4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày
Có thể bạn quan tâm
1. Không được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng bảo hiểm bắt buộc được xác định theo khoản 4 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Theo đó, nếu xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Và khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động. Kéo theo đó, tại tháng báo giảm lao động, người lao động cũng sẽ không được đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Không được hưởng ốm đau trong thời gian nghỉ không lương
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động mà phải nghỉ việc.
- Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Không phải ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng nêu rõ:
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu trong thời gian nghỉ không hưởng lương mà bị ốm đau, tai nạn, người lao động sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
3. Không được đóng bảo hiểm y tế, không thể mua theo hộ gia đình
Như đã chỉ ra ở trên, người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng thì tháng đó, doanh nghiệp sẽ báo giảm lao động và không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng.
Do vậy, nếu nghỉ không lương dài ngày, người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm y tế (BHYT) dẫn tới thẻ BHYT đã cấp sẽ không có giá trị, không thể sử dụng để đi khám chữa bệnh.
Mặt khác, trong thời gian nghỉ không lương và không được mua BHYT, người lao động cũng không thể mua BHYT hộ gia đình để được thanh toán BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
Bởi theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều được tham gia BHYT hộ gia đình.
Trong khi đó, dù nghỉ không lương nhưng người lao động vẫn chưa nghỉ việc nên vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Do đó, người này sẽ không được giải quyết mua BHYT theo hộ gia đình.
Xem thêm: Người lao động nghỉ không lương có được hưởng BHYT?
Nghỉ không lương dài ngày, cân nhắc để đỡ bị thiệt (Ảnh minh họa)
4. Không được tính nghỉ phép hằng năm
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày.
Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê các khoảng thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm gồm:
1 - Thời gian học nghề, tập nghề.
2 - Thời gian thử việc nếu tiếp tục làm việc sau khi hết thời gian thử việc.
3 - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.
4 - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm.
5 - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn không quá 06 tháng.
6 - Thời gian nghỉ do ốm đau cộng dồn không quá 02 tháng/năm.
7 - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
8 - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc.
9 - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10 - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, nếu nghỉ không hưởng lương mà cộng dồn vượt quá 01 năm, người lao động sẽ không được tính hưởng phép năm cho thời gian nghỉ vượt quá.
Ví dụ: Theo quy định, nếu làm đủ năm bạn được nghỉ 12 ngày phép nhưng nếu nghỉ không lương với số ngày cộng dồn là 03 tháng thì năm đó, bạn chỉ được tính hưởng 10 ngày.
Trên đây là thông tin về những ảnh hưởng khi người lao động nghỉ không lương dài ngày. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các quyền lợi khác, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẵn sàng giải đáp chi tiết vấn đề của bạn.
>> Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương mới nhấtTừ khóa » Xin Nghỉ Không Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm
-
Nghỉ Không Lương Có được đóng BHXH? - Hỏi đáp
-
Người Lao động Nghỉ Việc Không Lương Có được Hưởng BHYT?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm Không?
-
Người Lao động Xin Nghỉ Không Hưởng Lương, Tự Túc đóng BHXH Tại ...
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Vì Covid-19 Có được Tự đóng BHXH?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Quá 14 Ngày Có được đóng Bảo Hiểm?
-
Cách Tính đóng Và Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Khi Người Lao động
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Quá 14 Ngày Có được đóng Bảo Hiểm ...
-
Người Lao động Nghỉ Không Lương đóng BHYT Thế Nào?
-
NLĐ Nghỉ Không Lương 3 Tháng Có Phải đóng Phí Công đoàn Không?
-
NGHỈ TRÊN 14 NGÀY LÀM VIỆC CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Có được Tự đóng Bảo Hiểm Xã Hội ...
-
Nghỉ Không Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày - USSH