Đau Nhức Xương Khớp Tay Là Bệnh Gì? Cách Chữa đau Khớp Tay
Có thể bạn quan tâm
Đau nhức xương khớp là một tình trạng thường gặp ở người lớn, và khớp tay là một trong những khớp thường xuyên bị ảnh hưởng nhất. Triệu chứng này liệu có cảnh báo những vấn đề nguy hiểm hay khôn và có thể chữa đau khớp tay như thế nào?
Mục lục
Tổng quan về tình trạng đau tay
Khi nói tới tay, người ta thường ý chỉ tới bàn tay người – bộ phận nằm ở cuối cánh tay. Tay người có có chức năng cầm nắm và là một trong các bộ phận quan trọng nhất.
Về cơ bản, bàn tay gồm cổ tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, các ngón tay, hệ thống xương khớp, cơ, gân và các dây chằng. Ngoài ra, tay cũng có các động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh để cung cấp lưu lượng máu và cảm giác cho bàn tay cũng như các ngón tay.
Đau khớp tay có thể xảy ra từ chính tại các khớp của tay (khớp cổ tay, ngón tay, bàn tay) hoặc các cấu trúc khác của tay và làm ảnh hưởng tới khớp, khiến nó bị đau. Các vấn đề có thể xảy ra khiến khớp tay bị đau là:
- Tại khớp: viêm, gãy, thoái hóa,
- Tại các cấu trúc lân cận: dây thần kinh bị chèn ép, viêm gân hoặc dây chằng, khối u,…
Đau nhức khớp tay là một triệu chứng rất phổ biến. Theo thống kê, sẽ có khoảng 16,9% người dân bị đau tay trong khoảng một tháng.
Đau nhức xương khớp tay là bệnh gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân đau khớp tay theo từng vị trí và triệu chứng kèm theo của nó.
Đau khớp cổ tay
Các triệu chứng thường gặp | Nguyên nhân có thể |
Đau khớp tay, cứng khớp, viêm trong và xung quanh khớp; khớp cổ tay khó cử động hoặc cầm nắm đồ vật; vùng da quanh khớp cổ tay bị đỏ và có cảm giác ấm khi chạm vào. | Các bệnh viêm khớp (thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, viêm khớp vảy nến,…) |
Đau cổ tay vào ban đêm, đôi khi có thể gây mất ngủ; tê và ngứa ran ở ngón cái cùng ba ngón tay đầu tiên của bàn tay; cơn đau rát có thể lan tỏa lên cánh tay; yếu cơ bàn tay. | Hội chứng ống cổ tay |
Đau ở cổ tay bị bong gân, cơn đau có thể âm ỉ từng cơn hoặc đau liên tục, thường thuyên giảm sau vài ngày; sưng tấy, bầm tím, khó cử động cổ tay. | Bong gân cổ tay |
Đau dữ dội và tăng lên khi nắm chặt hoặc bóp chặt; sưng tấy; bầm tím; nghe thấy tiếng lộp bộp khi bị thương; biến dạng cổ tay nhìn thấy rõ ràng. | Gãy ngón tay hoặc gãy xương cổ tay |
Đau khớp cổ tay, ngón tay, sưng các mô mềm xung quanh. | Thực hiện một số hoạt động tay lặp đi lặp lại ở tay (đánh máy, viết, vẽ, chơi quần vợt…) |
Đau và sưng tấy ở vị trí bao hoạt dịch, mất cử động cổ tay, đau tăng lên khi thực hiện các động tác ở cổ tay, như đánh máy, viết. | Viêm bao hoạt dịch cổ tay |
Đau ngón tay
Các triệu chứng thường gặp | Nguyên nhân có thể |
Đau khớp ngón tay, sưng tấy, cứng khớp, giảm phạm vi chuyển động, ngón tay lạnh, móng tay dày lên và có vết rỗ trên móng | Các bệnh viêm khớp ngón tay |
Các triệu chứng xảy ra ở ngón cái, gồm: đau gần gốc ngón tay, sưng tấy, khó cử động, có cảm giác dính lại hoặc giật cục | Viêm gân De Quervain |
Sưng chỗ gãy, bầm tím, không có khả năng di chuyển ngón tay bị gãy, ngón tay biến dạng | Gãy xương ngón tay |
Một ngón tay bị gập cứng lại và không thể duỗi, cứng ngón tay vào buổi sáng, đau nhức ngón tay, có vết sưng, có tiếng bật khi di chuyển ngón tay, | Ngón tay cò súng |
– Tìm hiểu chi tiết:
- Đau nhức các khớp ngón tay cảnh báo bị bệnh gì?
- Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân thường gặp
Đau lòng bàn tay
Các triệu chứng thường gặp | Nguyên nhân có thể |
Đau nhói hoặc bỏng rát, ngứa ran và tê lòng bàn tay, lòng bàn tay nhạy cảm hơn khi chạm vào đồ vật hoặc nhiệt nóng | Bệnh lý thần kinh ngoại biên |
Nóng, đau và đỏ ở lòng bàn tay | Bệnh huyết sắc tố |
Một số nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự như ở ngón tay hoặc cổ tay | Viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, ngón tay cò súng |
Đau mu bàn tay
Các triệu chứng thường gặp | Nguyên nhân có thể |
Có một khối u mịn xuất hiện ở gần khớp hoặc gân, có thể gây đau khớp hoặc không | U nang hạch |
Một số nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự như ở ngón tay hoặc cổ tay | Viêm gân, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, gãy xương bàn tay |
Đau khớp tay có gây tàn tật không?
Một số nguyên nhân gây đau khớp tay như viêm gân, ngón tay cò súng, viêm bao hoạt dịch, chấn thương,… thường không phải là vĩnh viễn và có thể khỏi hẳn sau khi điều trị y tế và thay đổi cách vận động.
Tuy nhiên, một số người được chẩn đoán bị chấn thương do thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại sẽ có thể sẽ không hồi phục sau chấn thương. Những cá nhân này có thể được coi là tàn tật vĩnh viễn.
Ngoài ra, nếu các tình trạng trên không được điều trị kịp thời, nó cũng có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và công việc. Chẳng hạn:
- Biến chứng của viêm bao hoạt dịch: dính khớp, giảm phạm vi chuyển động tay, đau tăng dần, tích tụ canxi trong các mô mềm (vôi hóa) dẫn đến hạn chế hoặc ức chế vĩnh viễn chuyển động của tay,…
- Biến chứng của viêm gân: làm thay đổi vĩnh viễn chức năng của cơ và khớp tay, co cứng gân, suy nhược cơ và có thể dẫn tới tàn tật,…
Đối với các nguyên nhân do bệnh lý xương khớp, đặc biệt là viêm khớp, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tàn tật cũng như nhiều tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần khác. Bạn có thể nghi ngờ mình bị khuyết tật nếu đau tay làm hạn chế các cử động hoặc hoạt động bình thường của bạn. Mức độ khuyết tật của bạn phụ thuộc vào các hoạt động mà bạn cảm thấy khó hoàn thành, ví dụ: không thể giơ tay lên, không thể nắm các đồ vật nhỏ bằng tay…
Song song với đó, sự suy giảm sức khỏe còn ảnh hưởng tới công việc của bạn và làm bạn bị giảm thu nhập.
Chính vì thế, để giảm nguy cơ tàn tật, hãy thực hiện các bước để điều trị đau khớp tay sớm.
Cách chữa đau khớp tay
Nghỉ ngơi
Trong 1-2 ngày đầu tiên bị đau khớp tay, bạn nên để tay nghỉ ngơi và tránh bất kì hoạt động nào khiến bạn bị đau. Tuy nhiên cần lưu ý, sau khi tình trạng viêm đau đã khỏi, bạn cần cho tay vận động trở lại và tăng cường sức mạnh cho khớp thông qua tập thể dục tay.
Nhiệt trị liệu
Có hai cách chườm nhiệt cho tay, gồm:
- Chườm nhiệt nóng giúp giảm đau tay do một số bệnh xương khớp mãn tính, giảm co thắt cơ.
- Chườm nhiệt lạnh giúp giảm các chứng đau tay cấp tính do hoạt động, hạn chế sưng viêm.
Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà có thể chườm một trong hai loại này hoặc chườm kết hợp xen kẽ. Lưu ý: Không được chườm nóng nếu tay vẫn còn sưng tấy, viêm nhiễm.
Xoa bóp tay
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, xoa bóp tay thường xuyên có thể giúp giảm đau, tăng sức mạnh cho tay và làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng cho người bệnh. Việc mát-xa có thể bổ sung cho các phương pháp điều trị viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh ngoại biên và một số tình trạng khác. Mát-xa cũng có thể là phương pháp điều trị tại nhà cho đau tay vì thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại.
Bạn có thể tự mát-xa tay hằng ngày để được hưởng lợi ích lâu dài từ nó hoặc thực hiện mát-xa tại các trung tâm mát-xa chuyên nghiệp.
Thuốc
☛ Thuốc uống. Có nhiều loại thuốc uống trị đau khớp tay, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ kê loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc giảm đau này được bán ở cả dạng kê đơn và không kê đơn.
Ví dụ: Đối với đau tay từ vừa đến nặng kèm theo sưng, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nếu bạn bị đau nhẹ và không sưng tấy, paracetamol cũng có thể là lựa chọn hiệu quả. Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng đến mức các thuốc trên không có hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc opioid.
Ngoài các loại thuốc giảm đau, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc chống thấp khớp,…
☛ Thuốc dùng tại chỗ. Ngoài thuốc uống, các loại thuốc dùng tại chỗ cũng là một lựa chọn để trị đau khớp tay. Ưu điểm của chúng là ít tác dụng phụ hơn thuốc uống nhưng chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.
Các loại thuốc này thường chứa các thành phần như: Capsaicin, tinh dầu bạc hà, long não, methyl salicylate.
☛ Thuốc tiêm. Đối với những người không thấy giảm đau khớp từ thuốc uống hoặc thuốc bôi, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm, như: tiêm steroid ở những bệnh nhân bị viêm khớp hoặc viêm gân, tiêm hyaluronan để điều trị viêm xương khớp,…
– Xem thêm: Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì?
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị đau khớp tay. Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau và chuyên gia vật lý trị liệu là người sẽ quyết định xem bạn cần sử dụng loại trị liệu nào và cần trị liệu trong bao lâu.
Để gặp chuyên gia vật lý trị liệu, bạn có thể tìm tới các trung tâm uy tín hoặc nhờ bác sĩ điều trị giới thiệu.
Tập các bài tập tay
Các bài tập tay thường tập trung vào gân và cơ của bạn, giúp bạn tăng cường sức mạnh cho cơ, gân, từ đó làm giảm áp lực lên các khớp và giảm đau. Hãy cố gắng tập các bài tập này thường xuyên, bắt đầu từ nhẹ nhàng tới các bài tập nâng cao hơn.
Nẹp tay
Thanh nẹp giúp ổn định vị trí của ngón tay, ngón cái hoặc cổ tay. Chúng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị hoặc bảo vệ. Bác sĩ sẽ là người quyết định xem bạn cần đeo nẹp loại nào và cách sử dụng nó đúng cách.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không giúp điều trị đau tay, nhưng một chế độ ăn uống tốt giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể bạn khỏe mạnh, đối phó với bệnh tật tốt hơn và thậm chí một số loại đồ ăn còn được chứng minh là tốt cho xương khớp. Ngược lại, một chế độ ăn nhiều thực phẩm gây viêm có thể khiến bạn cảm thấy tình trạng đau trở nên tồi tệ.
– Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Sử dụng Khương Thảo Đan
Khương Thảo Đan là một sản phẩm hỗ trợ dành cho:
- Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
- Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay
Với công thức độc đáo có chứa KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh nổi tiếng. Sản phẩm giúp hỗ trợ mang lại hiệu quả giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, làm trơn và phục hồi sụn khớp.
Về nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, chuyển giao theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà – người đã dành hơn 6 năm để nghiên cứu về hoạt chất KGA.
Ngoài ra, để khẳng định chất lượng cũng như đảm bảo quyền lợi cho mọi khách hàng, Khương Thảo Đan hiện đang triển khai chương trình cam kết hoàn lại 100% tiền nếu Quý khách không cảm thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm sau 2 tháng sử dụng. Bạn có thể xem thêm và đăng kí: TẠI ĐÂY
Phẫu thuật
Hầu hết những người có vấn đề liên quan đến cơ xương khớp hoặc viêm khớp ở tay đều không cần phẫu thuật. Còn các tình trạng có thể được cải thiện bằng phẫu thuật là: hội chứng ống cổ tay, ngón tay cò súng, co cứng Dupuytren và viêm khớp cơ của ngón cái.
Quyết định có phẫu thuật hay không sẽ phụ thuộc vào:
- Các triệu chứng của bạn tồi tệ như thế nào (đau hoặc mất chức năng tay)
- Bạn phản ứng của bạn với các phương pháp điều trị khác, bao gồm thuốc, nẹp và tập thể dục ra sao
- .v.v.
Tổng kết
Đau khớp tay phải hoặc trái là một trong những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thông thường các nguyên nhân không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn nếu bệnh nhân chủ quan và không điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn cần nắm bắt được các triệu chứng của mình và đi khám sớm, đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.
Từ khóa » đau Mu Bàn Tay
-
Tìm Hiểu Về đau Nhức Mu Bàn Tay Và đầu Ngón Tay - Hapacol
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Tình Trạng đau Tay Và Các Phương Pháp điều Trị?
-
Những Người Có Nguy Cơ đau Nhức Xương Khớp Bàn Tay, Ngón Tay?
-
5 Căn Bệnh Có Thể Dẫn Tới Triệu Chứng đau Bàn Tay - Hello Doctor
-
Các Tổn Thương Thường Gặp ở Bàn Tay | Bệnh Viện Mount Elizabeth
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Thoái Hóa Khớp Bàn Tay, Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Đau Khớp Bàn Tay Trái Là Biểu Hiện Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Nguyên Nhân Gây Đau Tay - Xương Khớp Quốc Tế SCC
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất Khi đau Nhức - Bệnh Viện Thu Cúc
-
5 Nguyên Nhân Khiến Tay Bị Sưng Phù Và đau Thường Gặp
-
Áp Xe Lòng Bàn Tay - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Và đánh Giá Các Bệnh Lý Bàn Tay - MSD Manuals
-
Mách Bạn Cách Giảm đau Nhức Bàn Tay Hiệu Quả Với 7 Bài Tập đơn ...
-
Các Nguyên Nhân Gây Ra đau Khớp Ngón Tay | BvNTP