Người Lao động Nghỉ Việc Không Lương Có được Hưởng BHYT?
Có thể bạn quan tâm
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 rất nhiều người lao động rơi vào tình trạng nghỉ việc không lương, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động trong đó có có bảo hiểm y tế. Vậy, nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không?
Người lao động nghỉ việc không lương vẫn có thể được hưởng BHYT.
1. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Người lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Mỗi tháng người sử dụng lao động trích đóng 4% (trong đó, người sử dụng lao động đóng BHYT 3%, người lao đóng đóng 1%) trên mức lương đóng BHXH hàng tháng cho người lao động.
>>> Người lao động nghỉ việc không hưởng lương có được tự đóng bảo hiểm xã hội không? Xem chi tiết
2. Người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không?
Để xét người lao động nghỉ việc không lương có được hưởng BHYT không sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp nghỉ việc cụ thể của người lao động. Trường hợp nghỉ không lương nhưng do nghỉ ốm đau, thai sản thì vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT).
(1) Trường hợp nghỉ thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 nêu rõ trường hợp người lao động nghỉ việc không lương do nghỉ ốm đau, thai sản như sau:
“a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng”
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH người lao động vẫn đóng BHXH và BHYT, do đó vẫn được hưởng BHYT theo quy định.
(2) Trường hợp nghỉ khác không hưởng lương
Trong thời gian người lao động nghỉ làm không hưởng lương, việc đóng và tính hưởng BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng và hưởng BHYT của người lao động. Theo quy định theo Khoản 4 và 5, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương do ốm đau, thai sản vẫn được hưởng BHYT theo quy định.
Theo quy định trên để xét người lao động có được hưởng BHYT không khi nghỉ việc sẽ tách ra làm các trường hợp như sau:
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày:
Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày thuộc trường hợp được đóng BHXH bắt buộc đồng nghĩa với việc được đóng BHYT, do đó người lao động vẫn được hưởng BHYT theo quy định tại tháng nghỉ việc.
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày:
Người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp nghỉ việc trên 14 ngày không hưởng lương, không đóng BHXH sẽ không được hưởng chế độ BHYT trừ trường hợp
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Như vậy sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
-
Người lao động nghỉ không hưởng lương trên 14 ngày làm việc/tháng do ốm đau, bệnh tật theo quy định của Pháp luật vẫn được hưởng BHYT (theo quy định tại Điều 5).
-
Người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng trên 14 ngày làm việc/tháng do các nguyên nhân cá nhân và nguyên nhân khách quan khác (VD: du lịch hoặc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động) sẽ không được hưởng BHYT do không tham gia BHXH.
Như vậy, có thể thấy trường hợp người lao động nghỉ việc không lương vẫn có thể được hưởng BHYT tại tháng họ nghỉ việc nếu nghỉ do ốm đau, thai sản. Người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho mình khi đi khám chữa bệnh BHYT.
Bạn đọc cần giải đáp các thắc mắc có liên quan đến nội dung bài viết trên có thể liên hệ số Hotline của BHXH điện tử eBH 1900558873 để được hỗ trợ tốt nhất.
>>> Chưa tiếp nhận hồ sơ BHTN với NLĐ nghỉ không lương, thai sản, tạm hoãn HĐLĐ Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Xin Nghỉ Không Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm
-
Nghỉ Không Lương Có được đóng BHXH? - Hỏi đáp
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm Không?
-
Người Lao động Xin Nghỉ Không Hưởng Lương, Tự Túc đóng BHXH Tại ...
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Vì Covid-19 Có được Tự đóng BHXH?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Quá 14 Ngày Có được đóng Bảo Hiểm?
-
Cách Tính đóng Và Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Khi Người Lao động
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Quá 14 Ngày Có được đóng Bảo Hiểm ...
-
Người Lao động Nghỉ Không Lương đóng BHYT Thế Nào?
-
NLĐ Nghỉ Không Lương 3 Tháng Có Phải đóng Phí Công đoàn Không?
-
NGHỈ TRÊN 14 NGÀY LÀM VIỆC CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Có được Tự đóng Bảo Hiểm Xã Hội ...
-
Nghỉ Không Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày - USSH