Bạn đã Hiểu Rõ Những Hiệu Lệnh Của Cảnh Sát Giao Thông?
Có thể bạn quan tâm
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông có thể dùng thêm còi.
Hiệu lệnh của CSGT được quy định như sau:
1. Động tác báo hiệu cấm đường
a) Đứng nghiêm;
b) Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần, động tác này có hiệu lực cấm đi đối với tất cả người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả các chiều đường;
Trường hợp người và phương tiện tham gia giao thông còn đang đi ở trong phạm vi nút giao thông thì cho phép nhanh chóng đi khỏi nút giao thông. Ở nút giao thông có quy định vị trí dừng cho người và phương tiện thì phải dừng lại đúng vị trí quy định.
2. Động tác báo hiệu mở đường
Sau hiệu lệnh cấm đường (khi người và phương tiện tham gia giao thông trong phạm vi nút giao thông đã đi qua hết, trừ nút có quy định vị trí dừng cho người và các phương tiện phải dừng), phải tiến hành hiệu lệnh mở đường, thời gian tuỳ theo lưu lượng và tình hình giao thông ở các chiều đường. Động tác mở đường là hiệu lệnh cho người và phương tiện tham gia giao thông ở bên phải và bên trái của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được đi, người và phương tiện tham gia giao thông từ phía trước và sau của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông phải dừng lại. Trình tự động tác báo hiệu như sau:
a) Tư thế cấm đường;
b) Thổi một tiếng còi ngắn, nhanh; đồng thời, tay trái từ từ dâng lên, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước mặt ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hai tay giang ngang bằng vai, tay phải cầm gậy tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống. Khi thực hiện xong động tác mở đường Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có thể bỏ một tay xuống.
3. Động tác báo hiệu cho bên phải đi nhanh hơn
Từ tư thế mở đường, gập cánh tay phải cầm gậy từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên phải.
4. Động tác báo hiệu cho bên trái đi nhanh hơn
Từ tư thế mở đường, gập cánh tay trái từ khuỷu tay đến bàn tay từ từ về phía sau gáy, tay hơi chếch lên, lòng bàn tay hướng vào gáy, sau đó lại duỗi ra như động tác mở đường, tay gập đi gập lại ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 3 tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên trái.
5. Động tác báo hiệu cho bên phải đi chậm lại
Từ tư thế mở đường, tay phải cầm gậy kéo về ngang thắt lưng, gậy buông thẳng theo đường chỉ quần, lòng bàn tay phải úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 2 tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về bên phải.
6. Động tác báo hiệu cho bên trái đi chậm lại
Từ tư thế mở đường, tay trái kéo về ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất 3 lần, mỗi lần kết hợp với 2 tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về phía bên trái.
7. Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại
Từ tư thế mở đường, tay phải cầm gậy, cổ tay quay từ từ theo hướng thẳng đứng và vuông góc với cánh tay, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên phải dừng lại, mắt hướng về bên phải.
8. Động tác báo hiệu cho bên trái dừng lại
Từ tư thế mở đường, lòng bàn tay trái hướng về phía bên trái, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên trái dừng lại, mắt hướng về phía bên trái.
9. Động tác báo hiệu cho phương tiện rẽ trái qua mặt
a) Từ tư thế mở đường, đưa tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước giơ thẳng ngang vai, lòng bàn tay úp xuống. Tay trái đưa từ từ về phía trước mặt, tay thẳng, lòng bàn tay trái ở tư thế úp từ từ lật nghiêng đến thẳng đứng, mắt hướng về phía bên trái, nơi có phương tiện được phép rẽ trái qua mặt, kết hợp một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn;
b) Với tư thế này, các loại phương tiện, người đi bộ từ phía bên phải và phía sau Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông đều phải dừng lại; phía trước, các loại phương tiện được phép rẽ phải; phía bên trái Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông các loại phương tiện được phép đi tất cả các hướng
10. Hiệu lệnh bằng còi của CSGT
Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
11. Các hiệu lệnh khác
Cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới: Dừng xe;
Người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!
Từ khóa » Tín Hiệu Giao Thông Bằng Tay
-
Hiểu Rõ Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông, Tránh án Phạt
-
Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông Và Tín Hiệu đèn Giao Thông
-
Cách Nhận Biết Hiệu Lệnh Của Cảnh Sát Giao Thông - LuatVietnam
-
Hiểu Rõ Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông
-
Cách Phân Biệt Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông - VinFast
-
Ý Nghĩa Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông Mà Có Thể Bạn ...
-
Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông
-
Hiệu Lệnh Của Người điều Khiển Giao Thông
-
Nhận Biết Hiệu Lệnh Bằng Tay Và Còi Của Người điều Khiển Giao Thông
-
Ý Nghĩa Các Hiệu Lệnh Bằng Tay Của Cảnh Sát Giao Thông
-
Những Hiểu Biết Cơ Bản Về đèn Tín Hiệu Giao Thông
-
5 Hiệu Lệnh Của CSGT Có Thể Bạn Chưa Biết - Luật Sư X