Cấu Tạo Võng Mạc Và Các Bệnh Lý Võng Mạc Thường Gặp - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Cấu tạo của mắt
- 2. Cấu tạo và vai trò của võng mạc
- 3. Các bệnh lý võng mạc
- 4. Kết luận
Bệnh lý võng mạc là một khái niệm vô cùng rộng lớn, gồm rất nhiều bệnh lý khác nhau. Hầu hết chúng gây ra các triệu chứng trên thị giác của bệnh nhân. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ bộ về cấu trúc của mắt; Cũng như võng mạc là gì? Cấu tạo và vai trò của võng mạc. Ngoài ra, các bệnh lý của võng mạc nói chung? Mức độ nguy hiểm của các bệnh lý này? Phương hướng điều trị chung của bệnh võng mạc… cũng sẽ được đề cập.
1. Cấu tạo của mắt
Cấu trúc mắt: Gồm có 3 lớp màng chính.
Đi từ ngoài vào trong là:
- Củng mạc (kết mạc) ở phía sau, nối liền với giác mạc ở trước.
- Màng bồ đào gồm mống mắt và thể mi ở trước, hắc mạc ở sau.
- Võng mạc chỉ có ở phần sau nhãn cầu.
Như hình, ta có thể thấy mắt về cơ bản được chia thành 2 phần. Gồm:
Phần trước: 1/3 trước của mắt. Có 2 lớp:
- Giác mạc, một phần kết mạc ở ngoài.
- Mống mắt, và thể mi ở trong.
Phần sau: 2/3 sau của mắt. Có 3 lớp:
- Kết mạc ở ngoài.
- Màng bồ đào ở giữa.
- Võng mạc trong cùng, nối trực tiếp với thần kinh thị giác – dây thần kinh đưa hình ảnh từ mắt về não.
Hình trên là cấu trúc của mắt khi nhìn từ bên ngoài vào. Theo đó, ta sẽ không thấy được giác mạc, do cấu trúc này trong suốt. Ta cũng không thấy được võng mạc do lớp này nằm ở trong cùng của mắt. Do đó, không thể xác định bệnh nhân có bị bệnh lý võng mạc hay không khi chỉ dựa vào việc khám mắt không có công cụ hỗ trợ.
2. Cấu tạo và vai trò của võng mạc
Võng mạc còn gọi là màng thần kinh, cũng là lớp màng trong cùng của nhãn cầu.
Đó là nơi tiếp nhận các ánh sáng, hình ảnh từ bên ngoài rồi truyền về vùng não thị giác ở vỏ não – nơi con người phân tích ánh sáng, hình ảnh, tạo ra sử hiểu biết cho chúng ta.
Cấu tạo của võng mạc rất phức tạp, lên đến 10 loại tế bào nhỏ khác nhau ở bên trong.
Có 2 loại tế bào nổi tiếng được nhắc đến ở võng mạc, đó là:
1. Tế bào nón:
Một loại tế bào giúp con người có một cái nhìn rõ nét, tinh tế nhất về sự vật xung quanh trong điều kiện có nhiều ánh sáng. Có thể giúp nhận thức màu sắc.
2. Tế bào que:
Giúp con người nhìn sự vật trong điều kiện thiếu sáng.
Chính vì sự phân bố của các tế bào này trên võng mạc mà con người có một phản xạ đặc biệt với ánh sáng:
Trời tối (thiếu sáng) thì đồng tử (tròng đen) sẽ dãn ra, đón nhận nhiều ánh sáng nhất có thể. Cũng như các tia sáng sẽ dễ dàng toả ra bên trong võng mạc, đến vùng ngoại vi võng mạc – nơi chứa nhiều tế bào que, giúp phân tích các hình ảnh thiếu ánh sáng.
Và khi trời sáng. Đồng tử co lại, giúp tập trung các tia sáng vào trung tâm võng mạc – nơi chứa nhiều tế bào hình nón, giúp con người bắt được những hình ảnh tinh tế, màu sắc sống động nhất.
Đôi mắt quả là một máy ảnh hoàn hảo phải không các bạn!
Bệnh võng mạc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của võng mạc của bạn.
Như đã biết, võng mạc chứa hàng triệu tế bào nhạy cảm với ánh sáng (hình que và hình nón) và các tế bào thần kinh khác giúp nhận và sắp xếp thông tin thị giác, chuyển thông tin bằng màu sắc, ánh sáng… thành các tín hiệu điện, dẫn truyền về não.
Võng mạc của bạn gửi thông tin này đến não của bạn thông qua dây thần kinh thị giác, cho phép bạn nhìn thấy.
3. Các bệnh lý võng mạc
Rách võng mạc
Rách võng mạc xảy ra khi chất trong suốt, giống như gel ở giữa nhãn cầu của bạn (dịch kính) co lại và kéo mạnh trên lớp võng mạc – một lớp vỏ mỏng manh, với lực kéo đủ để làm rách lớp vỏ này. Bệnh lý này thường đi kèm với sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng như ruồi bay và chói sáng.
Ruồi bay là hiện tượng bạn nhìn thấy một đốm đen trong tầm mắt của mình. Và như một con ruồi đang bay, đốm đen này di động được! Có nghĩa cứ mỗi lần nhắm, mở mắt thì đốm đen ở vị trí khác nhau, và hiển nhiên, đốm đen này nằm trong thuỷ dịch chứ không phải ở trước mắt bạn, bạn không thể sờ chạm được nó.
Chói sáng là triệu chứng khi bạn thấy rất chói, dù hoàn toàn không có một nguồn ánh sáng nào đến từ bên ngoài.
Rách võng mạc rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến bong võng mạc (tách lớp võng mạc và hắc mạc phía sau) gây ra mù vĩnh viễn.
Thực tế, sự co kéo của dịch kính ngay trước võng mạc là một hiện tượng của quá trình lão hoá, và do sự kéo rách võng mạc này thường là tự phát, từ từ và không có triệu chứng gì.
Tuy nhiên cũng có thể xảy ra hiện tượng này sau chấn thương mắt.
Yếu tố nguy cơ của rách võng mạc:
- Tuổi cao.
- Cận thị nặng.
- Thoái hóa võng mạc.
- Chấn thương.
- Tiền sử gia đình có rách võng mạc hoặc bong võng mạc.
- Đã từng phẩu thuật mắt.
Điều trị và dự hậu về sau:
Nếu rách võng mạc được chẩn đoán sớm thì việc điều trị và dự hậu về sau rất tốt.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng tia lazer hoặc quang đông võng mạc. Đây đều là các thủ thuật rất hiệu quả và an toàn.
Tách võng mạc
Bong võng mạc được xác định bởi sự hiện diện của chất lỏng nằm ngay dưới võng mạc. Và chất lỏng này thực tế là dịch kính.
Triệu chứng của tách võng mạc giai đoạn đầu tương tự như rách võng mạc. Tuy nhiên khi tiến triển, thì ruồi đen có thể hoá thành “màn đen”. Lúc này, bệnh nhân không thể thấy được một vùng trước mắt, giống như có một tấm màn che mất vậy.
Độ nặng của bệnh lý võng mạc này tuỳ thuộc vào mức độ tách.
Với các yếu tố nguy cơ tương tự như rách võng mạc, tách võng mạc được coi là một giai đoạn sau của rách võng mạc.
Tuỳ thuộc vào vị trí, mức độ tách, mà người ta có nhiều phương pháp điều trị cho vấn đề này:
Với các lỗ rách, bong nhỏ:
- Phẫu thuật Laser – Các vết đốt nhỏ được thực hiện xung quanh lỗ bị rách giúp “hàn” võng mạc về vị trí cũ.
- Cryopexy (Làm lạnh cường độ cao) – Điều trị bằng cách đông lạnh cũng có thể điều trị những vết rách hoặc lỗ nhỏ. Làm lạnh cường độ cao ở những vùng xung quanh lỗ rách và giúp gắn võng mạc trở lại vị trí cũ.
- Bơm khí (Gas injection) – Ở phương pháp này, bác sĩ nhãn khoa sẽ bơm một bong bóng khí vào mắt. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp này kết hợp với điều trị bằng laser hoặc Cryopexy. Bóng khí có thể giúp đẩy võng mạc về lại thành mắt trong khi điều trị bằng laser hoặc Cryopexy giúp võng mạc gắn chặt trở lại vị trí cũ, bóng khí có thể tự biến mất sau một tuần.
Tuy nhiên, hầu hết các bong võng mạc đều khá lớn, do đó, phẩu thuật là lựa chọn điều trị hàng đầu:
- Ấn độn cũng mạc: Một dải băng nhân tạo rất nhỏ được gắn vào phía ngoài nhãn cầu. Dải băng đẩy nhẹ thành mắt về phía trung tâm mắt, khiến thành mắt áp sát với võng mạc bị bong, giúp gắn lại võng mạc vào thành mắt.
- Cắt dịch kính – Phẫu thuật cắt bỏ khối dịch kính là một phẫu thuật giúp thay thế dịch kính. Trong phẫu thuật cắt bỏ dịch kính, bác sĩ tạo một vết mổ nhỏ ở tròng trắng của mắt và sử dụng một dụng cụ nhỏ để loại bỏ dịch thủy tinh. Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ bơm khí để thay thế dịch thủy. Khí ép và gắn võng mạc về lại thành mắt. Khi lành lại, mắt sẽ từ từ tiết ra một chất dịch thay thế khí và lấp đầy mắt.
90% các trường hợp bong võng mạc sẽ được điều trị thành công, tuy nhiên đôi khi cần thực hiện 2 thủ thuật – phẩu thuật trở lên để giúp đưa võng mạc trở lại đúng vị trí của nó.
Tuỳ vào từng trường hợp mà thủ thuật – phẩu thuật mà bệnh nhân có thị lực tốt hơn hay không. Tuy nhiên, việc đưa vị trí võng mạc về đúng chỗ sẽ giúp cho bệnh không tiến triển nặng hơn.
Bệnh võng mạc tiểu đường
Nếu bạn bị tiểu đường, các mạch máu nhỏ (mao mạch) ở phía sau mắt có thể dị dạng, xấu xí và rò rỉ chất dịch vào và dưới võng mạc. Điều này làm cho võng mạc bị sưng lên, có thể làm mờ hoặc làm biến dạng những hình ảnh mà bạn thấy.
Một trường hợp khác là phát triển các mao mạch mới, có trúc bất thường, dễ vỡ và chảy máu. Điều này cũng làm xấu đi tầm nhìn của bạn.
>> Xem thêm: Tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm
Màng trước võng mạc
Chúng ta đã biết, võng mạc là lớp màng trong nhất, sau nhất của mắt. Màng trước võng mạc thậm chí nằm bên trong hơn so với võng mạc, bắt nguồn từ sự tăng sinh tế bào bất thường ở võng mạc. Màng này có hình dạng là một vết sẹo giống như giấy bóng kính nhăn nheo nằm trước võng mạc.
Bệnh lý này làm biến dạng tầm nhìn của bệnh nhân. Thường không cần điều trị trừ khi nó gây nhăn nhúm bề mặt võng mạc hoặc đe doạ gây bong võng mạc.
Lỗ hoàng điểm
Đây là một khuyết tật nhỏ ở trung tâm võng mạc. Lỗ thủng có thể phát triển từ lực kéo bất thường xuất hiện giữa võng mạc và thủy tinh thể, và gây ra tổn thương mắt ở bệnh nhân.
Tương tự như màng trước võng mạc, hình ảnh nhìn thấy sẽ bị bóp méo.
Cắt thuỷ dịch thường là phương pháp được lựa chọn. Tỷ lệ thành công cho phẩu thuật này lên đến 90%, cũng như bệnh nhân sẽ phục hồi phần lớn thị lực của bản thân. Nếu lỗ hoàng điểm quá nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến thị lực thì không cần điều trị gì.
Thoái hóa điểm vàng
Trong thoái hóa điểm vàng, hoàng thể của bệnh nhân bắt đầu xấu đi. Điều này gây ra các triệu chứng như mờ mắt vùng trung tâm hoặc một điểm mù ở trung tâm trong tầm nhìn của bạn.
Có hai loại – thoái hóa điểm vàng ướt và thoái hóa điểm vàng khô. Nhiều người trước tiên sẽ có dạng khô, có thể chuyển sang dạng ướt ở một hoặc cả hai mắt.
Viêm võng mạc sắc tố
Viêm võng mạc sắc tố là một bệnh thoái hóa di truyền. Nó ảnh hưởng từ từ đến võng mạc và gây mất thị lực ban đêm và 2 bên tầm nhìn của mắt.
4. Kết luận
Bệnh lý võng mạc là một danh từ rất rộng lớn. Từ này bao gồm rất nhiều bệnh lý liên quan đến lớp màng trong cùng của đôi mắt.
Màng này có vai trò chủ yếu là tiếp nhận các ánh sáng, màu sắc giúp con người nhận diện được thế giới xung quanh trực quan, sinh động và tinh tế nhất.
Bệnh lý võng mạc có thể điều trị hay không, dự hậu về sau tốt hay không tuỳ thuộc vào cụ thể từng bệnh nhân, bệnh nào, thời điểm phát hiện sớm hay trễ, bệnh tật đi kèm là gì… Dựa vào những yếu tố này mà bác sĩ nhãn khoa sẽ cân nhắc đưa ra cho bạn các điều trị phù hợp.
Từ khóa » Các Lớp Võng Mạc
-
GIẢI PHẪU HỌC MẮT - SlideShare
-
Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt động Của Mắt
-
Bệnh Võng Mạc Là Bệnh Gì? Có Những Loại Nào Thường Gặp? | Vinmec
-
Bong Võng Mạc - Bệnh Viện FV
-
Đại Cương Về Giải Phẫu Và Sinh Lý Mắt
-
Giải Phẫu Cơ Quan Thị Giác
-
Bong Võng Mạc - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Võng Mạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Về Mắt - Bệnh Viện Quận 12
-
Cấu Tạo Võng Mạc Mắt - Võng Mạc Và Dây Thần Kinh Thị Giác
-
6 Bệnh Võng Mạc Thường Gặp ở Mắt - Wit-Ecogreen
-
Bong Võng Mạc Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp điều ...
-
Cơ Chế Hoạt động Của Mắt