5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI - TheWayToIPL

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Tản mạn Tư tưởng HCM

5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên
- C.Mác - Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là một phạm trù xã hội nhưng lại có quy luật phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Nguồn gốc sâu sa của việc phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội nằm ở chỗ: Sự phát triển của lực lượng sản xuất gây lên sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Sự thay đổi về quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) đến lượt nó sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (là hệ thống các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một sơ sở hạ tầng nhất định) thay đổi. Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy) Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ Hình thái KTXH phong kiến Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa

1/ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy

Đây là hình thái KTXH đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Một số đặc trưng nổi bật của hình thái này là: Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ.

2/ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ

Khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã và hình thành nên xã hội có Nhà nước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ. Đặc trưng của hình thái này là đã thay thế chế độ công hữu (sở hữu chung) về từ liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức lao động của nô lệ, nô lệ trong xã hội này được coi như một công cụ lao động biết nói. Hình thái này cũng tạo ra kiểu nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô.

3/ Hình thái KTXH phong kiến

Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc – địa chủ, giai cấp bị trị là nông nô. Phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng hình thức bóc lột địa tô – người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến kỳ hạn nộp tô thuế cho địa chủ. So với hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thức lao động trong thời kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp tô thuế nhưng nông dân vẫn có thể được giữ lại phải của cải dư thừa của mình. Đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội.

4/ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa

Xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, phôi thai và phát triển trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức xác lập như một hình thái KTXH đầu tiên ở Anh và Hà Lan vào thế kỷ 17. Adam Smith (1723-1790) là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Những nét đặc trưng cơ bản của hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa: Quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo vệ và coi như quyền thiêng liêng của con người. Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh doanh trong điều kiện thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Gắn với nền sản xuất công nghiệp có năng suất lao động cao. Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động.

5/ Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa

Là hình thái phát triển cao nhất của xã hội, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Những đặc trưng cơ bản của hình thái KTXH này là: Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liền với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao: năng suất lao động cao, tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân. Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: xóa bỏ những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi ích căn bản. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới: phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động và xóa bỏ tàn sư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ. Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: cơ sở cho công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo xã hội trên mọi mặt và nhân dân thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xã hội. Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển.

2 nhận xét:

  1. Unknownlúc 17:42 17 tháng 4, 2020

    Hay Chính xác Cảm ơn nhiều ạ

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
  2. Unknownlúc 15:14 13 tháng 1, 2021

    Ở Việt Nam,hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng chưa lan tỏa rộng khắp. Mong hình thái này lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp hơn. 🙏🙏🙏

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Từ khóa » Sơ đồ Các Hình Thái Kinh Tế Xã Hội