SIX SIGMA VỚI CÁC HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG KHÁC

Menu Yêu môi trường
  • An toàn môi trường
  • Diễn đàn Truyền thông bảo vệ môi trường GRAC tặng đồ và phân loại rác Tôi yêu môi trường CLB Yêu Môi Trường Diễn đàn chuyên môn An toàn Môi trường An toàn vệ sinh lao động An toàn hóa chất ISO 9001 - ISO 14001 Phòng cháy chữa cháy An toàn thực phẩm Nước cấp Nước thải Chất thải rắn Chất thải nguy hại Khí thải - Tiếng ồn Đất đai Quản lý môi trường Luật môi trường Nước cấp Nước thải Chất thải rắn Chất thải nguy hại Khái thải - Tiếng ồn Đất đai Quản lý môi trường Luật môi trường An toàn vệ sinh lao động An toàn thực phẩm Phòng cháy chữ cháy Năng suất chất lượng An toàn hoá chất
  • Tải ứng dụng GRAC
Đăng nhập Đăng ký Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Bởi: Tìm Tìm kiếm nâng cao… Menu Đăng nhập Đăng ký Sàn giao dịch phế liệu online Mô hình kinh tế tuần hoàn Đăng ký và Đăng bài ngay để được hưởng các ưu đãi Yeumoitruong - Since 2007 You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. SIX SIGMA VỚI CÁC HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG KHÁC
  • Thread starter MrDoan89
  • Ngày gửi 11/11/11
  • An toàn Môi trường
  • ISO 9001 - ISO 14001
M

MrDoan89

Cây công nghiệp
Tham gia 4/10/08 Bài viết 308 Cảm xúc 7 An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L Six Sigma được xây dựng trên những yếu tố thành công của các chiến lược cải tiến chất lượng trước đây và hợp thành những phương pháp độc đáo của riêng nó. So với các hệ thống quản lý và cải tiến chất lượng khác, Six Sigma nổi bật với hệ phương pháp giúp xác định căn nguyên của các vấn đề chất lượng cụ thể và giải quyết các vần đề này. Six Sigma có thể thường được sử dụng để hỗ trợ, bổ sung các hệ thống quản lý và cải tiến chất lượng khác. 1. ISO 9001 1.1 Mục tiêu của ISO 9001 ISO 9001 là một Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng bao gồm các tiêu chuẩn quản lý chất lượng chuyên biệt cho các ngành cụ thể. Một Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng là một hệ thống có cấu trúc tổ chức, quy trình, trách nhiệm và nguồn lực được xác định rõ ràng và dùng để đánh giá những nổ lực quản lý chất lượng chung. Chứng chỉ ISO 9001 đảm bảo cho khách hàng của công ty rằng những hệ thống và thủ tục chấp nhận được ở mức tối thiểu được áp dụng trong công ty để đảm bảo rằng những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu được đáp ứng. 1.2 So sánh với Six Sigma ISO 9001 và Six Sigma đáp ứng hai mục tiêu khác nhau. ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng trong khi Six Sigma là một chiến lược và hệ phương pháp dành cho việc cải tiến hiệu quả kinh doanh. ISO 9001, với những hướng dẫn giải quyết vấn đề và ra quyết định, đòi hỏi có một quy trình cải tiến liên tục nhưng không chỉ ra quy trình đó như thế nào trong khi Six Sigma có thể cung cấp quy trình cải tiến cần thiết. Trong khi Six Sigma không cung cấp một khuôn mẫu để đánh giá những nổ lực quản lý chất lượng chung của tổ chức thì ISO 9001 lại có được điều này. 1.3 Kết hợp Six Sigma với ISO Six Sigma cung cấp một hệ phương pháp đáp ứng những mục tiêu cụ thể mà ISO đề ra như: • ngăn ngừa khuyết tật ở tất cả các công đoạn từ thiết kế đến dịch vụ; • các kỹ thuật thống kê cần thiết để thiết lập, kiểm soát, kiểm chứng năng lực của quy trình và đặc tính của sản phẩm; • khảo sát nguyên nhân gây lỗi cho sản phẩm, quy trình và hệ thống chất lượng; • cải tiến liên lục chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Six Sigma hỗ trợ ISO và giúp tổ chức đáp ứng được các yêu cầu của ISO. Hơn nữa, ISO là một phương tiện tuyệt vời giúp cung cấp tư liệu và duy trì hệ thống quản lý quy trình trong đó có Six Sigma. Bên cạnh đó, việc đào tạo bài bản là cần thiết đối với cả hai hệ thống nhằm đảm bảo cho việc triển khai thành công. 2. Quản trị chất lượng toàn diện (TQM) 2.1 Mục tiêu của TQM Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện (TQM) là một hệ thống có cấu trúc giúp thoả mãn các khách hàng bên ngoài lẫn bên trong và nhà cung cấp bằng cách hợp nhất môi trường kinh doanh, việc cải tiến liên tục và những đột phá trong việc phát triển, cải tiến và duy trì các chu trình trong khi thay đổi văn hoá của tổ chức. TQM nhắm đến những nguyên tắc chất lượng được áp dụng rộng rãi và xuyên suốt một tổ chức hay một nhóm các quy trình kinh doanh. 2.2 So sánh với Six Sigma TQM và Six Sigma có một số điểm chung như sau: • Một định hướng và tập trung vào khách hàng • Một cách nhìn về công việc theo tổ chức quy trình • Một tinh thần cải tiến liên tục • Một mục tiêu cải tiến mọi mặt và mọi chức năng của tổ chức • Ra quyết định dựa trên dữ liệu • Lợi ích mang lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của công tác triển khai. Sự khác biệt chính giữa TQM và Six Sigma đó là Six Sigma tập trung vào việc ưu tiên giải quyết những vấn đề cụ thể được chọn lựa theo mức độ ưu tiên có tính chiến lược của công ty và những vấn đề đang gây nên những khuyết tật nổi trội, trong khi TQM áp dụng một hệ thống chất lượng bao quát hơn cho tất cả các quy trình kinh doanh của công ty. Một khác biệt kế tiếp là TQM định hướng áp dụng các đề xướng chất lượng trong phạm vi phòng ban trong khi Six Sigma mang tính liên phòng ban có nghĩa là nó tập trung vào mọi phòng ban có liên quan đến một quy trình kinh doanh cụ thể vốn đang là đề tài của một dự án Six Sigma. Một khác biệt nữa là TQM cung cấp ít phương pháp hơn trong quá trình triển khai trong khi mô hình DMAIC của Six Sigma cung cấp một cấu trúc vững chắc hơn cho việc triển khai và thực hiện. Ví dụ, Six Sigma có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào việc đo lường và thống kê giúp công ty xác định và đạt được những mục tiêu cụ thể. 2.3 Kết hợp TQM với Six Sigma Six Sigma là hệ thống hỗ trợ cho TQM vì nó giúp ưu tiên hoá các vấn đề trong một chương trình TQM bao quát, và cung cấp mô hình DMAIC vốn có thể được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu của TQM. 3. Six Sigma và Lean Manufacturing (Hệ Thống Sản Xuất Tinh gọn) 3.1 Mục tiêu của Lean Hệ thống Lean nhắm đến mục tiêu giảm thời gian từ lúc có đơn đặt hàng cho đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm bằng cách loại bỏ các hoạt động không mang lại giá trị (non-value added) và những lãng phí trong quá trình sản xuất. Mô hình lý tưởng mà hệ thống Lean nhắm đến là luồng một-sảm phẩm (one-piece flow) vốn được chi phối bởi nhu cầu khách hàng và một nhà sản xuất áp dụng Lean thì liên tục cải tiến theo hướng mô hình lý tưởng đó. 3.2 So sánh với Six Sigma Cả Six Sigma và Lean có những thế mạnh riêng và chúng phối hợp hổ tương nhau bởi vì chúng đều tập trung vào việc cải thiện kết quả thông qua cải tiến các quy trình. Điểm tập trung chính của Lean là loại bỏ lãng phí dưới nhiều hình thức: tồn đọng quá mức cần thiết ở mặt bằng sản xuất, tồn kho, nguyên vật liệu, hỏng hóc, hàng sửa lại, thời gian chu trình, lãng phí vốn, lãng phí nhân công và thời gian cũng là đề tài của các dự án Six Sigma. Ngoài ra, một số công cụ của Lean cũng được sử dụng trong các dự án Six Sigma khi cần. Các công cụ của Lean thực chất không mạnh về thống kê vì vậy sẽ không hiệu quả trong việc nghiên cứu dao động, mà dao động lại hiện hữu trong mọi quy trình và cần được xác định để cải tiến quy trình. Thứ hai, phương pháp Lean chỉ hữu dụng nhất trong môi trường sản xuất trong khi Six Sigma hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra ngôn ngữ và hệ phương pháp chung hữu dụng cho toàn tổ chức. 3.3 Kết hợp Lean với Six Sigma Rất phổ biến hiện nay khi các công ty kết hợp Lean với Six Sigma theo cách thức hay phương pháp có tên gọi là Lean Six Sigma. Six Sigma cung cấp một cấu trúc và bộ công cụ phong phú hơn để giải quyết vấn đề, đặc biệt với những vần đề mà giải pháp chưa được biết đến. Khi mục tiêu là thiết kế quy trình, tổ chức mặt bằng xưởng, giảm lãng phí đồng thời cách thức đạt được mục tiêu đã được biết trước, các công cụ và phương pháp của Lean sẽ được đề nghị. Trái lại, để cải thiện những vấn đề vốn chưa có giải pháp thì Six Sigma nên được vận dụng. Vì hệ thống cải tiến toàn diện bao gồm cả những dự án với giải pháp biết trước hoặc chưa biết, cả Six Sigma và Lean sẽ đều có chỗ đứng trong hệ thống. Tiết trực tâm hư​ Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận. Chia sẻ: Facebook Chia sẻ Link

Grac đô thị không rác

Grac đô thị không rác

Bình luận mới

  • A Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
    • Latest: ahieu88
    • Lúc 20:59, Thứ ba
    Diễn đàn chuyên môn
  • A Bản vẽ CAD hệ thống xử lý nước thải 100m3
    • Latest: ahieu88
    • Lúc 20:58, Thứ ba
    Diễn đàn chuyên môn

Chủ đề mới

  • Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

    A

    ahieu88

    Lúc 20:59, Thứ ba

    Bản vẽ CAD hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Bản vẽ CAD hệ thống xử lý nước thải công nghiệp...

  • Bản vẽ CAD hệ thống xử lý nước thải 100m3

    A

    ahieu88

    Lúc 20:58, Thứ ba

    Bản vẽ CAD hệ thống xử lý nước thải 100m3 Bản vẽ CAD hệ thống xử lý nước thải là một phần không...

  • Chỉ tiêu BOD5

    S

    sfc vietnam

    5/8/24

    Liên hệ với mình nhé 0942226986

  • Mẫu báo cáo diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu - Sự cố hóa chất (nguồn doanh nghiệp)

    Tuyen moi truong QG

    Tuyen moi truong QG

    5/6/24

    Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn...

  • Tư vấnDANH MỤC HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM

    D

    Dung Bui

    16/5/24

    Mọi người cho mình hỏi là bên công ty mình có mua hóa chất thí nghiệm của hãng hach. Giờ cty yêu...

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến. Tổng: 23 (Thành viên: 1, khách: 22)

Thống kê diễn đàn

Chủ đề 10,859 Bài viết 42,174 Thành viên 31,232 Thành viên mới nhất khachmua Chịu trách nhiệm nội dung: Th.S Nguyễn Trọng Minh - Công ty Cổ phần Công nghệ Grac Giấy phép mạng xã hội về môi trường số 125/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp - Địa chỉ: 5B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM

Từ khóa » Hệ Thống Quản Lý Six Sigma Là Gì