Các Nguyên Nhân Gây Ra đau Khớp Ngón Tay | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Khớp ngón tay?
Khớp ngón tay là nơi 2 đốt hay xương ngón tay tiếp xúc nhau và nơi chúng tiếp xúc với xương bàn tay.
Hầu hết tất cả mọi người có 14 khớp ngón tay ở mỗi bàn tay, 2 khớp ở ngón cái và 3 khớp ở các ngón còn lại.
Các hệ thống phức tạp của thần kinh, cơ, gân cơ và dây chằng cho phép các khớp ngón tay có thể cử động, và các ngón tay có thể có được các cử động chuẩn xác.
Các nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay.
Nhìn chung có 4 nguyên nhân chính gây ra đau khớp ngón tay.
Chấn thương
Khi các thành phần kết cấu của khớp ngón tay bị chấn thương thì có thể gây ra đau. Các dạng chấn thương khớp ngón tay bao gồm:
-
Căng kéo: bao gồm giãn hay rách các cơ và gân cơ.
-
Bong gân: giãn hay rách các dây chằng.
-
Khớp ngón tay bị nứt hoặc gãy: có thể xảy ra khi đấm hoặc bị vật nặng rơi vào tay.
-
Trật khớp: khi đốt ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Các triệu chứng của chấn thương khớp ngón tay
Các triệu chứng của chấn thương khớp ngón tay rất đa dạng, tùy thuộc vào loại và độ nặng của chấn thương.
Có thể có cảm giác đau từ nhẹ cho đến nặng tại khớp hay các khớp ngón tay bị chấn thương. Cơn đau có thể nhẹ hay cũng có thể thấu lên như bị đâm.
Đau có thể tăng lên khi cử động.
Các triệu chứng của căng cơ hay bong gân tại khớp ngón tay bao gồm:
- Đau
- Sưng
- Giảm tính linh hoạt
- Cứng khớp hay giới hạn cử động
Các triệu chứng của nứt hay gãy khớp ngón tay bao gồm:
- Bầm
- Giới hạn cử động hoặc hoàn toàn bất động
- Cảm giác tê ngứa hay kim châm ở tại ngón tay bị ảnh hưởng
- Thay đổi có thể nhìn thấy được, ví dụ như sưng hay trật khớp.
- Ngón tay bị gập góc bất thường.
Các biện pháp điều trị chấn thương khớp ngón tay
Các chân thương căng, bong gân hay những chấn thương khác có thể được điều trị bởi liệu pháp RICE:
- Rest (Nghỉ ngơi): Tránh cử động hay sử dụng khớp ngón tay bị chấn thương trong quá trình dưỡng thương. Nên cân nhắc bất động khớp chấn thương bằng nẹp.
- Ice (Chườm đá): Chườm túi đá ở trên khớp bị chấn thương để giúp làm giảm sự sưng và đau.
- Compression (Đè ép): Nếu khớp bị sưng, nên cân nhắc bọc khớp lại bằng băng cá nhân hay băng buddy tape.
- Elevation (Nâng): Giữ khớp bị thương nằm cao hơn tim để làm giảm sự sưng.
Bác sĩ có thể chẩn đoán được một khớp ngón tay bị nứt, gãy hay trật.
Bác sĩ sẽ cố định lại xương hay nắn khớp lại đúng vị trí. Sử dụng nẹp hay các dụng cụ cố định khác cũng sẽ được cân nhắc sử dụng.
Một số loạithuốc giảm đau, ví dụ như NSAIDS có thể làm giảm được sự sưng hay đau.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể gây ra viêm tại các khớp. Tổ Chức Viêm Khớp (The Arthritis Foundation) cho rằng viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối.
Theo một bài viết tổng quát trong cuốn sách Các nguyên tắc và thực hành Y khoa, viêm khớp dạng thấp thường khởi phát sưng đau ở các khớp nhỏ như khớp cổ tay, trước khi tiến triển đến các khớp và các cơ quan lớn hơn.
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp ở các khớp ngón tay bao gồm:
- Nhạy cảm hay đau ở các khớp ngón tay ở 1 hay cả 2 bàn tay
- Các khớp ngón tay bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng
- Đau và cứng các khớp khác như cổ tay, gối hay hông.
Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các triệu chứng toàn cơ thể khác như mệt mỏi hay sụt cân. Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Làm giảm viêm
- Giảm các triệu chứng khác như đau và mệt mỏi
- Cải thiện chức năng và cử động của các khớp
- Phòng ngừa các biến chứng mạn tính, như bệnh tim, béo phì và giảm chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ có thể khuyên dùng một hay nhiều loại biện pháp điều trị đau khớp cổ tay có liên quan đến viêm khớp dạng thấp:
- NSAIDS, thuốc chống miễn dịch, hoặc các corticosteroids để làm giảm viêm và đau
- Thuốc giảm đau tại chỗ
- Vật lý trị liệu để làm tăng khả năng vận động cho khớp
- Nhiệt liệu pháp để làm thư giãn các cơ ngón tay và tăng độ trơn cho khớp
- Phương pháp áp lạnh để làm giảm đau và viêm
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp thường gặp nhất, gây ảnh hưởng đến hơn 32.5 triệu người trưởng thành ở Mỹ.
Đây là bệnh liên quan đến sự lão hóa, gây ra sự mất sụn và các thay đổi ở xương. Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp ngón tay.
Viêm xương khớp hầu hết gây ảnh hưởng đến các khớp ở đầu và giữa ngón tay. Viêm xương khớp còn gây sưng ở phần nền ngón cái.
Các triệu chứng của Viêm xương khớp bao gồm:
- Sưng nhiều khớp ngón tay
- Các cơn đau sâu pử các khớp ngón bị ảnh hưởng
- Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng
- Giảm tính linh hoạt và tầm vận động của các khớp ngón tay bị ảnh hưởng
- Yếu cơ ở gần các khớp ngón tay
- Tạo ra tiếng động khi bẻ các khớp ngón tay
Các loại thuốc điều trị viêm xương khớp bap gồm:
- Các thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen
- Các gel hay kem thoa tại chỗ như lidocainem, menthol hay capsaicin
- Corticosteroids uống hay tiêm
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Các liệu pháp không xài thuốc:
- Các bài tập vật lý trị liệu để gia tăng sức mạnh cho khớp và làm giảm sự cứng khớp
- Phẫu thuật gỡ bỏ các sụn bị tổn thương.
Nang bao hoạt dịch
Nang bao hoạt dịch là các cấu trúc hình tròn chứa đầy dịch thường hay xuất hiện trên mu bàn tay hay nên các ngón tay. Nang bao hoạt dịch còn có thể xuất hiện ỏ khớp ngón gần đầu ngón tay nhất.
Chỉ khoảng 10% nang bao hoạt dịch hình thành ở các khớp ngoài khớp cổ tay.
Nang bao hoạt dịch thường có cảm giác đau và nhạy cảm khi chạm vào. Nang bao hoạt dịch chỉ gây đau ở các khớp ngón tay chúng xuất hiện.
Nang bao hoạt dịch có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể dùng kim để giải phóng dịch khỏi nang bao hoạt dịch.
Bác sĩ cũng có thể sẽ cần phải loại bỏ nang bao hoạt dịch bằng phẫu thuật nếu như chúng tái phát hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.
Các nguyên nhân khắc gây đau khớp cổ tay
Các nguyên nhân khác có thể gây đau khớp cổ tay bao gồm:
- Các tổn thương mô mềm bỏng hay nốt sần
- Sưng gân cơ, còn được gọi là viêm gân cơ
- Bệnh Gout
- Nhiễm trùng
- Ung thư xương
- Bệnh Đa xơ cứng
- Hội chứng Raynaud
- Xơ cứng bì
- Lupus
- Viêm đa cơ
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào nguyên nhân nền của đau khớp ngón tay.
Bác sĩ thường bắt đầu khám bằng việc tìm kiếm các dấu hiệu của sự viêm. Gãy khớp hay trật khớp ngón tay có thể được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu nhìn thấy được.
Bác sĩ có thể xác định chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay khác dựa vào các xét nghiệm, kỹ thuật như:
- X-Quang
- CT-Scan
- MRI
- Chọc hút dịch khớp
Chọc hút dịch khớp là thủ thuật do bác sĩ thực hiện, dùng một đầu kim cho vào khoảng không gian nằm giữa một khớp. Họ dùng đầu kim đó để lấy được dịch khớp rồi gửi mẫu dịch lấy được đến phòng xét nghiệm để phân tích dịch.
Chọc hút dịch khớp có thể giúp chẩn đoán được Viêm khớp dạng thấp và Gout.
Các liệu pháp điều trị tại nhà
Đau khớp ngón tay có thể được điều trị tại nhà bằng:
- Chườm nóng hay lạnh lên các khớp bị viêm hay chấn thương.
- Cho các ngón tay nghỉ ngơi bằng cách tránh đánh máy, viết, và các hoạt động khác có sử dụng bàn tay.
- Dùng thuốc giảm đau
- Giãn các khớp ngón tay một cách nhẹ nhàng.
- Giảm stress bằng biện pháp ngồi thiền hay các bài tập hít thở.
Phòng ngừa
Các mẹo sau đây có thể giúp giảm đau các khớp ngón tay:
- Mang bao tay hay các dụng cụ bảo vệ bàn tay khác
- Nên dành thời gian cho bàn tay nghỉ ngơi khi thực hiện các hoạt động gây áp lực lên các khớp ngón tay.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Kiểm soát đường huyết
- Bỏ hút thuốc lá
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Một vài nguyên nhân gây ra đau các khớp ngón tay có thể tự khỏi bằng việc nghỉ ngơi và điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, nên cân nhắc đi khám bác sĩ nếu như các cơn đau trở nên dai dẳng và không cải thiện khi dùng các biện pháp điều trị tại nhà.
Nên đi khám bác sĩ khi:
- Các khớp ngón tay có khả năng bị nứt, gãy, hay trật khớp.
- Đau khớp ngón tay mới hay nặng hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng
- Đau, cứng khớp khác
- Cảm giác tê hay châm chích tại ngón tay bị ảnh hưởng lan ra bàn tay, cổ tay, hay cánh tay.
- Các thay đổi nhận thấy được bằng mắt ở khớp ngón tay như sưng hay đổi màu
- Xuất hiện cục u đau hay nhạy cảm ở khớp ngón tay.
Tóm tắt
Đau khớp cổ tay do chấn thương nhẹ thường sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế.
Nghỉ ngơi, áp lạnh, nẹp cố định là những phương pháp hữu ích dành cho điều trị hầu hết các chấn thương nhẹ. Bác sĩ có thể nắn, cố định các khớp ngón tay bị nứt, gãy hay trật.
Đau khớp ngón tay kéo dài mặc dù đã dùng các biện pháp điều trị tại nhà có thể do một bệnh lý nền khác gây ra, như Viêm khớp dạng thấp, Viêm xương khớp, hoặc sưng gân cơ.
Ở các trường hợp này, đau khớp ngón tay có thể khỏi sau khi đã điều trị các nguyên nhân nền.
Đau khớp ngón tay có thể được phòng ngừa bằng cách bảo vệ các ngón tay và bàn tay trong khi thực hiện các hoạt động.
Để phòng ngừa các chấn thương do hoạt động quá mức, nên dành thời gian nghỉ khi phải thực hiện các hoạt động cần sử dụng ngón tay nhiều như đánh máy hay viết.
Xem thêm: Thực phẩm và đau khớp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » đau Mu Bàn Tay
-
Tìm Hiểu Về đau Nhức Mu Bàn Tay Và đầu Ngón Tay - Hapacol
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Tình Trạng đau Tay Và Các Phương Pháp điều Trị?
-
Những Người Có Nguy Cơ đau Nhức Xương Khớp Bàn Tay, Ngón Tay?
-
5 Căn Bệnh Có Thể Dẫn Tới Triệu Chứng đau Bàn Tay - Hello Doctor
-
Các Tổn Thương Thường Gặp ở Bàn Tay | Bệnh Viện Mount Elizabeth
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Thoái Hóa Khớp Bàn Tay, Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Đau Khớp Bàn Tay Trái Là Biểu Hiện Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Nguyên Nhân Gây Đau Tay - Xương Khớp Quốc Tế SCC
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất Khi đau Nhức - Bệnh Viện Thu Cúc
-
5 Nguyên Nhân Khiến Tay Bị Sưng Phù Và đau Thường Gặp
-
Đau Nhức Xương Khớp Tay Là Bệnh Gì? Cách Chữa đau Khớp Tay
-
Áp Xe Lòng Bàn Tay - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Và đánh Giá Các Bệnh Lý Bàn Tay - MSD Manuals
-
Mách Bạn Cách Giảm đau Nhức Bàn Tay Hiệu Quả Với 7 Bài Tập đơn ...