Tổng Quan Hệ Thống 6 Sigma Trong Quản Lý Chất Lượng Sản Xuất
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống 6 Sigma giúp giảm thiểu lỗi và loại bỏ các hao phí trong quá trình sản xuất. Hôm nay, cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan 6 Sigma cũng như các lợi ích của hệ thống này nhé.
6 Sigma là gì?
6 Sigma (còn được gọi là Six Sigma hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định các nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi giúp làm tăng độ chính xác của quy trình.
6 Sigma do hãng Motorola phát triển đầu tiên vào năm 1985. Sau đó, 6 Sigma trở lên phổ biến hơn khi Jack Welch đã áp dụng triệt để nó trong chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric vào năm 1995 và ngày nay phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
6 cấp độ của 6 Sigma trong quản lý sản xuất
Six Sigma chia thành các cấp độ sau:
Cấp độ Sigma | Lỗi phần triệu | Lỗi phần trăm |
Một Sigma | 690.000,0 | 69,0000% |
Hai Sigma | 308.000,0 | 30,8000% |
Ba Sigma | 66.800,0 | 6,6800% |
Bốn Sigma | 6.210,0 | 0,6210% |
Năm Sigma | 230,0 | 0,0230% |
Sáu Sigma | 3,4 | 0.0003% |
Mục tiêu của 6 Sigma là chỉ có 3,4 lỗi (hay khuyết tật) trên mỗi một triệu khả năng gây lỗi. Nói cách khác, có thể hoàn hảo đến mức 99,99966%.
6 Sigma không phải là hệ thống quản lý, đo lường chất lượng sản phẩm như ISO 9001, hay là hệ thống chứng nhận chất lượng. Đây là hệ phương pháp giúp giảm thiểu sản phẩm khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình. Nghĩa là thay vì chú trọng kiểm tra lỗi trên sản phẩm đầu ra, các doanh nghiệp cần tập trung cải thiện quy trình sản xuất, tìm ra những nguyên nhân gây sai sót và điều chỉnh thích hợp để các khuyết tật không xảy ra.
Các lợi ích của hệ phương pháp 6 Sigma trong quản lý sản xuất
Dưới đây là 5 lợi ích chính mà 6 Sigma mang lại cho doanh nghiệp của bạn:
1. Giữ lòng trung thành của khách hàng
Khi định nghĩa khuyết tật của quy trình, 6 Sigma tập trung vào sự thông hiểu tường tận những yêu cầu của khách hàng nên sẽ có được tính định hướng khách hàng rất cao. Sản phẩm của bạn không những không mắc lỗi mà còn đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng – yếu tố giúp giữ lòng trung thành.
Để đạt được điều này, bạn cần thực hiện cuộc khảo sát khách hàng hoặc nghiên cứu hành vi của người dùng để hiểu được khách hàng yêu cầu gì và bạn có thể cải thiện điều đó bằng cách nào.
2. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Nhờ vào tỷ lệ lỗi (khuyết tật) giảm đáng kể và không tái diễn trong tương lai, các doanh nghiệp có thể loại bỏ những sự lãng phí không cần thiết vào nhân công hoặc các công đoạn sản xuất không hiệu quả, bao gồm cả nguyên vật liệu và thời gian. Cộng thêm những sản phẩm được tạo ra chỉ bao gồm sản phẩm bán được, chi phí hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng lên.
3. Cải thiện văn hoá doanh nghiệp
Yếu tố gắn kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và nhân viên không gì khác ngoài quy trình làm việc hoàn hảo. Trong hệ phương pháp 6 Sigma, yếu tố con người quan trọng không thua gì kỹ thuật, thậm chí còn được đề cao hơn.
Hơn nữa, 6 Sigma giải quyết được những mâu thuẫn phát sinh trong quy trình kinh doanh nhờ vào phương pháp đo lường minh bạch và thái độ chủ động trong công việc, giúp nhà quản lý có thể dễ dàng định hướng nhân viên hơn, cho dù bạn có theo loại hình văn hoá doanh nghiệp đặc trưng nào.
4. Lập kế hoạch chiến lược
6 Sigma là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một tầm nhìn chiến lược. Một khi các doanh nghiệp đưa ra một tuyên bố chiến lược và thực hiện việc phân tích SWOT, thì 6 Sigma có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực phát triển.
Chẳng hạn, trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn hướng tới dẫn đầu về chi phí trên thị trường, thì 6 Sigma có thể được áp dụng để cải tiến các quy trình bên trong, làm tăng lợi nhuận, loại bỏ sự phức tạp không cần thiết và đạt được thỏa thuận mức chi phí thấp nhất với nhà cung cấp nguyên liệu.
5. Mở rộng quy mô kinh doanh
Một khi bạn đã loại trừ thành công các nguồn gây lỗi và tạo lập được quy trình đạt chuẩn 6 Sigma, sẽ chẳng còn khó khăn nào trong những dự án mở rộng quy mô sản xuất cũng như các hệ thống đo lường đi kèm nữa.
Với những chia sẻ tổng quan 6 Sigma trên đây, có thể nhận thấy 6 Sigma đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và danh tiếng cũng như nhiều phương diện khác. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đang theo đuổi hệ phương pháp trên và đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Từ khóa » Hệ Thống Quản Lý Six Sigma Là Gì
-
6 SIGMA – Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
-
Six Sigma Là Gì? Cẩm Nang 6 Sigma Dành Cho Người Mới Tìm Hiểu
-
6 Sigma Là Gì? Áp Dụng 6 Sigma Trong Quản Lý Chất Lượng
-
Six Sigma Là Gì? Những Khái Niệm Cơ Bản Nhất - Việt Quality
-
6 Sigma - Phương Pháp Quản Trị Chất Lượng - Eduviet
-
6 Sigma – Wikipedia Tiếng Việt
-
Six Sigma Là Gì? Hiệu Quả, Trở Ngại Và Thách Thức | ECCI
-
Six Sigma Là Gì? Nguyên Tắc áp Dụng 6 Sigma Hiệu Quả Cho Doanh ...
-
Áp Dụng Phương Pháp 6 Sigma Trong Quản Lý Năng Suất Chất Lượng
-
Six Sigma Là Gì? Lợi ích Và Cách Triển Khai - Tanca
-
[PDF] 6 Sigma - Lý Thuyết Và Thực Hành - §Ò 1
-
SIX SIGMA VỚI CÁC HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG KHÁC
-
Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp ...
-
6 Sigma Là Gì? Áp Dụng 6 Sigma Trong Quản Trị Chất Lượng