7 Phương Pháp đánh Giá Nhân Sự - Ưu điểm Và Nhược điểm
Có thể bạn quan tâm
Người làm nhân sự luôn quan tâm đến việc tìm ra phương pháp đánh giá nhân sự tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Một phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả sẽ giúp nhà quản lý có thể nhìn nhận một cách chính xác và khách quan nhất về năng suất làm việc của nhân viên.
Table of Contents
- 1. Phương pháp xếp hạng theo cấp bậc
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
- 2. Phương pháp bảng điểm
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 3. Phương pháp so sánh từng cặp
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 4. Phương pháp quan sát hành vi
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 5. Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO)
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 6. Phương pháp đánh giá bằng định lượng
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 7. Phương pháp đánh giá hiệu suất bằng chỉ số KPI
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Kết luận
1. Phương pháp xếp hạng theo cấp bậc
Phương pháp xếp hạng theo cấp bậc là phương pháp đánh giá nhân viên đơn giản nhất trong các phương pháp hiện hành và được áp dụng nhiều cho các công ty có quy mô nhỏ. Bởi vì các công việc của từng bộ phận, cá nhân khá đơn giản, rõ ràng và số lượng nhân viên rất ít.
Nhà quản lý chỉ cần so sánh hiệu quả làm việc của các nhân viên với nhau, sau đó xếp hạng tăng dần từ người yếu nhất đến người giỏi nhất hoặc ngược lại. Những tiêu chí xếp hạng nhà quản lý quan tâm bao gồm: doanh số, chất lượng tuyển dụng; ngân sách tiết kiệm hằng năm…
Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản, dễ sử dụng
- Rõ ràng về tiêu chuẩn đánh giá
Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, không thể áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và lớn
- Tiêu chí đánh giá chưa chuyên sâu
>> Có thể bạn quan tâm: Đánh giá nhân sự trong 5 bước hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Phương pháp bảng điểm
Phương pháp bảng điểm sẽ liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên khi thực hiện công việc như: số lượng, chất lượng công việc, tác phong, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm,… Nhà quản lý sẽ đánh giá mỗi nhân viên theo yêu cầu, sau đó tổng hợp lại và có kết quả chung về tình hình hoàn thành công việc của nhân viên đó.
Ưu điểm
- Phù hợp với đánh giá mức độ khái quát
- Phương pháp này khá thích hợp với doanh nghiệp vừa.
Nhược điểm
- Tiêu chí đánh giá chưa được lượng hóa và cụ thể hóa
- Mang tính chủ quan của nhà quản lý cao
3. Phương pháp so sánh từng cặp
Đối với so sánh từng cặp, đây được đánh giá là có tính khách quan và chính xác hơn so với phương pháp trên và có điểm tương tự như xếp hạng cấp bậc. Nó được thực hiện bằng cách so sánh tất cả nhân viên với nhau. Nhờ đó, phương pháp này sẽ tăng tính chính xác, khách quan và công bằng cho các nhân viên được đánh giá.
Hơn nữa, nhà quản lý cần cho điểm theo nguyên tắc sau đây:
- Cặp ngang nhau thì cho 1 điểm
- Nếu hơn được 2 điểm
- Nếu kém hơn thì nhận điểm 0
Ưu điểm
- Phương pháp này có độ chính tương đối cao
- Phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ
Nhược điểm
- Khó thực hiện khi có nhiều nhân viên, vì lúc đó số cặp so sánh quá nhiều làm cho việc so sánh trở nên khó khăn
- Chỉ dùng khi so sánh những nhân viên thuộc cùng nhóm công việc
- Ảnh hưởng đến sự giảm sút tinh thần làm việc và sự đoàn kết của nhân viên
4. Phương pháp quan sát hành vi
Đây là phương pháp được thực hiện dựa vào việc quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Người đánh giá sẽ sử dụng phiếu kiểm tra hành vi và cho điểm kiểm tra mọi hành động của nhân viên.
Tờ kiểm tra hành vi có thể bao gồm cả các hành vi tốt và xấu. Hành vi tốt được cho điểm tốt, hành vi xấu được cho điểm xấu. Điểm đánh giá hiệu quả của một nhân viên bằng tổng số điểm của các hành vi đã được kiểm tra.
>> Xem thêm: Tuyển tập những thông tin cần biết về quản trị nhân sự dành cho doanh nghiệp
Ưu điểm
- Thấy rõ được các hành vi của người được đánh giá
- Giảm thiểu những sai lầm liên quan tới việc đánh giá của người cho điểm
Nhược điểm
- Xây dựng những thang điểm này thường tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.
- Đôi khi công việc ghi chép bị bỏ qua.
- Khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái khi biết rằng người lãnh đạo ghi chép lại những hành vi yếu kém của mình.
5. Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO)
Phương pháp quản trị nhân sự này tạo ra một sự cởi mở trong đánh giá, nó hướng tới sự tự giác nhiều hơn cho nhân viên. Trình tự thực hiện có thể như sau:
- Nhân viên gặp gỡ riêng với cấp quản lý của mình để cùng thảo luận và đưa ra các mục tiêu lớn nhỏ. Các mục tiêu phải được mô tả rõ ràng bằng các con số cụ thể với thời gian hoàn thành.
- Nhà quản lý cùng với nhân viên phát triển kế hoạch hành động để các nhân viên theo đó mà theo đuổi các mục tiêu của mình. Các mục tiêu và kế hoạch hành động này cung cấp những chỉ dẫn mà qua đó các nhân viên có thể đánh giá hiệu quả của mình.
- Nhà quản lý phải định kỳ gặp gỡ nhân viên của mình để đánh giá sự phát triển của họ trong việc công việc.
Để nâng cao hiệu quả đánh giá, nhà quản lý có thể tham khảo các công cụ đánh giá năng lực nhân sự toàn diện để đem lại kết quả chính xác nhất.
Ưu điểm
- Đảm bảo mục tiêu chung của doanh nghiệp luôn đúng tiến độ
- Có sự tương tác, giúp đỡ giữa nhà quản trị với nhân viên
Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn, chiến lược và cách triển khai của ban quản trị
- Khó triển khai đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
6. Phương pháp đánh giá bằng định lượng
Ở phương pháp này nhà quản lý sẽ phải định lượng các tiêu chí để đánh giá và có sự phân biệt mức độ quan trọng của từng tiêu chí nhất định. Phương pháp đánh giá bằng định lượng sẽ được tiến hành như sau:
>> Tham khảo thêm: 3 công cụ đánh giá ứng viên và cách sử dụng hiệu quả cho doanh nghiệp
- Xác định được những nhóm yêu cầu chủ yếu đối với năng lực thực hiện công việc của nhân viên trong từng loại công việc nhất định.
- Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhóm yêu cầu và tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
- Phân loại mức độ thỏa mãn các yêu cầu với năng lực thực hiện công việc thực hiện của từng nhân viên.
- Đánh giá tổng hợp về hiệu quả thực hiện công việc của các nhân viên
Ưu điểm
- Giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, chính xác và rõ ràng về việc hoàn thành công việc của nhân viên.
- Tiêu chí đánh giá rõ ràng và có chiều sâu
Nhược điểm
- Phương pháp tốn nhiều thời gian để triển khai thực hiện
7. Phương pháp đánh giá hiệu suất bằng chỉ số KPI
Đây là phương pháp đánh giá nhân viên rất quen thuộc đối với chúng ta. Bởi vì thuật ngữ KPI không chỉ quen thuộc với bộ phận nhân lực mà còn với tất cả bộ phận khác. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá nhân viên bằng KPI phức tạp hơn những gì bạn tưởng. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ lạm dụng thuật ngữ mà không thực sự hiểu hết về tính chất của nó.
Bởi rất ít doanh nghiệp có thể tạo ra một bộ chỉ số KPI và đo lường hiệu quả. Thường chỉ có các doanh nghiệp vừa và lớn sẽ chú trọng thực hiện điều này. Bởi vì để có thể thiết lập KPI hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ công việc của từng nhân viên, đòi hỏi bạn phải có sự phối hợp chặt chẽ với ban quản trị.
Bạn cần có một bộ hồ sơ KPI hay biểu mẫu đánh giá KPI bao gồm: tên người chịu trách nhiệm KPI, mô tả KPI, công thức tính KPI, đơn vị đo lường, tần suất đo lường, số liệu năm hiện tại, chỉ tiêu kế hoạch, các chương trình hành động để đạt chỉ tiêu kế hoạch,…
Ưu điểm
- Có thể được sử dụng rộng rãi, áp dụng được cho nhiều loại hình doanh nghiệp
- Giúp công việc đánh giá được rõ ràng, chính xác
Nhược điểm
- Tốn thời gian để xây dựng được một bộ hồ sơ KPI hoàn chỉnh
- Dễ nhầm lẫn về khái niệm và cách triển khai
Kết luận
Tóm lại có thể thấy mỗi phương pháp đánh giá nhân sự đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp đánh giá nào còn phụ thuộc tình hình thực tế, cơ cấu nhân sự và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Hy vọng qua những thông tin mà Testcenter chia sẻ, bạn đã có thêm những kiến thức thật sự bổ ích.
Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » Nhược điểm Của Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Trị Doanh Nghiệp Là
-
Phương Pháp Hành Chính (Administrative Methods) Trong Quản Lí ...
-
Nội Dung Chủ Yếu, đặc điểm, ưu điểm Và Hạn Chế Của Các Phương ...
-
Vai Trò Và Các Phương Pháp Quản Trị ? Ưu Nhược điểm
-
Các Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Lý Và Vận Dụng Vào Doanh ...
-
Ưu Nhược điểm Của Các Phương Pháp Quản Trị
-
Ưu Nhược điểm Của Các Phương Pháp Quản Lí Nhà Nước - TaiLieu.VN
-
Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Nội Dung Và ...
-
Phương Pháp Quản Trị Trong Doanh Nghiệp
-
Phân Tích Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Hiện Nay ?
-
Phân Tích Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
[PDF] CHƢƠNG 5 KHÁI LƢỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Số Tiết
-
Ưu Và Nhược điểm Của Phong Cách Lãnh đạo độc đoán
-
Ưu, Nhược điểm Các Loại Hình Công Ty, Doanh Nghiệp - Có Video
-
[DOC] Chuyên đề 4: Nền Hành Chính Và Cải Cách Hành Chính Nhà Nước