8. Biện Chứng Của Quá Trình Nhận Thức - Tẩm Quất Hoàng Kim

I/ Khái niệm nhận thức:

Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.

Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.

Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.

Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.

Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).

Thứ tư: Các nhà duy vật trước Mác: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn mang tính siêu hình máy móc.

Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức là 1 quá trình.

Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan vào đầu óc người.

Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.

Lấy thực tiễn làm mục đích, tiêu chuẩn cho chân lý. Tức là nhận thức phải dựa vào thực tiễn.

Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng ý thức là kết quả của nhận thức

II. Quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?

Lê nnin cho rằng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn , đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan”

Thứ nhất: Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn của quá trình nhận thức và hai giai đoạn này đều trên cơ sở thực tiễn..

Thứ 2: Hai giai đoạn này có những đặc tính khác nhau nhưng liên hệ, bổ sung cho nhau.

1/ Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)

  1. Khái niệm:

Trực quan sinh động là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn thông qua những hình thức cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Thứ nhất: Cảm giác là hình thức đầu tiên của nhận thức cảm tính, là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính riêng lẻ bên ngoài của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Tường màu vàng gây cảm giác buồn ngủ.

Thứ 2: Tri giác là hình ảnh toàn vẹn bề ngoài của sự vật sau khi ta đã cảm giác. Ví dụ: Nhiều cảm giác tạo thành tri giác.Hình ảnh bên ngoài ngôi nhà, hình ảnh bề ngoài con người

Thứ 3: Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được tái hiện lại sau khi ta đã cảm giác, tri giác về sự vật.

Ví dụ: Tưởng tượng lại ngôi nhà, con người. b/ Đặc điểm của giai đoạn này: Tóm lại, ở giai đoạn trực quan sinh động, nhận thức có tính chất cụ thể, sinh động, trực tiếp và dừng lại ở vẻ ngoài của sự vật chưa đi sâu vào bản chất

2/Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính):

Nói một cách đơn giản, tư duy trừu tượng là Suy nghĩ về những gì trừu tượng.

Tư duy trừu tượng là giai đoạn cao của quá trình nhận thức bao gồm các hình thức khái niệm, phán đoán và suy luận.

a/ Khái niệm phán đoán, suy luận (suy lý)

Thứ nhất: Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ảnh các mối liên hệ bản chất và tất yếu của sự vật hiện tượng và được biểu đạt bằng 1 từ hoặc 1 cụm từ.

Ví dụ: nhân dân, tổ quốc..

Thứ 2: Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng để khảng định hay phụ định 1 thuộc tính tính chất nào đó của sự vật bằng cách liên kết các khái niệm.

Ví dụ: khảng định: Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phủ định: Việt Nam không phải là 1 nước tư bản.

Thứ 3: Suy luận (suy lý) là kết hợp các phán đoán đã biết làm tiền đề để rút ra phán đoán mới, kết luận mới.

Ví dụ: Kim loại dẫn điện (tiền đề 1), đồng là 1 kim loại (tiền đề 2) , đồng là dẫn điện(kết luận).

b/ Đặc điểm: Giai đoạn này đã đi sâu vào bản chất của sự vật, tìm ra quy luật của sự vật

3) Mối liên hệ:

Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính.

Nhận thức cảm tính càng phong phú đa dạng thì nhận thức lý tính càng sâu sắc.

Nhận thức lý tính càng sâu sắc thì nhận thức cảm tính càng nhạy bén.

- Đây là hai giai đoạn khác nhau của quá trình nhận thức nhưng chúng thống nhất với nhau trong hoạt động nhận thức

+ Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động, trực tiếp, cụ thể của sự vật. Không có nhận thức cảm tính thì không thể có nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là cơ sở, tiền đề cho nhận thức lý tính

+ Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức con người hiểu sâu sắc sự vật hơn, hiểu sự vật đầy đủ hơn, đúng đắn bản chất sự vật hơn. Do vậy, cần phải chống chủ nghĩa duy cảm (tuyệt đối hoá nhận thức cảm tính) cũng như tuyệt đối hoá chủ nghĩa duy lý (tuyệt đối hoá nhận thức lý tính).

Lưu ý: cả hai giai đoạn nhận thức này đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng, sai của nhận thức.

III/ ý nghĩa:

Thứ nhất: Nhận thức của chúng ta phải phát triển từ nhận thức cảm tính lên lý tính, phải không ngừng tư duy trừu tượng để có tri thức mới. Chúng ta phải tích cực, không ngừng tổng kết để rút ra lý luận mới.

Thứ 2: Con đường đi đến nhận thức lý tính từ trực tiếp hoặc qua gián tiếp (chuyên gia).

Chống chủ nghĩa duy cảm tức là tuyệt đối vai trò của cảm tính, đồng thời chống duy lý tuyệt đối hóa lý tính..

Mọi nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn và quay lại phục vụ thực tiễn, kiểm tra thực tiễn. Không ngừng tổng kết thực tiễn để tìm ra lý luận mới.

Từ khóa » Ví Dụ Về Quá Trình Nhận Thức Chân Lý