7 Cách Từ Chối Lời Mời Khéo Léo - VnExpress Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Nhưng chúng ta cần phải học cách nói "Không" khi không thích, và chỉ nên nói "Có" với những gì thực sự quan trọng.
Bí quyết là bạn cần học cách trở nên duyên dáng và lịch sự khi làm điều đó. Dưới đây là một số mẹo từ chối lời mời, để đối phương không cảm thấy tồi tệ.
Đừng cắt ngang
Nếu bạn không có thời gian, không có ý định chấp nhận lời đề nghị hoặc đơn giản là không muốn làm điều đó, hãy đưa ra câu trả lời ngắn gọn, nhưng lịch sự và nhã nhặn.
Nhưng tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu, thô lỗ, đừng nói "không" ngay khi người ta vừa cất lời. Bạn nên dùng những từ ngữ mềm mỏng để từ chối một cách lịch sự nhất.
Đưa ra lý do
Dù từ chối lời mời khéo đến mấy, đối phương vẫn muốn biết được lý do thật sự bạn không muốn đi. Lúc này bạn cần đưa cho họ lời giải thích rõ ràng, có sức thuyết phục như bận việc, có hẹn, cần giải quyết việc gia đình... Nhưng nên tìm những lý do thông minh, phù hợp để tránh bị phát hiện.
Đừng hứa hẹn các cuộc gặp sau, nếu không muốn
Thẳng thắn từ chối buổi hẹn nếu bạn không có ý định nhận lời. Đừng vòng vo bằng cách trả lời "để xem" hoặc hẹn vào thời gian tới, cách này không giúp bạn từ chối mà chỉ ngầm thể hiện "bản thân rất muốn đi nhưng bận". Vậy nên đừng nói "lần sau" chỉ để tỏ ra tử tế và gieo hy vọng cho đối phương.
Nói cảm ơn chân thành
Một lời mời đi chơi từ bạn bè, người thân hoặc người thích mình là điều đáng quý, thể hiện sự quan tâm của họ đến bạn. Nên trong trường hợp muốn từ chối, hãy nói nhỏ nhẹ, cảm ơn chân thành.
Điều này thể hiện bạn trân trọng lời mời, giúp đối phương không cảm thấy ngại, buồn phiền khi bị từ chối.
Tôn trọng người mời
Dù đồng ý hay từ chối bạn cũng nên trả lời người mời hẹn một cách chân thành, lịch sự, thay vì cười cợt, nói to gây sự chú ý với người xung quanh. Từ chối lịch sự, nhẹ nhàng không chỉ khiến đối phương mà bạn cũng cản thấy dễ chịu hơn.
Hãy nhớ, tránh làm tổn thương người đối diện bằng những cử chỉ, lời nói vô duyên, nặng nề.
Trì hoãn lời mời
Đây là cách gián tiếp từ chối lời mời thay vì nói trực tiếp. Như hành động tâm sự với đối phương về công việc bận rộn, để họ ngầm hiểu bạn chưa sẵn sàng đi đâu đó và có thể hẹn lại vào một dịp gần nhất.
Cách làm này không ấn định thời gian cho cuộc hẹn tới, nhưng sẽ khiến người mời không hụt hẫng. Điều này rất hữu ích để bạn giữ gìn một mối quan hệ.
Chỉ trả lời bằng tin nhắn
Với những lời mời qua điện thoại, mạng xã hội, cách tốt nhất để giải quyết là trả lời ngắn gọn bằng tin nhắn. Khi thấy bạn không hào hứng, nhiệt tình họ sẽ chuyển hướng sang người khác và không làm phiền bạn nữa.
Nhưng lưu ý tin nhắn không quá cộc cằn, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ sau này.
Minh Phương (Theo Hack spirit)
Từ khóa » Cách Nói Lời Từ Chối Khéo Léo
-
10 Cách Từ Chối Khéo Léo Giúp Người Cả Nể Nhất Cũng Có Thể Nói Không
-
Kinh Nghiệm Nói Không Và Kỹ Năng Từ Chối Khéo Léo - Sapuwa
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Mà Không Để Lại "Sẹo": Nghệ Thuật Nói ...
-
Những Cách Nói Lời Từ Chối Khéo Léo, Giúp Bạn Bớt áy Náy Lại Không ...
-
10 Cách Giúp Bạn Không Cả Nể, Khéo Léo Nói Lời Từ Chối - Zing
-
Cách Từ Chối Mà Không Sợ Bị Mích Lòng, Người Khác Không Thể Trách
-
4 Cách Giúp Bạn Dễ Dàng Nói Lời Từ Chối Khéo Léo Mà ... - VietnamWorks
-
Kỹ Năng Từ Chối: Hãy Học Cách Nói "không" | Mindalife
-
NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
-
Kinh Nghiệm Nói Không Và Kỹ Năng Từ Chối Khéo Léo - Dehoctot.
-
Bí Quyết Công Sở: Đồng Nghiệp Nhờ Vả, Làm Thế Nào để Từ Chối?
-
4 Cách Giúp Bạn Dễ Dàng Nói Lời Từ Chối Khéo Léo Mà ... - Unicons
-
Học Cách Nói Lời Từ Chối Không Làm Tổn Thương Bất Kỳ Ai - CareerLink
-
Nghệ Thuật Từ Chối Khéo Léo Trong Giao Tiếp - Thalic Voice