Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Quá 14 Ngày Có được đóng Bảo Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
(Ảnh minh họa: TQ). |
Trả lời:
Nội dung liên quan đến vấn đề này được quy định tại Điều 115, Bộ luật Lao động năm 2019 về nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương, theo đó:
"1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a. Kết hôn: Nghỉ 03 ngày; b. Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày; c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày; 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".
Như vậy đối chiếu theo quy định trên, người lao động được nghỉ 01 ngày không lương khi có phát sinh một trong các sự kiện, như: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Đồng thời khi nghỉ việc không lương 01 ngày nêu trên, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động biết để bố trí.
Điều 115, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng mở ra hướng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về số ngày nghỉ không lương, ngoài quy định đã nêu trong đó.
Về quyền lợi liên quan tới bảo hiểm xã hội, người nghỉ không lương dài ngày cần lưu ý tới quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời gian tính là tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là: "Người lao động không làm việc và không hưởng lương thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và đồng thời thời gian nghỉ việc này cũng không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản)".
Như vậy, đối chiếu theo một số quy định nêu trên thì trường hợp người lao động nếu nghỉ việc không hưởng lương quá 14 ngày/tháng sẽ không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội và tháng đó coi như là chưa tham gia bảo hiểm xã hội./.
Từ khóa » Xin Nghỉ Không Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm
-
Nghỉ Không Lương Có được đóng BHXH? - Hỏi đáp
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày
-
Người Lao động Nghỉ Việc Không Lương Có được Hưởng BHYT?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm Không?
-
Người Lao động Xin Nghỉ Không Hưởng Lương, Tự Túc đóng BHXH Tại ...
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Vì Covid-19 Có được Tự đóng BHXH?
-
Cách Tính đóng Và Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Khi Người Lao động
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Quá 14 Ngày Có được đóng Bảo Hiểm ...
-
Người Lao động Nghỉ Không Lương đóng BHYT Thế Nào?
-
NLĐ Nghỉ Không Lương 3 Tháng Có Phải đóng Phí Công đoàn Không?
-
NGHỈ TRÊN 14 NGÀY LÀM VIỆC CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?
-
Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Có được Tự đóng Bảo Hiểm Xã Hội ...
-
Nghỉ Không Lương Có Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?
-
4 Thiệt Thòi đối Với Người Lao động Nghỉ Không Lương Dài Ngày - USSH