6 Sigma Là Gì? Áp Dụng 6 Sigma Trong Quản Lý Chất Lượng
Có thể bạn quan tâm
6 Sigma là một hệ thống quản lý và cải tiến chất lượng được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Những hiệu quả mang lại từ việc ứng dụng phương pháp 6 Sigma là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tường tận nguyên lý này là gì và cách áp dụng ra sao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin hữu ích nhất liên quan đến 6 Sigma.
6 Sigma là gì?
6 Sigma hay Six Sigma được định nghĩa là một hệ phương pháp quản lý sản xuất do Motorola khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ 20. Six Sigma hướng đến phương châm loại bỏ hao phí và giảm tối đa lỗi mắc phải (khuyết tật) bằng cách tập trung thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Từ đó 6 Sigma giúp giảm thiểu lỗi sai ở sản phẩm và tăng mức độ chính xác của quy trình.
Hiểu rõ mô hình 6 Sigma là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn Six Sigma là một hệ thống quản lý, đo lường chất lượng sản phẩm hay hệ thống chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, thực tế, phương pháp 6 Sigma mang đến một tư duy hoàn toàn mới cho doanh nghiệp.
Thay vì chú trọng vào việc xử lý lỗi của sản phẩm, doanh nghiệp nên đầu tư cải tiến quy trình để hạn chế tối đa các khuyết tật xảy ra. Tất cả đều nhằm mục đích tạo lập sự ổn định và hoàn hảo gần như tuyệt đối trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Lợi ích của phương pháp 6 Sigma
Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp hay tổ chức sản xuất không thể nào phủ nhận những lợi ích mà 6 Sigma mang lại. Vậy đó là những lợi ích nào?
Tiết kiệm tối thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp bởi phương pháp này giảm lãng phí và thời gian chờ đợi.
Rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp dịch vụ, giao hàng đúng hạn nhờ vào tiêu chí hạn chế lỗi hoặc thậm chí là không có lỗi.
Tạo mức độ tin cậy, tăng trải nghiệm hài lòng của người dùng nhờ sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo.
Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, biết hướng giải quyết các vấn đề một cách khoa học và hợp lý.
>>>Xem thêm: Giá thuê đất khu công nghiệp
Thay đổi, cải tiến hiệu quả văn hóa doanh nghiệp.
Tạo điều kiện xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.
Ứng dụng hệ phương pháp Six Sigma mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Nguyên tắc áp dụng phương pháp 6 Sigma
Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong kinh doanh chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần ghi nhớ các nguyên tắc sau đây của Six Sigma.
Lấy khách hàng làm trọng tâm
Cũng tương tự như hầu hết các triết lý kinh doanh khác, 6 Sigma tập trung chủ yếu vào “customer's voice”, nghĩa là tiếng nói của khách hàng. Tất cả sự thay đổi hay cải tiến quy trình trong sản xuất, kinh doanh đều cần xác định theo nhu cầu, yêu cầu cũng như sự kỳ vọng của khách hàng.
Quản trị theo cách chủ động
Hệ phương pháp 6 Sigma sẽ chú trọng vào việc tìm kiếm và xử lý các khiếm khuyết. Mục đích là hướng đến độ chính xác của quy trình. Doanh nghiệp cần chủ động ngăn ngừa và loại bỏ các lỗi sai thay vì để cho các khiếm khuyết đó tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động khắc phục, xử lý.
5 Nguyên tắc quan trọng trong phương pháp Six Sigma
Đề cao yếu tố dữ liệu và dữ kiện
Để thực hiện được nguyên tắc này, doanh nghiệp cần trả lời 2 vấn đề sau đây trước khi đưa ra quyết định:
Đâu là những dữ liệu thực sự cần thiết.
Áp dụng các dữ liệu đó vào phương pháp 6 Sigma sao cho hiệu quả nhất.
Tất cả những thông tin liên quan đến việc áp dụng hệ phương pháp 6 Sigma không phải dựa trên sự phỏng đoán một cách mơ hồ mà cần có sự đo lường chính xác.
Cộng tác không giới hạn
Nhằm tạo ra quy trình hoàn thiện từ đầu đến cuối, việc ứng dụng nguyên lý Six Sigma cần tuân theo nguyên tắc không rào cản giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, thực hiện theo cả chiều dọc, chiều ngang và đan chéo.
Hướng đến mức độ hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm
Mức độ lệch chuẩn cho phép của 6 Sigma là 3,4 lỗi trên một triệu khả năng. Điều này có nghĩa là độ chính xác chưa phải đạt 100%. Do đó, doanh nghiệp không nên hấp tấp hoặc quá nóng vội ngay từ ban đầu với mong muốn có được sự hoàn hảo tuyệt đối.
Các giải pháp cải tiến quy trình đều được phép mắc sai lầm hay gặp thất bại. Tuy nhiên, hậu quả của chúng cần được giới hạn và doanh nghiệp có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau đó.
Six Sigma giúp doanh nghiệp hướng đến sự hoàn hảo trong sản xuất, kinh doanh
Áp dụng phương pháp Six Sigma vào doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng thông qua quy trình cơ bản nhất là DMAIC. Quy trình này bao gồm 5 bước cụ thể như sau:
D – Define (Xác định): Trong giai đoạn đầu của quy trình cải tiến, doanh nghiệp sẽ nhận định về đối tượng khách hàng và các yêu cầu chất lượng cần phải có ở sản phẩm, dịch vụ. Tiếp đó, doanh nghiệp cần xác định khu vực kinh doanh trọng điểm muốn triển khai hệ phương pháp Six Sigma.
M – Measure (Đo lường): Đây là bước thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề phát sinh. Từ đó tìm ra nguyên nhân của các khiếm khuyết mắc phải.
A – Analyze (Phân tích): Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ xác định khoảng cách giữa mục tiêu kế hoạch và kết quả công việc hiện tại nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Các giải pháp được đưa ra cần phải kiểm nghiệm chặt chẽ và có biện pháp dự phòng đầy đủ.
I – Improve (Cải tiến): Giai đoạn này bắt đầu triển khai thực hiện những phương án cải tiến đã đề ra. Doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao tiến độ để kịp thời đưa ra quyết định bổ sung hoặc có giải pháp thay đổi khi cần thiết.
C – Control (Kiểm soát): Đây là kế hoạch giúp doanh nghiệp giám sát và kiểm soát mục tiêu ban đầu. Mục đích là để tránh mắc lại lỗi sai hoặc đi lệch định hướng.
Triển khai quy trình DMAIC đối với phương pháp Six Sigma
Kết luận
Như vậy, bài viết vừa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về mô hình 6 Sigma. Hiện nay, phương pháp Six Sigma đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để hướng đến sự hoàn hảo trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất hoặc sở hữu xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp Long Hậu thì việc ứng dụng phương pháp Six Sigma sẽ mang lại hiệu quả hơn bao giờ hết.
Liên hệ ngay với Công ty CP Long Hậu để lựa chọn vị trí xây dựng nhà xưởng phù hợp, tối ưu hiệu quả trong việc áp dụng 6 Sigma.
Từ khóa » Hệ Thống Quản Lý Six Sigma Là Gì
-
6 SIGMA – Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
-
Six Sigma Là Gì? Cẩm Nang 6 Sigma Dành Cho Người Mới Tìm Hiểu
-
Six Sigma Là Gì? Những Khái Niệm Cơ Bản Nhất - Việt Quality
-
6 Sigma - Phương Pháp Quản Trị Chất Lượng - Eduviet
-
6 Sigma – Wikipedia Tiếng Việt
-
Six Sigma Là Gì? Hiệu Quả, Trở Ngại Và Thách Thức | ECCI
-
Six Sigma Là Gì? Nguyên Tắc áp Dụng 6 Sigma Hiệu Quả Cho Doanh ...
-
Áp Dụng Phương Pháp 6 Sigma Trong Quản Lý Năng Suất Chất Lượng
-
Six Sigma Là Gì? Lợi ích Và Cách Triển Khai - Tanca
-
[PDF] 6 Sigma - Lý Thuyết Và Thực Hành - §Ò 1
-
SIX SIGMA VỚI CÁC HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG KHÁC
-
Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp ...
-
6 Sigma Là Gì? Áp Dụng 6 Sigma Trong Quản Trị Chất Lượng
-
Tổng Quan Hệ Thống 6 Sigma Trong Quản Lý Chất Lượng Sản Xuất