Ưu Và Nhược điểm Của Phong Cách Lãnh đạo độc đoán
Có thể bạn quan tâm
Các nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán đôi khi sẽ khiến nhân viên dưới quyền cảm thấy thiếu tôn trọng và không có cảm tình tốt. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này lại được đánh giá là quyết liệt và có năng suất hiệu quả cao. Thế nào là phong cách lãnh đạo độc đoán? Phong cách này có ưu, nhược điểm ra sao? Và làm thế nào để áp dụng nó hiệu quả nhất? Cùng theo dõi những thông tin Testcenter chia sẻ dưới đây để hiểu rõ nhé!
Table of Contents
- Phong cách lãnh đạo độc đoán được hiểu là gì?
- Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Biểu hiện của lãnh đạo theo phương pháp độc đoán
- Nghiêm khắc
- Nói nhiều hơn lắng nghe
- Cầu toàn
- Thích duy trì sự kiểm soát
- Ra quyết định nhanh
- Kiểm soát ngân sách
- Quyết đoán
- Khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán?
- Muốn áp dụng tốt phong cách lãnh đạo độc đoán cần kỹ năng gì?
- Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo độc đoán
- Steven Jobs
- Jack Welch
- Bill Gates
- Jeff Bezos
- Tổng kết về phương pháp lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán được hiểu là gì?
Phong cách lãnh đạo độc đoán hay phong cách lãnh đạo chuyên quyền (autocratic leadership) là phong cách mà nhà lãnh đạo tự đưa ra quyết định và bắt buộc nhân viên phải thực hiện theo. Họ quản lý doanh nghiệp bằng ý chí, ý kiến của bản thân đồng thời bác bỏ mọi lời khuyên hay sáng kiến đóng góp từ các thành viên trong tập thể.
Phong cách này thường được áp dụng khi nhà lãnh đạo đã cầm chắc sự thành công khi mà nhân viên thực hiện theo ý mình hoặc khi họ nhận thấy rằng nhân viên có đủ động lực để làm việc.
Phong cách lãnh đạo độc đoán có những đặc điểm hoàn toàn đối lập với phong cách lãnh đạo dân chủ. Cụ thể là:
- Tự đưa ra mọi quyết định quan trọng mà không có sự tham gia của các thành viên khác.
- Luôn đặt các quy tắc lên hàng đầu và truyền tải chỉ thị rõ ràng, dứt khoát
- Tổ chức công việc bài bản và cứng nhắc
- Không ủng hộ những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên
- Chịu trách nhiệm tuyệt đối về kết quả của quyết định và hướng đi của tổ chức.
Tham khảo thêm
>> Phong cách lãnh đạo dân chủ
Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Tuy phong cách lãnh đạo độc đoán thường không được các nhân viên ủng hộ nhưng không thể phủ nhận rằng, phong cách lãnh đạo này có năng suất hiệu quả cao. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của phong cách này:
Ưu điểm
Trong điều hành doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền có vẻ tiêu cực nhưng nó cũng mang lại những ưu điểm mà các phong cách lãnh đạo khác không có được:
- Ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát: Theo đó, người lãnh đạo độc đoán có thể đáp ứng kịp thời mọi tình huống khẩn cấp nhờ phản ứng và hành động linh hoạt. Họ có thể dễ dàng ra quyết định nhanh chóng và bắt đầu thực hiện mà không phải thảo luận hay đợi chờ những phản hồi từ các thành viên khác.
- Có mục tiêu rõ ràng: Phong cách lãnh đạo này giúp tạo ra một môi trường làm việc với những kỳ vọng và mục tiêu rõ ràng. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo có thể duy trì sự kiểm soát cao đối với toàn bộ tiến trình làm việc của nhân viên.
- Nâng cao hiệu suất công việc: nhà lãnh đạo độc đoán sẽ tự mình vạch ra kế hoạch hoạt động tối ưu nhất và yêu cầu các nhân viên phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. Nhờ đó, toàn bộ tiến trình làm việc của nhân viên được kiểm soát chặt chẽ, công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo áp lực tích cực: Làm việc dưới quyền người lãnh đạo độc đoán, các nhân viên phải không ngừng trau dồi kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ công việc một cách hiệu quả nhất. Xét cho cùng, điều này cũng đem lại lợi ích cho sự thành công của doanh nghiệp.
- Bù đắp lỗ hổng kỹ năng của nhân viên: Thông qua việc đưa ra phương hướng, chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn và giám sát rõ ràng, nhà lãnh đạo độc đoán có thể tối ưu thời gian hoàn thành công việc mà không mắc phải những sai lầm do nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng.
Nhược điểm
Phong cách lãnh đạo độc đoán thường gắn với sự bảo thủ và độc tài.
- Hạn chế tinh thần gắn kết tập thể: Sự độc đoán trong phong cách của người lãnh đạo sẽ dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ ở các nhân viên dưới quyền.
- Giới hạn các ý tưởng sáng tạo: Nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng không tham khảo ý kiến và bỏ qua những đề xuất mới của nhân viên. Điều đó khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và không có động lực để cống hiến. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự thành công chung của doanh nghiệp.
- Tạo môi trường làm việc căng thẳng, cứng nhắc: Cách làm việc quá chủ động và quyết đoán của lãnh đạo độc đoán có thể làm gia tăng căng thẳng trong trong môi trường làm việc. Điều đó có thể dẫn đến sự mất lòng tin và sự cố gắng của nhân viên.
- Phụ thuộc hoàn toàn vào người lãnh đạo: Trong trường hợp người lãnh đạo độc đoán gặp vấn đề rủi ro nào đó, việc tiếp tục duy trì và phát triển doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn.
Tham khảo thêm:
>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý
>> Bỏ túi “bí kíp” bố trí nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý
Biểu hiện của lãnh đạo theo phương pháp độc đoán
Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những đặc điểm riêng biệt. Để nhận biết một người lãnh đạo có phong cách độc đoán hay không, chúng ta có thể dựa trên những biểu hiện như sau:
Nghiêm khắc
Thông thường, người lãnh đạo có phong cách độc đoán sẽ đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình làm việc cụ thể và yêu cầu nhân viên tuân thủ theo một cách chặt chẽ. Với những hành vi, kết quả sai phạm của nhân viên, họ thường phê phán và chỉ trích mạnh mẽ với thái độ khắc nghiệt và không khoan nhượng, đồng thời họ cũng có hình phạt nghiêm ngặt để kiểm soát nhân viên.
Nói nhiều hơn lắng nghe
Đây là xu hướng thường thấy ở những người lãnh đạo độc. Họ tự tin hơn ai hết về công việc và không tham khảo ý kiến của người khác. Nhân viên dưới quyền của họ hiếm có cơ hội để phản biện, góp ý hay bày tỏ quan điểm, cảm xúc cá nhân.
Cầu toàn
Người lãnh đạo độc đoán thường đặt ra các tiêu chuẩn cao trong công việc. Họ đặt ra các quy tắc và yêu cầu nhân viên thực hiện theo mà không chấp nhận bất kỳ sự chậm trễ hay sai sót nào làm ảnh hưởng tới mục tiêu. Họ cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát và can thiệp vào mọi khía cạnh công việc của nhân viên nhằm đảm bảo chất lượng.
Thích duy trì sự kiểm soát
Người lãnh đạo độc đoán thường không có sự tin tưởng nhân viên và muốn giữ quyền lực trong tay mình để đảm bảo rằng mọi việc diễn ra theo ý muốn của họ. Họ thường giám sát chặt chẽ và can thiệp vào công việc của nhân viên bằng việc thiết lập các quy định nghiêm ngặt, xây dựng các hệ thống giám sát và tạo ra các cơ chế kiểm soát, đánh giá hiệu suất công việc. Họ cũng không chấp nhận những thay đổi mà họ không kiểm soát được.
Ra quyết định nhanh
Người lãnh đạo theo phong cách chuyên quyền thường tự mình đưa ra các quyết định nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp, nguy hiểm hoặc phức tạp. Họ tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng, kinh nghiệm và ý chí của mình và thường không cần phải tìm kiếm sự tư vấn hoặc đồng thuận từ người khác.
Kiểm soát ngân sách
Những người lãnh đạo chuyên quyền có xu hướng kiểm soát ngân sách một cách nghiêm ngặt. Họ thường đặt ra ngân sách nhất định cho các hạng mục chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm. Họ cũng giám sát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách này và không chấp nhận sự vượt quá giới hạn cho phép.
Quyết đoán
Đây là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của người lãnh đạo độc đoán. Họ có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát, không do dự hay thay đổi, nhất là trong các tình huống cấp bách. Họ tự tin vào quyết định của mình và theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì, bất chấp khó khăn hay sự phản đối. Đồng thời họ cũng dám chấp nhận những rủi ro và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán?
Doanh nghiệp theo đuổi phong cách lãnh đạo độc đoán có thể gây ra sự phản kháng và không hài lòng từ phía nhân viên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những tác động tích cực của nó. Vậy khi nào nên sử dụng phong cách lãnh đạo này?
- Trong các tình huống cấp bách: Tình huống này cần phải đưa ra những quyết định ngay lập tức, nhà lãnh đạo độc đoán có thể ra quyết định nhanh chóng giúp đẩy nhanh tiến trình hành động.
- Tổ chức cần sự quyết đoán: Các tổ chức thuộc ngành quân sự, y tế khẩn cấp, sản xuất,v,vv… là những nơi lãnh đạo độc đoán có thể phát huy hiệu quả với sự quyết đoán, nhanh chóng.
- Doanh nghiệp quy mô nhỏ: Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, người lãnh đạo có thể duy trì sự kiểm soát toàn diện. Họ có thể làm việc trực tiếp với từng thành viên để theo sát hiệu quả công việc.
Muốn áp dụng tốt phong cách lãnh đạo độc đoán cần kỹ năng gì?
Xét cho cùng, phương pháp lãnh đạo nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều cốt lõi là các nhà quản lý cần áp dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tình huống cụ thể. Và để áp dụng tốt phong cách lãnh đạo độc đoán, người quản lý cần có các kỹ năng sau đây:
- Quyết đoán và tự tin: Kỹ năng này giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và dứt khoát.
- Quản lý thời gian: Đây là kỹ năng thiết yếu để giúp các nhà lãnh đạo để tổ chức và điều hành công việc hiệu quả khi phải thường xuyên đối mặt với nhiều trách nhiệm và áp lực.
- Phân tích thông tin: việc phân tích thông tin nhanh nhạy giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần tham khảo ý kiến của người khác.
- Kiểm soát cảm xúc: người lãnh đạo độc đoán cần biết cách kiểm soát cảm xúc của mình để có thể đưa ra quyết định một cách bình tĩnh và chính xác trong mọi tình huống.
- Kỹ năng giao tiếp: Cách sử dụng ngôn từ cũng như thái độ phù hợp trong giao tiếp giúp nhà lãnh đạo truyền đạt yêu cầu, chỉ đạo rõ ràng và hiệu quả.
- Tập trung vào kết quả: Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng tập trung vào kết quả cuối cùng. Vì vậy họ luôn thiết lập mục tiêu rõ ràng và kiên định với mục tiêu đó.
- Hiểu biết sâu sắc: Những quyết định của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người. Điều đó đòi hỏi ở họ phải có sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo độc đoán
Tìm hiểu thêm:
>> 4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý tài ba
>> Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
>> Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?
Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến như:
Steven Jobs
Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái”. Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông. Steve Jobs tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo những nguyên tắc của riêng mình. Ông thường xuyên đẩy mạnh quyền lực độc đoán của mình để đạt được những thành công đặc biệt.
Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tính của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kỳ đen tối nhất của Apple – giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh. Quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và “ Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cổ phiếu từ 13 đô la tăng lên 20 đô la chỉ trong cùng một tháng.
Jack Welch
Đôi khi một CEO khó chịu có những điểm mạnh đủ để bù lại cho những hành vi độc đoán của anh ta, nhưng những điểm mạnh của anh ta thì không được báo giới kinh doanh chú ý nhiều bằng những điểm xấu. Trong những ngày đầu thành lập GE, Jack Welch cho triển lãm một tay đòn rất khoẻ của bánh lái khi ông ta ngoạn mục xoay ngược tình thế khó khăn của công ty.
Vào thời điểm và trong tình huống đó, đối với công ty của Welch, phong cách lãnh đạo chỉ đạo từ trên xuống dưới (top-down style) là thích hợp. Nhưng báo chí lại ít để ý đến Welch bằng cách nào cuối cùng đã chuyển dần sang phong cách lãnh đạo trí tuệ thông minh xúc cảm hơn, đặc biệt là khi ông ta đã khéo léo tạo triển vọng phát triển cho công ty và thúc đẩy mọi người làm theo.
Bill Gates
Bill Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo độc đoán khắc nghiệt như vậy, xét theo lý thuyết sẽ phá sản nhưng hiện tại Microsoft đang rất thành công. Thái độ được cho là tiêu cực của Gates được xem xét ở một khía cạnh khác. Gates là một nhà lãnh đạo hướng vào kết quả cuối cùng của mỗi cá nhân xuất sắc, trong một tổ chức mà các cá nhân và những người có động lực được lựa chọn kỹ càng.
Phong cách lãnh đạo rõ ràng rất khắc nghiệt của Gates đã thử thách những nhân viên phải cố gắng vượt qua những thành tích trước đây của họ. Điều này có thể rất hiệu quả khi nhân viên có khả năng, có động lực, và hầu như không cần sự hướng dẫn. Đó là tất cả những nét tính cách của các nhân sự IT của Microsoft.
Jeff Bezos
Tạp chí Forbes xếp ông đứng hàng đầu danh sách các CEO “đáng đồng tiền bát gạo” nhất nước Mỹ. Ông cũng lọt vào 5% những nhà lãnh đạo được đánh giá cao nhất ở các hạng mục như khả năng điều hành, tỷ lệ lương thưởng trên doanh số và tố chất lãnh đạo.
Những cựu quản lý ở Amazon vẫn luôn nhớ rõ quan điểm chăm sóc khách hàng tận lực của Bezos. Chẳng hạn, Simon Murdoch, người từng quản lý chi nhánh của Amazon ở Anh, kể rằng đích thân Bezos đã ra lệnh cho ông phải nới rộng hạn chót cho khách đặt hàng giao trong ngày từ 4 giờ chiều đến tận 6-7 giờ tối, bất chấp việc phải thay đổi toàn bộ kế hoạch hoạt động của bộ phận kho bãi và giao hàng. Với phong cách lãnh đạo độc đoán, ông đã giúp Amazon thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
Tổng kết về phương pháp lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán không phải là một giải pháp quản trị nhân sự hoàn hảo tuyệt đối, nó cũng cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt. Kiểu lãnh đạo này có thể phù hợp với một số mục tiêu hoặc ngành nghề nhất định, đặc biệt là rất hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu áp dụng không hợp lý, nó cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp tạo ra một môi trường cứng nhắc, khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả, doanh nghiệp không thể phát triển mạnh. Do đó, các lãnh đạo cần linh hoạt trong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp, để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Và để thực hiện được điều đó, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ nhân viên của mình có ưu nhược điểm gì và năng lực của họ thế nào. Bởi vậy, các doanh nghiệp rất cần tổ chức những buổi kiểm tra năng lực nhân viên để nhà lãnh đạo có cái nhìn rõ ràng hơn khi đưa ra kế hoạch và phương pháp quản lý phù hợp.
Hiện nay các công cụ tạo bài test onlinedùng để đánh giá năng lực nhân viên đang rất được ưa chuộng, bởi sự tiện lợi và độ chính xác cao. Bạn có thể tham khảo thêm về công cụ này tại Testcenter để lên kế hoạch đánh giá nhân viên chi tiết, giúp cho quá trình quản lý, lãnh đạo trở nên hiệu quả hơn. Testcenter hiện hỗ trợ tạo bài test online chỉ trong 5 phút vô cùng dễ dàng, đồng thời nền tảng cũng cung cấp hơn 300 mẫu đề đánh giá năng lực đa dạng, giúp bạn tự thiết kế bài đánh giá năng lực nhân sự phù hợp với doanh nghiệp. Với Testcenter, nhà quản lý có thể thấu hiểu nhân viên đơn giản hơn và khách quan hơn bằng những con số chi tiết, cụ thể trong báo cáo trực quan được tổng hợp dựa trên số liệu kiểm tra của nhân sự.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » Nhược điểm Của Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Trị Doanh Nghiệp Là
-
Phương Pháp Hành Chính (Administrative Methods) Trong Quản Lí ...
-
Nội Dung Chủ Yếu, đặc điểm, ưu điểm Và Hạn Chế Của Các Phương ...
-
Vai Trò Và Các Phương Pháp Quản Trị ? Ưu Nhược điểm
-
Các Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Lý Và Vận Dụng Vào Doanh ...
-
Ưu Nhược điểm Của Các Phương Pháp Quản Trị
-
Ưu Nhược điểm Của Các Phương Pháp Quản Lí Nhà Nước - TaiLieu.VN
-
Phương Pháp Hành Chính Trong Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Nội Dung Và ...
-
Phương Pháp Quản Trị Trong Doanh Nghiệp
-
Phân Tích Các Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Hiện Nay ?
-
Phân Tích Phương Pháp Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
-
[PDF] CHƢƠNG 5 KHÁI LƢỢC VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Số Tiết
-
7 Phương Pháp đánh Giá Nhân Sự - Ưu điểm Và Nhược điểm
-
Ưu, Nhược điểm Các Loại Hình Công Ty, Doanh Nghiệp - Có Video
-
[DOC] Chuyên đề 4: Nền Hành Chính Và Cải Cách Hành Chính Nhà Nước