5 Căn Bệnh Có Thể Dẫn Tới Triệu Chứng đau Bàn Tay - Hello Doctor

5 căn bệnh có thể dẫn tới triệu chứng đau bàn tay

Đau bàn tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ chấn thương cho đến những bệnh lí nền đang có. Thông thường điều trị sẽ giúp làm giảm triệu chứng.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

Một số nguyên nhân thường gặp của đau bàn tay:

1. Bệnh viêm gân De Quervain (De Quervain's Tendinitis)

Bệnh này còn gọi là viêm gân De Quervain, gây đau ở vùng ngón cái của cổ tay. Cơn đau tiến triển nặng dần từ từ hoặc khởi phát đột ngột, đau có thể lan dọc theo ngón cái và lên trên vùng cẳng tay.

Nếu bạn bị viêm gân De Quervain thì bạn sẽ bị đau khi:

  • Nắm chặt bàn tay
  • Cầm hay siết chặt vật gì trong tay
  • Xoay cổ tay

Đau là hậu quả từ việc kích thích hay viêm gân cổ tay ở nền ngón cái. Hoặc các hoạt động mạnh lặp lại thường xuyên và dùng quá sức ở bàn tay cũng góp phần gây bệnh này.

Những bà mẹ mới sinh có thể bị do ẵm em bé sai tư thế. Gãy xương cổ tay cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc De Quervain.

Các biện pháp làm giảm đau bao gồm:

  • Nẹp tay để ngón cái và cổ tay được nghỉ ngơi
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm đau corticoid

Phẫu thuật cũng có thể là một biện pháp điều trị nếu các triệu chứng vẫn không giảm sau khi điều trị với các biện pháp trên.

2. Hội chứng ống cổ tay

Đây là một trong những bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bàn tay. Bệnh này gây đau ở:

  • Mặt gan bàn tay và một số ngón tay
  • Cổ tay
  • Cẳng tay

Thông thường cơn đau sẽ nặng hơn về đêm. Ngoài ra hội chứng ống cổ tay còn gây ra:

  • Yếu
  • Cảm giác kiến bò
  • Tê tay

Bạn có thể đặc biệt cảm nhận các triệu chứng này ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Điều này gây khó khăn khi bạn cầm nắm chặt một vật. Các triệu chứng trên xuất hiện do sự sưng phù làm chèn ép dây thần kinh giữa. Đây là dây thần kinh chi phối cảm giác và vận động cơ ở ngón cái và hầu hết các ngón tay (ngoại trừ ngón út và ½ ngón áp út gần sát với ngón út).

Dây thần kinh giữa đi qua phần ống cổ tay. Ống cổ tay là phần được cấu tạo bởi xương và mô liên kết (bao gồm gân cơ) nằm ở phần nền bàn tay hay cổ tay. Khúc này ở tay tương đối hẹp do đó dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép do viêm hay sưng phù gân cơ.

Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân dẫn đến đau bàn tay

Những biện pháp điều trị thường gặp bao gồm:

  • Để bàn tay và cổ tay nghỉ ngơi
  • Thuốc giảm đau
  • Nẹp cổ tay
  • Thuốc kháng viêm giảm đau
  • Vật lí trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng.

3. Gãy xương

Gãy xương có thể gây đau bàn tay dữ dội. Ngoài cảm giác đau, gãy xương còn gây:

  • Cứng khớp
  • Sưng phù mô mềm
  • Giảm vận động

Nếu bạn bị gãy xương ngón tay thì có thể bạn không thể di chuyển chúng hoàn toàn theo ý muốn. Ngón tay bị tổn thương có thể bị sưng phù và trong một số trường hợp có thể bị cụt hay ngắn hơn so với bình thường.

Gãy xương là nguyên nhân dẫn đến đau bàn tay

Một số kiểu gãy xương:

  • Đơn giản (xương được nắn hay điều chỉnh đúng và cố định)
  • Phức tạp (gãy xương gây xương bị biến dạng, lệch hay không cố định, làm cho điều trị trở nên khó khăn hơn)
  • Gãy vụn (xương bị gãy thành vài mảnh ở nhiều chỗ)
  • Gãy phức hợp (xương bị gãy xuyên qua da)

Điều trị gãy xương tùy thuộc vào kiểu gãy. Nẹp hay băng bó thường dùng để điều trị kiểu gãy đơn giản. Bạn có thể cần thêm đinh ghim, chỉ thép hay các bản cố định để điều trị với dạng gãy phức tạp. Phẫu thuật cũng có thể cần để sắp xương gãy một cách chính xác.

4. Viêm khớp

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau bàn tay. Viêm khớp gây mất sụn giữa các khớp mà những sụn này giúp các khớp di chuyển trơn tru với nhau. Và bởi vì sụn khớp bị thoái hóa, đau, yếu hay sưng phù bắt đầu xuất hiện.

Ở bàn tay, vùng hay gặp các triệu chứng này nhất là:

  • Nền ngón cái
  • Khớp giữa của một hoặc nhiều ngón tay
  • Khớp ngoài cùng của ngón tay, nơi gần móng tay

Thoái hóa khớp là dạng thường gặp nhất của viêm khớp, bệnh gây quá trình thoái hóa của sụn khớp. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện tăng dần theo tuổi tác hoặc sau một chấn thương, ví dụ như gãy xương hoặc lệch vị trí xương. Khi bệnh ảnh hưởng lên bàn tay sẽ gây ra:

  • Đau
  • Sưng phù
  • Cứng tay

Những nốt ở xương cũng có thể hình thành ở vùng khớp giữa hay tận cùng ngón tay. Thoái khóa khớp có thể gây đau dữ dội ở vùng ngón cái. Bàn tay sẽ trở nên yếu hơn, gây khó khăn cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Viêm khớp là nguyên nhân gây ra đau bàn tay

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng của cơn đau và sự mất chức năng. Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau hay kháng viêm
  • Nẹp ngón tay hay cổ tay
  • Chườm nóng
  • Vật lí trị liệu

Nếu những biện pháp điều trị trên không giúp làm giảm triệu chứng thì có thể phải cần phẫu thuật.

5. Ngón tay cò súng

Bác sĩ còn gọi tình trạng này là viêm màng bao gân gấp. Bệnh làm cho các ngón tay hoặc ngón cái bị bất động ở vị trí cong ngón. Bệnh có thể gây đau, đặc biệt khi bạn cong hay duỗi ngón tay bị ảnh hưởng hoặc ngón cái.

Tình trạng này sẽ nặng hơn khi các gân gấp (gân điều khiển hoạt động của ngón tay) bị kích thích. Điều này có thể làm dày lên bao gân (bao bọc quanh các gân gấp).

Có thể xuất hiện những nốt ở gân bị ảnh hưởng, do đó bao gân cũng có thể tự nó dày lên.

Tất cả những điều này đều gây cản trở cho các hoạt động của gân. Cho nên gân sẽ bị mắc kẹt khi bạn cố gắng duỗi một ngón tay hay ngón cái đang gấp lại. Bạn cũng có thể cảm giác

Bác sĩ vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ngón tay cò súng. Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc khi có:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Gout
  • Tiểu đường

Phụ nữ thường bị nhiều hơn nam giới. Và ngón tay cò súng cũng phổ biến hơn ở người trong độ tuổi từ 40-60.

Nghỉ ngơi, thỉnh thoảng mang nẹp có thể giúp cải thiện tình hình. Các thuốc có bán trên thị trường có thể giúp làm giảm cơn đau. Tiêm corticoid (thuốc kháng viêm) thường cũng giúp làm giảm triệu chứng. Bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên thất bại.

Khi bạn bị đau bàn tay kéo dài hoặc có những triệu chứng khác đi cùng như trong các bệnh trên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và hẹn khám.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Tag:Đau

Từ khóa » đau Mu Bàn Tay