8 Cách Lấy Dằm Đâm Vào Tay Dễ Dàng Và Hiệu Quả Nhất
Nếu bạn vô tình để những que gai nhọn, mảnh vụn nhỏ từ đồ đạc, bụi bẩn ghim vào tay, chân, rất khó chịu, đau nhức thì đừng lo. Chỉ với 8 mẹo sau bạn hoàn toàn có thể lấy chúng ra một cách dễ dàng, không đau nhé! Nhiều người chủ quan mà không lấy gai dằm ra, nó có thể gây ra tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng.
Thông thường, khi bị dằm đâm vào tay sưng, chúng ta thường dùng kim để khều. Tuy nhiên, việc dùng kim gảy mảnh dằm ra khỏi tay chân lại gây những thương tổn đáng kể đến những mô da xung quanh và khiến bạn bị đau. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách làm sau:
Dùng băng dính
Đối với những mẩu dằm nhỏ còn phần đầu nhô ra ngoài nhưng lại không thể dùng nhíp gắp được, bạn có thể dùng băng dính để lấy chúng ra. Dán 1 lớp băng dính lên vùng da bị dằm đâm, miết nhẹ rồi kéo mạnh. Cách này rất phù hợp nếu bạn bị nhiều mảnh dằm đâm vào cùng 1 vị trí.
Ngâm giấm trắng
Pha loãng giấm trắng với nước lọc theo tỉ lệ 1:1. Nhúng vùng da bị dằm đâm vào nước ấm để làm mềm da, sau đó nhúng vào chén giấm trắng khoảng 10 – 15 phút. Độ axit cao của dấm trắng so với nồng độ dung môi cơ thể sẽ kéo miếng dằm ra. Tuy nhiên, giấm trắng có thể khiến bạn bị rát và xót. Bạn không nên áp dụng mẹo này nếu vùng da xung quanh vết dằm có vết thương hở.
Dùng bình thủy tinh
Bạn cần chuẩn bị 1 bình thủy tinh miệng rộng đổ gần đầy nước nóng. Ấn mạnh vùng da bị đâm vào miệng bình. Hơi nóng trong bình sẽ kéo miếng dằm tuột ra. Phương pháp này thích hợp khi bạn bị dằm đâm ở những vùng da có tiết diện rộng như lòng bàn tay, lòng bàn chân...
Chà xát bằng vỏ chuối
Một cách khác để lấy dằm ra khỏi tay là dùng vỏ chuối chín. Bạn lấy một mảnh vỏ chuối, chà xát nhẹ mặt trong của vỏ lên chỗ bị dằm đâm. Sau đó, quấn băng lại để qua đêm, chất enzyme trong chuối sẽ đẩy dằm ra ngoài.
Dùng khoai tây
Bạn cũng có thể thái nhỏ một lát khoai tây sống rồi áp vào vùng da bị đâm, tiếp đó dùng băng gạc cố định lại. Sau 1 giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra. Đối với mảnh dằm lớn hơn ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây qua đêm.
Dùng muối nở (Baking soda)
Cho một muỗng muối nở (baking soda) vào chén nước nhỏ, ngâm vùng bị dằm vào hai lần một ngày. Nhiều dằm sẽ tự ra ngoài sau vài ngày áp dụng cách này.
Xà phòng
Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên, hãy lấy một ít bọt xà phòng thấm đều vào chỗ bị dằm đâm để trong khoảng vài giờ. Xà phòng sẽ làm cho dằm tự nhú lên, do đó bạn chỉ cần lấy kẹp gắp dằm ra và rửa tay là sẽ chấm dứt ngay cảm giác khó chịu. Lưu ý hãy dùng xà phòng có chất lượng để giảm khả năng bị nhiễm trùng.
Dùng vaselin hoặc dầu ăn
Khi bị dằm đâm vào tay sẽ rất đau, nếu phần đầu dằm còn nhô ra thì bạn có thể dùng nhíp để gắp. Tuy nhiên như vậy sẽ rất buốt vì đụng chạm đến phần thịt bên trong. Lúc này, hãy nhỏ vài giọt dầu ăn hoặc vaselin vào chỗ bị dằm đâm để vật nhọn được lấy ra trơn tru hơn, giảm ma sát, sẽ bớt đau nhức.
Rất tiện và hữu ích nè. Các nguyên liệu luôn có sẵn trong bếp nữa chứ. Tuy nhiên, cách làm trên chỉ áp dụng những phương pháp này đối với những trường hợp nhẹ, dằm nhỏ. Với các trường hợp bị nặng và đâm sâu, bạn cần tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
Từ khóa » Gỗ Dằm Là Gì
-
Dằm Gỗ: Vết Thương Nhỏ - Mối Họa Lớn - Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn
-
Gỗ Dăm Là Gì? Những ứng Dụng Của Gỗ Dăm Trong Nội Thất
-
Từ điển Tiếng Việt "dằm" - Là Gì?
-
Cách Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Và Những điều Cần Lưu ý - Hello Bacsi
-
Các Loại Dầm Xây Dựng Và Công Dụng Của Chúng
-
Xử Lý Khi Bị Dằm đâm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dằm Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Cách để Loại Bỏ Dằm đâm Sâu Trong Da - WikiHow
-
DẰM GỖ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Chớ Coi Thường Khi Bị Dằm đâm Vào Tay, Tham Khảo Cách Lấy Dằm Ra ...
-
8 Mẹo Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Dễ Dàng, Hiệu Quả Và Không đau
-
Dầm Gỗ Lộ Thiên Xu Hướng Thiết Kế Mới | Quy Hoạch - Kiến Trúc
-
Các Loại Dầm Gỗ Làm Sàn, Tính Toán Chiều Dài, Lắp đặt