ thuật từ chối thì các bạn cần phải biết tình huống này mình có nên từ chối hay không dựa trên chính nguyên tắc của bạn và điều bạn muốn.
Thói quen cả nể
Trong cuộc sống, chúng ta có thể khó từ chối bởi sợ người khác có nhận xét xấu về mình, sợ mất lòng người đối diện… Do vậy, thay vì từ chối thì chúng ta lại nhận lời giúp đỡ họ.
Vì thế, hãy giúp đỡ người thực sự cần, chứ đừng vì thói quen cả nể, sĩ diện mà luôn đáp ứng lời nhờ vả của người khác. Bởi việc đó không làm bạn nâng cao hình ảnh trong mắt người khác, mà bạn càng khiến mình trở thành “miếng mồi béo bở” bị người khác lợi dụng.
Từ chối giúp đỡ, yêu cầu không phải là bạn xấu xa, ích kỷ, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, mà đó là cách để bảo vệ chính quyền lợi cá nhân của bản thân.
Sai lầm thường gặp khi nói lời từ chối
Thỏa hiệp: Khi bạn đồng ý thực hiện, giúp đỡ nhưng trong lòng thì không muốn 1 chút nào.
Né tránh và giữ im lặng: Thái độ né tránh và giữ im lặng khiến người đối diện không biết ý của mình như nào. Nếu không thực hiện được, hãy từ chối để đối phương biết để họ tìm cách khác. Đừng để sự im lặng, né tránh khiến cả 2 bên chờ đợi nhau.
Không có kỹ năng từ chối: Đi kèm lời từ chối có thể là sự thiếu kiềm chế, giận dữ. Hoặc lý do từ chối không thuyết phục khiến người đối diện cảm thấy không được tôn trọng.
Kỹ năng từ chối khéo trong 3 trường hợp thường gặp
Kỹ năng từ chối là kỹ năng mà bất kỳ ai đều phải trang bị trong cuộc sống. Bởi chắc chắn 1 ngày nào đó bạn có thể rơi vào 1 số tình huống éo le như: bị tỏ tình, hỏi mượn tiền hay trong công việc…
1. Nghệ thuật từ chối khéo léo trong công việc
Trong cuộc sống hàng ngày, bị nhờ vả trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bị nhờ quá nhiều hoặc không phù hợp với bạn thì bạn hoàn toàn có quyền từ chối. Tuy nhiên, bạn cần phải học một số kỹ năng từ chối trong giao tiếp để tránh bị nói xấu, hay làm khó…
- Hãy nói bạn đang bận làm việc khác không thể giúp đỡ được. Đây là cách giúp bạn từ chối bất cứ ai nhờ bạn quá nhiều.
- Bạn không đủ khả năng làm việc này bởi nó không phù hợp hoặc trái với chuyên ngành của bản thân. Cách này có thể áp dụng với người không quá thân thiết khi học không rõ về khả năng của bạn.
Khi giao tiếp với đồng nghiệp, chỉ cần sử dụng kỹ năng từ chối thôi là chưa đủ, hãy áp dụng thêm các kỹ năng khác để xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nữa nhé.
2. Kỹ năng từ chối khi bị tỏ tình
Bạn sẽ làm gì khi nhận được lời tỏ tình nhưng không phải người mình thích? Chắc chắn là phải nghĩ cách làm thế nào để từ chối mà không làm xấu đi quan hệ đôi bên. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn từ chối tình cảm khiến đối phương cảm thấy nhẹ nhàng nhất:
- Hãy dành lời khen cho họ, giống như tình cảm anh trai, em gái của bạn vậy. Như thế đối phương sẽ hiểu ra rằng bạn đang từ chối 1 cách khéo léo tình cảm của mình. Đây là giải pháp hữu ích đối và ít gây tổn thương nhất đối với người thân thiết với bạn.
- Nếu bạn chưa biết làm thế nào để từ chối thì hãy xin thời gian để suy nghĩ, sau đó tìm lý do từ chối phù hợp. Với cách này thì bạn có thể áp dụng trong những trường hợp đối phương thân thiết ở mức độ trung bình.
- Thời gian dành cho sự nghiệp: khi nói lời từ chối bằng lý do phát triển sự nghiệp thì họ cũng sẽ hiểu dần ra vấn đề. Đối với người có mối quan hệ xã giao thì hãy dùng cách này, nhưng cũng cần cẩn thận bởi họ cho là bạn kiêu đó.
3. Kỹ năng từ chối cho vay tiền
Để từ chối cho vay tiền hoặc khi “viêm màng túi” mà có người hỏi vay thì các bạn cần ghi nhớ vài kỹ năng sau nhé:
- Nếu người thân thiết ở mức độ bình thường thì bạn có thể trả lời rằng: Sao bạn không hỏi sớm. Mình vừa dùng tiền để…. rồi… Đây là cách khá an toàn, bởi bạn muốn giúp nhưng không giúp được.
- Khi đã đoán được chú ý vay tiền của ai đó, nếu bạn không muốn hoặc không thể cho vay thì hãy chủ động “kêu ca” tình trạng tài chính của mình. Khi nghe lời này, chắc chắn sẽ không ai vay tiền cả, nhưng đừng kêu ca quá nhiều, nó sẽ phản tác dụng đấy.
Kỹ năng từ chối là cả 1 nghệ thuật, hãy suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi để “ngại” từ chối. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn có thêm kỹ năng giao tiếp cho riêng mình. Và đừng quên truy cập vào mindalife.vn để học thêm nhiều kỹ năng sống và phát triển bản thân mỗi ngày.
Từ khóa » Cách Nói Lời Từ Chối Khéo Léo
-
10 Cách Từ Chối Khéo Léo Giúp Người Cả Nể Nhất Cũng Có Thể Nói Không
-
Kinh Nghiệm Nói Không Và Kỹ Năng Từ Chối Khéo Léo - Sapuwa
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Mà Không Để Lại "Sẹo": Nghệ Thuật Nói ...
-
Những Cách Nói Lời Từ Chối Khéo Léo, Giúp Bạn Bớt áy Náy Lại Không ...
-
7 Cách Từ Chối Lời Mời Khéo Léo - VnExpress Đời Sống
-
10 Cách Giúp Bạn Không Cả Nể, Khéo Léo Nói Lời Từ Chối - Zing
-
Cách Từ Chối Mà Không Sợ Bị Mích Lòng, Người Khác Không Thể Trách
-
4 Cách Giúp Bạn Dễ Dàng Nói Lời Từ Chối Khéo Léo Mà ... - VietnamWorks
-
NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
-
Kinh Nghiệm Nói Không Và Kỹ Năng Từ Chối Khéo Léo - Dehoctot.
-
Bí Quyết Công Sở: Đồng Nghiệp Nhờ Vả, Làm Thế Nào để Từ Chối?
-
4 Cách Giúp Bạn Dễ Dàng Nói Lời Từ Chối Khéo Léo Mà ... - Unicons
-
Học Cách Nói Lời Từ Chối Không Làm Tổn Thương Bất Kỳ Ai - CareerLink
-
Nghệ Thuật Từ Chối Khéo Léo Trong Giao Tiếp - Thalic Voice