5 Cách Phân Biệt Dừa Sáp Cầu Kè để Tránh Mua Nhầm
Có thể bạn quan tâm
ĐÓNG 7
Nóng 24h - Dư địa tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp còn rất lớn
- Hải Phòng: Thí điểm hệ thống giám sát chất lượng nước ao nuôi tôm hiện đại bậc nhất
- Giải thưởng I-Star 2024: Thu hút nhiều giải pháp chuyển đổi số
- TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Bảo hiểm chỉ số thời tiết: Liệu có dễ triển khai?
- Chúng ta nên làm gì nếu AI có ý thức?
- Trung Quốc lên kế hoạch mang các mẫu đá từ sao Hỏa về Trái đất
- Nga sẽ cung cấp vaccine ung thư miễn phí vào năm 2025
- Edward H. Johnson - Người sáng tạo đèn trang trí cây thông Noel
- Từ địa chính trị đến sự xác lập các cường quốc trong tương lai
Dừa sáp của huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được biết đến là loại trái cây đặc sản nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng, lớp cơm dày và mềm xốp. Tuy nhiên, dừa sáp và dừa thường về hình thức bên ngoài gần như giống nhau nên nhiều khách hàng chưa "sành" vẫn có thể mua nhầm.
Dừa sáp Cầu Kè - Trà Vinh. Cây dừa sáp thường có năng suất khá thấp, bình quân 50-60 trái/cây/năm và cần trung bình từ 08 đến 09 tháng để đủ thời gian cơm dừa tạo sáp (đủ độ già). Dừa sáp tự nhiên có tỉ lệ tạo sáp dưới 25%, những trái còn lại như dừa khô bình thường, dùng để làm giống. Đây cũng là lí do vì sao dừa sáp có giá đắt đỏ và rất khó phân biệt với dừa thường hoặc kiểm tra chất lượng của dừa sáp.Hơn nữa, một số nơi mang giống dừa sáp về trồng tại địa phương đó và có thể ra quả dừa sáp tuy nhiên sáp ít hoặc không ngon như Dừa Sáp Cầu Kè Trà Vinh hoặc có nơi trồng chỉ ra được những quả dừa bình thường (do không trồng tập trung, và không phù hợp thổ nhưỡng). Vì vậy, tình trạng khách hàng mua "nhầm" dừa sáp là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số gợi ý lựa mua dừa sáp có chất lượng nhất bằng cảm quan:Cách thứ nhất, có thể lắc nghe tiếng nước. Để phân biệt được trái sáp với trái dừa bình thường, về nguyên tắc chúng ta phải dùng tay lắc trái dừa để kiểm tra âm thanh (của nước dừa). Dừa sáp được ví là giống dừa đặc ruột (có hoặc rất ít nước, và nước sánh kẹo chứ không lỏng như nước dừa thường) nên khi lắc sẽ không có tiếng nước “ục ục” hoặc có tiếng lắc nước nhưng tiếng kêu không trong trẻo thì có khả năng đó là trái sáp có chất lượng cao nhất. Tiếng nước càng thanh, càng bổng thì dừa sáp có nước chưa đủ độ sánh do thu hoạch sớm (chưa đủ thời gian tạo sáp), hoặc dừa sáp nhưng cơm không tạo được sáp.Cách thứ hai, cảm giác nhẹ khi cầm tay. Dừa sáp khi cầm trên tay có cảm giác khá nhẹ, khác xa với dừa khô thường. Sở dĩ như vậy là dừa sáp có khá ít nước, và nước đã sánh kẹo như keo nên tất nhiên khối lượng sẽ nhẹ hơn hẳn. Dừa sáp đặc ruột, cơm dày. Cách thứ ba, dựa vào hình dạng và màu sắc. Dừa sáp có 05 giống như dừa thường: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, và dừa sáp vỏ vàng. Độ ngon và chất lượng của trái dừa sáp không lệ thuộc vào giống, mà vào mức độ trồng tập trung của cây (có lai tạp hay không), thời điểm thu hoạch (dừa sáp có đủ độ “già” hay thu hoạch sớm). Kinh nghiệm cho thấy, vào thời điểm hút hàng, dừa sáp loại đặc biệt và Loại 1 hầu như rất hiếm, vì nhà nông thu hoạch dừa sớm hơn bình thường. Quả dừa sáp chất lượngCách thứ tư, dựa vào kích cỡ trái. Về kích cỡ của trái (tính luôn cả vỏ), dừa sáp trên thị trường thường được chia làm ngoại cỡ (trên 1,5kg), lớn (trên 1,2 kg), trung (từ 0,7 kg đến 1,2 kg) và nhỏ (dưới 0,7 kg).Cách thứ năm, độ dày của cơm dừa và độ sệt của nước. Chất lượng của trái được đánh giá dựa vào độ dày của cơm dừa, độ sánh như keo của nước, ít hay không còn nước. Trái được chia làm 3 loại tùy theo chất lượng cơm dừa. Loại đặc biệt: dừa sáp có chất lượng trái tốt nhất, Cơm dừa dày hơn cơm dừa của trái dừa thường có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông. Nước dừa rất sệt như thạch/ rau câu, có màu trắng trong. Do nhu cầu khá cao của thị trường, loại trái chất lượng này hầu như rất hiếm. Lê LoanTIN LIÊN QUAN
Một số mô hình sản xuất thông minh ở Việt Nam
Ngất ngây với đặc sản Trà Vinh
5 đặc sản khó quên của đất Trà Vinh
TIN KHÁC
Công đoạn thu hoạch và bảo quản bưởi Năm Roi Bình Minh
Quy trình chế biến chè xanh Shan tuyết Mộc Châu
Về Vũng Tàu nhớ ăn bánh khọt
TIN TIÊU ĐIỂM
Góp phần phát triển sản xuất bền vững của Cà Mau bằng kỹ thuật hạt nhân
02/07Lạng Sơn: Ứng dụng công nghệ mạ khay, máy cấy
09/05Khoa học công nghệ TP.HCM đi đầu trong liên kết 3 nhà
26/04Khởi nghiệp bằng cánh đồng lúa sạch từ tâm
16/04Sự kiện
Sản vật của Quảng Trị
Sản vật của Hải Phòng
Biển đổi khí hậu
Chuyên đề Phát triển ngành tôm
Sản vật của Nghệ An
Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024CHUYÊN MỤC
- Sự kiện
- Chính sách
- Khoa học
- Công nghệ
- Khám phá
- Sống - Khỏe
- Địa phương
- Ảnh - Clip
- Khoa học quốc tế
- Kết quả nghiên cứu mới
Từ khóa » Cách Nhận Biết Trái Dừa Sáp
-
05 Cách Phân Biệt Dừa Sáp Và Dừa Thường
-
Dừa Sáp Có Mấy Loại? Cách Nhận Biết Và Chọn Mua Dừa Sáp Ngon ...
-
CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÂN LOẠI DỪA SÁP
-
Cách Phân Biệt Dừa Sáp Và Dừa Thường - Điện Máy Bến Tre
-
Cách Phân Biệt Dừa Sáp Với Dừa Thường L TRẦN TRẠNG VLOGS
-
Kim Nhã - Quang Bảo Trổ Tài Phân Biệt Dừa Sáp Dừa Thường.
-
Dừa Sáp Có Tác Dụng Gì Và Cách Nhận Biết Dừa Sáp Chuẩn Ngon?
-
Dừa Sáp Có Mấy Loại? Cách Chọn Mua Dừa Sáp Béo Mềm, Chất Lượng
-
Dừa Sáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dừa Sáp Khác Với Dừa Thường ở Chỗ Nào? - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Dừa Sáp Là Gì? Cách ăn Như Thế Nào? Dừa Sáp Bao Nhiêu 1 Trái?
-
Cây Dừa Sáp Có Bao Nhiêu Trái
-
DỪA SÁP KHÁC GÌ SO VỚI DỪA THƯỜNG
-
Đặc điểm Và Giá Trị Của Dừa Sáp Cầu Kè - Trà Vinh