5 Hiệu Lệnh Của CSGT Có Thể Bạn Chưa Biết - Luật Sư X

Trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông; người điều khiển phải chấp hành các hiệu lệnh. Đặc biệt là hiệu lệnh của CSGT. Do đó có 5 hiệu lệnh của CSGT có thể bạn chưa biết. Người dân cần biết và nắm rõ các hiệu lệnh này; để tuân thủ, tránh sai phạm. Bài viết dưới đây là những hiệu lệnh của CSGT thường gặp. Mời các bạn đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nội dung tư vấn

Hiệu lệnh của CSGT là gì?

Hiệu lệnh của CSGT có thể hiểu là những cử chỉ, hành vì của CSGT được quy định cụ thể theo pháp luật để điều khiển phương tiện lưu thông. Bởi vậy, người tham gia giao thông cần nắm rõ để tuân theo, tránh vi phạm pháp luật.

Hiệu lệnh của CSGT là một trong những hình thức của hệ thông báo hiệu đường bộ. Ngoài hiệu lệnh của CSGT, hệ thống báo hiệu đường bộ còn bao gồm đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ và rào chắn. Hiệu lệnh của CSGT là những cử chỉ, hành động thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông và còi để thu hút sự chú ý.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, hiệu lệnh của CSGT cũng là một loại báo hiệu đường bộ cùng với tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Do đó, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

5 hiệu lệnh của CSGT có thể bạn chưa biết

Người điều khiển giao thông có thể ra hiệu lệnh bằng tay, bằng gậy, và bằng còi. Thường tôi thấy các anh công an giao thông kết hợp cả 3 thứ đó: tay ra hiệu, tay vung gậy, miệng thổi còi.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ; hiệu lệnh bằng tay gồm những động tác sau:

Tay giơ thẳng đứng

Tay giơ thẳng đứng báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại.

Một hoặc cả hai tay dang ngang

Một tay dang ngang báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại.

Cả hai tay dang ngang báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

Tay phải giơ về phía trước

Tay phải giơ về phía trước báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi.

Hiệu lệnh bằng còi

Hiệu lệnh bằng còi của cảnh sát giao thông gồm các hiệu lệnh sau:

  • Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
  • Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
  • Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
  • Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
  • Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
  • Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Hiệu lệnh bằng gậy chỉ huy

Trường hợp người điều khiển gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe hoặc xe nào thì xe ở hướng đó hoặc chính xe bị chỉ gậy phải dừng lại.

Một số hiệu lệnh bằng tay khác

Cánh tay trái gập đi gập lại sau gáy/Cánh tay phải gập đi gập lại trước ngực

Cánh tay trái gập đi gập lại sau gáy báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn.

Cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực báo hiệu người tham gia giao thông bên phải  người điều khiển đi nhanh hơn.

Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống

Bàn tay trái; hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái; hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại.

Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất

Bàn tay trái; hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái; hoặc bên phải người điều khiển dừng lại.

Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải

Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phái bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề 5 hiệu lệnh của CSGT có thể bạn chưa biết. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử phạt như thế nào?

– Người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.– Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.– Nếu thực hiện hành vi không chấp hành hiệu ệnh của CSGT mà gây tai nạn giao thông thì; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Người dân phải chấp hành hiệu lệnh của CSGT khi nào?

Căn cứ vào Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.Như vậy, người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của CSGT, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Tín Hiệu Giao Thông Bằng Tay