6 Bệnh Võng Mạc Thường Gặp ở Mắt - Wit-Ecogreen
Có thể bạn quan tâm
Võng mạc là gì?
Võng mạc (retina): là một màng bên trong của đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể và được hội tụ trên võng mạc.
Võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não (thông qua dây thần kinh thị giác).
Xem thêm : Võng mạc là gì? Định nghĩa, cấu tạo và chức năng
Cấu tạo và thành phần quan trọng của võng mạc
HOÀNG ĐIỂM
Hoàng điểm (còn gọi là điểm vàng) là phần quan trọng của võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thị giác. Hố trung tâm hoàng điểm có ít tế bào thần kinh, nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh.
Đặc biệt, hố trung tâm không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng mà phải thông qua sự hấp thu dưỡng chất từ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Hoàng điểm bị thoái hóa theo tuổi tác sẽ khiến thị lực cũng giảm theo
TẾ BÀO BIỂU MÔ SẮC TỐ VÕNG MẠC RPE
Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc là thành phần rất quan trọng của võng mạc:
Vị trí:
Là nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực tiếp từ 2 loại tế bào thị giác là tế bào nón (hoạt động trong điều kiện đủ ánh sáng) và tế bào que (hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu)
Chức năng:
- Bảo vệ: Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có vai trò hấp thụ các tia cực tím và các chất chuyển hoá gây hại, giúp bảo vệ tế bào thị giác
- Nuôi dưỡng: Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có nhiệm vụ gắn chặt và nuôi dưỡng các tế bào thị giác, là yếu tố dinh dưỡng thần kinh quan trọng, đặc biệt là vùng hố trung tâm hoàng điểm.
Do đó, nếu các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác bị bong ra và nhanh chóng bị teo đi, chức năng cảm nhận ánh sáng và suy giảm thị lực, nặng hơn có thể gây mù lòa.
Tìm hiểu thêm: Bong võng mạc có chữa được không? Điều trị ra sao?
6 bệnh võng mạc thường gặp nhất hiện nay
Bệnh võng mạc cùng với đục thủy tinh thể được xếp vào nhóm bệnh gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Cùng Wit-Ecogreen tìm hiểu 6 bệnh võng mạc thường gặp và cách nhận biết để chữa trị, phòng ngừa nhé.
1. Bệnh võng mạc tiểu đường
Võng mạc tiểu đường (hay còn gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường) là một trong những bệnh ở mắt với các tổn thương xảy ra ở võng mạc do biến chứng của bệnh tiểu đường gây nên. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa.
Đường máu cao kéo dài gây ra các tổn thương ở mạch máu của toàn bộ các cơ quan của cơ thể với biểu hiện rõ nhất ở các vi mạch máu ở mắt. Các mạch máu này mỏng, bị sưng lên, rò rỉ gây ra xuất huyết võng mạc, dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc, thường dẫn đến thay đổi thị lực hoặc mù.
Tìm hiểu thêm: Viêm võng mạc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh võng mạc tiểu đường xuất hiện các vi mạch máu ở mắt gây sưng, rò rỉ
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp
– Suy giảm thị lực
– Mắt mờ thấy rõ, khuất tầm nhìn
– Thấy điểm tối bất thường trước mắt
– Đôi khi mất hoàn toàn thị lực.
Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường
Hiện nay, có 3 phương pháp chính trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường chính là:
– Laser quang đông: Đây là phương pháp điều trị căn bản và được ưu tiên đối với bệnh võng mạc đái tháo đường. Mục đích của laser là tiêu diệt các vùng võng mạc bất thường và diệt các tân mạch, điều trị phù hoàng điểm, võng mạc.
– Tiêm thuốc vào nhãn cầu: Các loại thuốc như corticosteroid và các chất ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (anti-vasoendothelial growth factor/VEGF) như Lucentis, Avastin, Aflibercept hiệu quả với tình trạng phù hoàng điểm và tân mạch võng mạc an toàn, hiệu quả tuy nhiên giá thuốc khá đắt đỏ.
– Phẫu thuật dịch kính võng mạc: Phương pháp này được chỉ định ở giai đoạn cuối của bệnh võng mạc tiểu đường, bác sĩ sẽ cắt sạch máu (tuy nhiên có thể gây xuất huyết) và tổ chức hóa trong buồng dịch kính, đồng thời điều trị bong võng mạc.
Xem thêm: Bảng giá phẫu thuật bong võng mạc bao nhiêu tiền?
Phòng ngừa
– Để phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc tiểu đường cần:
– Kiểm soát tốt đường huyết
– Luôn giữ huyết áp, cholesterol máu ở mức cho phép
– Bỏ thuốc lá và ăn uống thể dục điều độ
– Đặc biệt phụ nữ có thai nên khám định kỳ theo chỉ đinh của bác sĩ.
2. Bệnh lý bong rách võng mạc
Bệnh lý bong võng mạc là tình trạng lớp mô võng mạc bị bong ra khỏi đáy mắt. Đây là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm do chấn thương nhãn cầu mắt, nếu sau 24 đến 72 giờ không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Nguyên nhân có thể là do vết rách nhỏ trên võng mạc khiến cho dịch trong mắt tràn xuống dưới võng mạc và bị tách lớp võng mạc ra khỏi thành nhãn cầu. Ngoài ra, bệnh lý bong rách võng mạc cũng có thể xảy ra với các trường hợp bị chấn thương kín, vết thương xuyên nhãn cầu, vỡ nhãn cầu…
Bong rách võng mạc nếu không điều trị kịp thời trong 24-72 người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn
Dấu hiệu và triệu chứng
Vì bệnh bong rách võng mạc không gây đau đớn, chỉ rối loạn thị giác và giảm thị lực nên đa số người bệnh chủ quan và không được điều trị kịp thời. Nếu có một số triệu chứng dưới đây bạn cần nghĩ ngay đến bệnh lý bong rách võng mạc:
– Thấy ánh sáng nhấp nháy, chớp sáng tại góc mắt.
– Nhìn thấy nhiều chấm đen (ruồi bay) lơ lửng hoặc một màn đen che trước mắt.
– Những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị mất tầm nhìn trung tâm, khó nhận diện người đối diện.
Điều trị bệnh bong võng mạc
– Phẫu thuật laser: Các bác sĩ có thể thực hiện một quy trình gọi là quang hóa bằng laser. Các vết đốt nhỏ sẽ được thực hiện xung quanh lỗ bị rách, tia laser giúp “hàn” võng mạc về vị trí cũ.
– Làm lạnh cường độ cao (Cryopexy): Với cách đông lạnh này bác sĩ sẽ áp dụng đầu dò đóng băng bên ngoài mắt ở khu vực phía trên vị trí rách trên võng mạc và kết quả là sẹo sẽ giúp giữ võng mạc trở lại vị trí cũ.
– Điều trị phẫu thuật: Việc kết dính lại võng mạc bao gồm việc khâu lại các vết rách võng mạc với nguyên liệu silicone được khâu đến lòng trắng làm lỏm cầu mắt hướng vào trong. Sự ứng dụng đông lạng khi đó được dùng để gắn võng mạc với các lớp nằm bên dưới. Các quy trình mới hơn đã được phát triển để đạt được kết quả tương tự bằng việc dùng kim tiêm khí vào trong mắt ở những ca phù hợp.
Phòng ngừa
– Đeo kính bảo vệ khi chơi thể thao hoặc sử dụng dụng cụ lao động.
– Kiểm soát lượng đường trong máu và đi khám thường xuyên.
– Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để tầm soát sức khỏe của mắt
3. Thoái hóa võng mạc
Thoái hóa võng mạc là khái niệm chung chỉ các tổn thương của lớp tế bào võng mạc trong mắt, nguy hiểm nhất có thể kể đến bệnh thoái hóa điểm vàng. Nguyên nhân chính của thoái hóa võng mạc là do biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Đây là loại bệnh võng mạc phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ đến khoảng 20-30%.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Ở một số người bệnh không có dấu hiệu rõ ràng và họ thường đi khám khi bệnh đã có biến chứng nặng, gây khó khăn trong việc điều trị. Người bệnh cần nhận biết các triệu chứng của thoái hóa võng mạc:
– Giảm thị lực, mắt nhìn mờ,
– Điểm mù xuất hiện trước mắt.
– Dấu hiệu ruồi bay, thấy xuất hiện những chấm đen bay trước mắt
Điều trị
– Điều trị thoái hóa võng mạc bằng tế bào gốc
– Liệu pháp quang đông laser
– Thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu
Phòng ngừa
Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
Bổ sung các nguồn dưỡng chất cho mắt gồm nhiều vitamin và khoáng chất
Xây dựng lối sống lành mạnh và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Kiểm soát tốt các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
4. Bệnh võng mạc tăng huyết áp
Bệnh võng mạc tăng huyết áp là vấn đề tổn thương các mạch máu võng mạc do tăng huyết áp. Hậu quả là lượng máu đưa tới võng mạc bị giảm, dễ xuất hiện hiện tượng phù nề võng mạc. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp sẽ gây tổn thương các mạch máu của võng mạc, làm hạn chế chức năng võng mạc và gây ra các vấn đề về thị lực.
Võng mạc tăng huyết áp làm hạn chế chức năng võng mạc và gây ra các vấn đề về thị lực
Dấu hiệu và triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh võng mạc tăng huyết áp thường không rõ ràng. Khi bệnh xuất hiện một số triệu chứng sau thì tình trạng bệnh đã trở nặng:
– Tầm nhìn suy giảm
– Mắt sưng
– Đứt vỡ mạch máu
– Nhìn đôi kèm với triệu chứng đau đầu
Do đó, khi bị tăng huyết áp liên tục đi kèm với các triệu chứng trên cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị
Để điều trị bệnh võng mạc tăng huyết áp tùy vào từng trường hợp cụ thể và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
– Sử dụng thuốc điều trị huyết áp
– Dùng thuốc giãn tĩnh mạch
– Trị liệu laser quang đông võng mạc
– Tiến hành cắt dịch kính khi có xuất huyết kéo dài.
Phòng tránh
– Tạo lối sống lành mạnh và kiểm soát huyết áp kết hợp với thuốc.
– Thường xuyên tập thể dục, giảm lượng muối hàng ngày cơ thể hấp thụ,
– Hạn chế cafein, rượu, bia, ăn nhiều trái cây, rau xanh
– Bỏ thói quen hút thuốc lá, giảm cân hợp lý nhằm phòng ngừa tăng huyết áp.
5. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (tên tiếng Anh là retinopathy of prematurity, gọi tắt là Rop) là bệnh võng mạc tăng sinh do những trẻ đẻ non và thiếu cân (thai dưới 36 tuần hoặc cân nặng khi sinh dưới 2.000 gam).
Khi trẻ sinh non mạch máu nuôi võng mạc không phát triển hoàn thiện, số mạch máu phát triển ít, ngoài ra mạch máu võng mạc phát triển bất thường. Vì vậy, trẻ sinh ra bị bệnh võng mạc, bệnh có thể xuất hiện ở cả hai mắt. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây mất thị giác lúc nhỏ và thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
Võng mạc trẻ đẻ non có thể gây mù lòa vĩnh viễn cho trẻ
Dấu hiệu và triệu chứng
– Giai đoạn đầu của bệnh trẻ đẻ non không có biểu hiện ra ngoài.
– Giai đoạn cuối phát hiện con ngươi mắt của trẻ bị trắng đục.
– Với những trẻ đẻ non và thiếu cân nên khám để phát hiện khoảng 7-9 tuần sau sinh và khám lại sau 3-6 tháng tuổi.
– Những trẻ cân nặng khi sinh 1.000 gam hoặc ít hơn cần khám lại 1 lần/2 tuần.
Điều trị
– Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng laser được các bác sĩ ưu tiên dùng đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cao chỉ dành cho các trường hợp phát hiện bệnh sớm, bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình, hình thái nặng, hiệu quả kém.
– Laser giúp tiêu diệt các vùng võng mạc bất thường, diệt các tân mạch và điều trịphù hoàng điểm, võng mạc. Tuy nhiên phương pháp này còn tồn đọng nhược điểm là gây sẹo hóa rộng, giảm cảm nhận màu sắc và thị lực ban đêm.
Phòng ngừa
– Thai phụ nên theo dõi thai kỳ tốt để hạn chế bị sinh non.
– Khi trẻ đã bị sinh non, cha mẹ phải tuân thủ chế độ khám mắt cho trẻ.
6. Bệnh ung thư võng võng mạc (U nguyên bào võng mạc)
Ung thư võng mạc (Retinoblastoma) là dạng ung thư khởi phát và ác tính ở võng mạc, lớp cuối cùng bên trong mắt. Đây là bệnh ung thư thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không những phá hủy chức năng thị giác của bệnh mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Ung thư võng mạc không chỉ khiến người bệnh mù vĩnh viễn mà còn đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm
Dấu hiệu và triệu chứng
– Ánh đồng tử trắng, dấu hiệu này có thể nhận biết rõ khi chụp ảnh cho trẻ.
– Xuất hiện bệnh lác mắt
– Biểu hiện mắt đau, đỏ, nhìn kém, lồi mắt, dị sắc mống mắt, mắt giãn to…
Điều trị
Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn, độ tuổi, bệnh biểu hiện ở một hay cả hai mắt, đã di căn vào các bộ phận khác trong cơ thể không mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư võng mạc thích hợp. Một số phương pháp điều trị đang được áp dụng:
– Khoét bỏ nhãn cầu: Đây là phương pháp duy nhất để loại bỏ hoàn toàn khối u khỏi mắt. Ngoài ra, cắt dây thần kinh dài tối đa là mẫu giải phẫu bệnh cũng là phương pháp đi kèm.
– Nếu khối u nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như: Liệu pháp bức xạ, liệu pháp lạnh, phương pháp ngưng kết quang học, nhiệt liệu pháp, liệu pháp hóa học.
Phòng ngừa
Ung thư võng mạc ở cả hai mắt là bệnh di truyền nên không có cách nào phòng ngừa được. Bạn chỉ có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của ung thư võng mạc ở trẻ:
– Thăm khám, tư vấn và xét nghiệm di truyền để biết được nguy cơ mắc bệnh của thành viên trong gia đình.
– Đưa trẻ đi khám đúng lịch hẹn để theo dõi diễn tiến của bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem chi tiết: U nguyên bào võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tất cả các bệnh võng mạc ở mắt đều đe dọa trực tiếp đến thị lực và cả tính mạng của người bệnh, do đó không được chủ quan, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh nên đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị, việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng cho kết quả điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường sức khỏe thị lực và phòng ngừa các bệnh võng mạc bằng cách xây dựng thói quen tốt, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi…), ăn uống và bổ sung các vitamin, các khoáng chất cần thiết cho mắt.
Đặc biệt, cần bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt như tinh chất Broccophane – một loại protein tự nhiên đặc biệt cho mắt giúp bảo vệ và hạn chế tối đa các bệnh võng mạc và thủy tinh thể.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Các Lớp Võng Mạc
-
Cấu Tạo Võng Mạc Và Các Bệnh Lý Võng Mạc Thường Gặp - YouMed
-
GIẢI PHẪU HỌC MẮT - SlideShare
-
Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt động Của Mắt
-
Bệnh Võng Mạc Là Bệnh Gì? Có Những Loại Nào Thường Gặp? | Vinmec
-
Bong Võng Mạc - Bệnh Viện FV
-
Đại Cương Về Giải Phẫu Và Sinh Lý Mắt
-
Giải Phẫu Cơ Quan Thị Giác
-
Bong Võng Mạc - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Võng Mạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Về Mắt - Bệnh Viện Quận 12
-
Cấu Tạo Võng Mạc Mắt - Võng Mạc Và Dây Thần Kinh Thị Giác
-
Bong Võng Mạc Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp điều ...
-
Cơ Chế Hoạt động Của Mắt