Quá Trình Nhận Thức: Nội Dung, ý Nghĩa Biện Chứng
Có thể bạn quan tâm
Phân tích nội dung, ý nghĩa biện chứng của quá trình nhận thức?
Lênin cho rằng con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Mục lục ẩn I. Nội dung của quá trình nhân thức 1. Nhận thức từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) 2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn II. Ý nghĩaI. Nội dung của quá trình nhân thức
1. Nhận thức từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) đến tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)
a. Nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp khách thể bằng ba hình thức phản ánh như: Cảm giác, tri giác, biểu tượng
Cảm giác là hình thức đầu tiên và đơn giản nhất của nhận thức cảm tính chỉ có thể phản ánh những mặt, những mối liên hệ có tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng, nhưng có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức.
Tri giác là sự phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng trong tính toàn vẹn, thể hiện sự liên hệ kết quả của phản ánh cảm giác do năng lực phản ánh của các giác quan cụ thể mang lại.
Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức cảm tính; đó là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ não, và do một tác động nào đó được tái hiện và nhớ lại. Biểu tượng phản ánh khách thể mang tính gián tiếp trên cơ sở phản ánh cảm giác và tri giác là khâu trung gian của nhận thức cảm tính và lý tính.
b. Nhận thức lý tính là sự phát triển tất yếu của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở nhận thức cảm tính. Nó phản ánh mang tính gián tiếp và cũng có ba hình thức phản ánh: Khái niệm, phán đoán, suy lý
Khái niệm là sự phản ánh bao quát một lớp khách thể ở tính bản chất. Lấy một số khái niệm minh họa như khái niệm vật chất, ý thức, vận động v.v… Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người.
Phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong ý thức con người. Nó bao gồm phán đoán khẳng định – phủ định. Cũng có thể chia phán đoán thành các phán đoán đơn nhất, đặc thù, phổ biến. Ví dụ: Ma sát sinh ra nhiệt, bất kỳ vận động cơ giới nào ở trong một quá trình ma sát cũng nhất định chuyển thành nhiệt. Bất kỳ một hình thức vận động nào của vật chất trong những điều kiện xác định cho mọi trường hợp có thể chuyển thành hình thức vận động khác. Cho nên phán đoán là hình thức diễn đạt các quy luật.
Suy luận là sự liên hệ giữa các phán đoán, là quá trình dẫn đến một phán đoán mới từ phán đoán tiền đề, từ cái đã biết đến nhận thức cái chưa biết một cách gián tiếp. Có thể nói toàn bộ các khoa học được xây dựng trên hệ thống suy luận và nhờ có suy luận mà con người càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan.
c. Biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính tuy có khác nhau về tính chất, trình độ nhưng chúng có sự liên hệ tác động biện chứng qua lại và thống nhất hữu cơ với nhau. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, là sự phản ánh mang tính trực tiếp, nên nó chỉ phản ánh được cái bên ngoài cái không bản chất của khách thể. Ngược lại nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức, là sự phản ánh mang tính gián tiếp, khái quát, trừu tượng nhưng nó phản ánh được cái bản chất, cái quy luật của khách thể.
Nhận thức cảm tính là sự tích lũy về lượng các tri thức kinh nghiệm, là cơ sở tất yếu của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là sự phát triển tất yếu của nhận thức cảm tính, là sự nhẩy vọt về chất của quá trình nhận thức.
2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
Thực tiễn không chỉ là nguồn gốc, động lực mà còn là tiêu chuẩn của nhận thức mà thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý. Trở lại thực tiễn xác nhận giá trị của lý luận và vận dụng kết quả của lý luận vào trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, phục vụ những nhu cầu và lợi ích của con người. Nhận thức cảm tính là sự tích lũy về lượng các tri thức kinh nghiệm, là cơ sở tất yếu của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính là sự phát triển tất yếu của nhận thức cảm tính, là sự nhẩy vọt về chất của quá trình nhận thức. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, đến thực tiễn là vòng khâu của quá trình nhận thức, trong đó thực tiễn là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của vòng khâu đó. Nhưng sự kết thúc này lại bắt đầu bằng một vòng khâu khác cao hơn…
II. Ý nghĩa
Phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về nhận thức. Không nên tuyệt đối hóa một giai đoạn nào của quá trình nhận thức, mà phải thấy được sự thống nhất biện chứng giữa các giai đoạn của nhận thức. Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
- Chân lý là gì? Các tính chất và vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Các phương pháp nhận thức khoa học
Từ khóa » Ví Dụ Về Quá Trình Nhận Thức Chân Lý
-
Ví Dụ Con đường Biện Chứng Của Sự Nhận Thức Chân Lý - TopLoigiai
-
Ví Dụ Về Nhận Thức - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Con đường Biện Chứng Của Quá Trình Nhận Thức - Học Tốt
-
Thuyết Trình Con đường Biện Chứng Của Sự Nhận Thức Chân Lý - 123doc
-
Ví Dụ Con đường Biện Chứng Của Sự Nhận Thức Chân Lý
-
Con đường Biện Chứng Của Nhận Thức: Từ Trực Quan Sinh động đến...
-
Ví Dụ Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Chân Lý
-
Nhận Thức Và Các Cấp độ Của Quá Trình Nhận Thức? Lấy Ví Dụ?
-
Ví Dụ Các Giai đoạn Của Quá Trình Nhận Thức
-
Chủ đề 8: Con đường Biện Chứng Của Sự Nhận Thức Chân Lý - Prezi
-
Phân Tích Con đường Biện Chứng Của Quá Trình Nhận Thức
-
Con đường Biện Chứng Của Sự Nhận Thức Chân Lý - Kipkis
-
8. Biện Chứng Của Quá Trình Nhận Thức - Tẩm Quất Hoàng Kim