Six Sigma Là Gì? Nguyên Tắc áp Dụng 6 Sigma Hiệu Quả Cho Doanh ...

Trong vòng một thế kỷ vừa qua, một hệ phương pháp được các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia sử dụng để giảm sai lỗi, cải tiến trong quy trình, giảm chi phí, gia tăng sự hài lòng của khách hàng… Đó chính là phương pháp Six Sigma – một công cụ hữu hiệu quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.Vậy cụ thể phương pháp Six Sigma (6 Sigma) là gì? Hãy cùng WEONE tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

6 Sigma là gì?

Six Sigma là gì?

Six Sigma (hay 6 Sigma) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng dựa trên thống kê với mục đích tìm ra lỗi và giảm thiểu tỷ lệ sai sót, xác định nguyên nhân gốc của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình. Phương pháp Six Sigma tập trung vào nhận diện và nắm bắt tường tận các yêu cầu của khách hàng cho nên có tính định hướng khách hàng rất cao.

Six Sigma được sử dụng phương pháp thống kê để đếm các số lỗi phát sinh trong một quá trình. Sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa tới càng gần mức “không lỗi” càng tốt. Mục tiêu của Six Sigma là chỉ có 3,4 lỗi trên một triệu khả năng gây lỗi, hoàn hảo đến mức 99,99966%. Các cấp độ của Six Sigma như sau:

6 cấp độ của Six Sigma
>>>>> Bạn có biết: Chỉ số ARR và MRR là gì và tính ARR, MRR thế nào cho đúng?

Các lợi ích của phương pháp Six Sigma với doanh nghiệp

Từ thực tiễn các công ty hàng đầu áp dụng 6 Sigma như Motorola, GE, Honeywell đến Citigroup, DuPont, Starwood Hotels, Dow Chemical, Sony, American Standard, Kodak, IBM, Ford… Chúng ta có thể rút ra một số lợi ích mà Six Sigma đem lại cho công ty như sau:

  • Giữ lòng trung thành và hài lòng của khách hàng 

Các doanh nghiệp thông qua công cụ Six Sigma để tập trung vào việc giảm đáng kể tỷ lệ lỗi, cung cấp đến khách hàng của mình những sản phẩm tốt nhất mà họ yêu cầu và làm tăng sự hài lòng của khách hàng.

  • Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Doanh nghiệp có thể loại bỏ những lãng phí về nhân công hoặc công đoạn sản xuất kém hiệu quả, gồm cả nguyên vật liệu và thời gian nhờ vào tỷ lệ lỗi giảm đáng kể và không tái diễn trong tương lai. Chính điều này sẽ giảm bớt chi phí hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm, từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên.

  • Giảm chi phí quản lý

Các doanh nghiệp sẽ dành được thời gian cho các hoạt động khác mang lại giá trị cao hơn khi tỷ lệ lỗi giảm và sẽ không còn tái diễn trong tương lai.

  • Lập kế hoạch chiến lược

Six Sigma là một phần quan trọng trong việc xây dựng một tầm nhìn chiến lược. Khi doanh nghiệp của bạn đưa ra sứ mệnh, mục tiêu và tiến hành thực hiện việc phân tích SWOT thì 6 Sigma giúp doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực cần phát triển.

Six-Sigma giúp doanh nghiệp tập trung vào những lĩnh vực cần phát triển
  • Mở rộng quy mô kinh doanh 

Khi một doanh nghiệp đã loại trừ thành công các nguồn gây ra khuyết tật và tạo lập được quy trình đạt chuẩn Six Sigma thì sẽ chẳng còn khó khăn trong các dự án mở rộng quy mô sản xuất hay những hệ thống đo lường đi kèm nữa. 

  • Cải thiện văn hoá doanh nghiệp

Trong hệ phương pháp 6 Sigma cũng chú trọng về yếu tố con người không kém ưu thế của nó về mặt kỹ thuật. Các nhân viên có thể tìm ra những giải pháp cho vấn đề một cách dễ dàng hơn khi được trang bị những công cụ để đưa ra những câu hỏi đúng, đo lường đúng đối tượng, liên kết một vấn đề với các giải pháp.

Vì vậy, với Six Sigma, văn hóa tổ chức của công ty được chuyển sang hình thức tiếp cận có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề và chủ động với ý thức trách nhiệm giữa các nhân viên.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý công việc cá nhân

Nguyên tắc áp dụng phương pháp Six Sigma hiệu quả

Khách hàng là trọng tâm

Giống như nhiều triết lý kinh doanh khác, Six Sigma tập trung vào tiếng nói của khách hàng. Mọi sự sửa đổi hay cải tiến quy trình theo độ chuẩn đều cần xác định dựa trên nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Quản trị chủ động

Hệ phương pháp 6 Sigma tập trung vào tìm kiếm và xử lý các khiếm khuyết của quy trình nhằm tăng độ chính xác và chủ động để ngăn ngừa, chứ không để mặc các khiếm khuyết đó mà tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động xử lý.

Đề cao yếu tố dữ kiện và dữ liệu

Six Sigma sẽ giúp doanh nghiệp trả lời 2 câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:

  • Những dữ liệu – dữ kiện nào là thực sự cần thiết?
  • Sử dụng các dữ liệu thông tin này vào Six Sigma như thế nào để tối đa hóa lợi ích?
Áp dụng Six Sigma như thế nào?

Cộng tác không giới hạn

Để tạo ra một quy trình trơn tru từ đầu tới cuối, Six Sigma luôn tuân theo nguyên tắc cộng tác không giới hạn giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, bao gồm cả theo chiều ngang, chiều dọc và đan chéo.

Hướng đến hoàn thiện những vẫn có thể mắc sai lầm

Với tiêu chuẩn của Six Sigma là 3,4 lỗi trên một triệu khả năng, nghĩa là chưa phải 100% độ chính xác. Bởi vậy, các doanh nghiệp không thể nóng vội ngay từ đầu muốn có được sự hoàn hảo tuyệt đối. Các phương án cải tiến quy trình đều được cho phép thất bại, miễn là hậu quả nằm trong giới hạn và doanh nghiệp rút ra được bài học sau đó.

>>>>> Đọc ngay để biết: 4 bước xây dựng mẫu KPI cho nhân viên bán hàng hiệu quả

Áp dụng Six Sigma trong doanh nghiệp theo các bước DMAIC

Áp dụng hệ phương pháp Six Sigma vào hầu hết các loại hình doanh nghiệp theo 5 bước DMAIC là:

  • D – Define (Xác định) là: bước đầu nhận định về khách hàng và các yêu cầu về chất lượng quan trọng cần có ở sản phẩm và dịch vụ. Và sau khi tự đánh giá doanh nghiệp đã đạt được yêu cầu ở mức độ nào, bạn cần xác định quá trình kinh doanh cốt lõi cần triển khai Six Sigma.
  • M – Measure (Đo lường) là: thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề phát sinh để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các khuyết tật.
  • A – Analyze (Phân tích) là: xác định khoảng cách giữa các mục tiêu kế hoạch với kết quả thực hiện công việc hiện tại, xác định cơ hội dành cho doanh nghiệp. Các giải pháp được đưa ra với điều kiện kiểm nghiệm chặt chẽ và có các biện pháp dự phòng.
  • I – Improve (Cải tiến) là: khi bắt đầu triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến bạn cần theo dõi sát sao để có thể đưa ra các quyết định bổ sung hoặc những thay đổi khi cần thiết.
  • C – Control (Kiểm soát) là: kế hoạch giám sát và kiểm soát mục tiêu hiệu quả, tránh quay lại lối mòn cũ hoặc đi sai định hướng đề ra.
5 bước DMAIC (Define – Measure – Analyze – Improve – Control)

Lean Six Sigma và lợi ích của Lean 6 Sigma với doanh nghiệp

Mô hình Lean Six Sigma là gì?

Mô hình Lean Six Sigma (còn gọi là mô hình LSS) là một phương pháp quản lí tập trung theo nhóm giúp nhằm cải thiện hiệu suất bằng cách loại bỏ sự lãng phí và các khuyết tật để phát huy tốt nhất các tiềm năng nội tại của một tổ chức. 

Mô hình LSS là sự kết hợp giữa phương pháp sản xuất tinh gọn Lean và phương pháp 6 Sigma để cố gắng loại bỏ lãng phí tài nguyên về vật chất, thời gian, công sức và tài năng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất và tổ chức. 

Nói chung, mô hình Lean Six Sigma là công cụ hữu hiệu hiện nay nhằm đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp trong vấn đề cải tiến chất lượng.

Lean Six Sigma

Mục đích mô hình Lean Six Sigma

Mục đích chính của mô hình Lean-6 sigma là tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí, giao hàng trong thời gian nhanh nhất nhằm quản lý quy trình sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp. 

Thực tế ứng dụng Lean thường xảy ra hiện tượng sai biệt (không đồng nhất) về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và dịch vụ cung cấp cần đòi hỏi có biện pháp kiểm soát tốt hơn. Chính vì thế, việc kết hợp giữa Lean với mô hình Six Sigma có thể giúp cho doanh nghiệp có một phương thức kiểm soát quy trình chặt chẽ hơn, giúp ổn định và giảm sự biến đổi về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ cung cấp.

Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh mang tính chủ động, đi đúng vào trọng tâm lỗi sai để đạt được sự hoàn hảo. Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Six Sigma và áp dụng thành công phương pháp này.

Từ khóa » Hệ Thống Quản Lý Six Sigma Là Gì