Xử Lý Khi Bị Dằm đâm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Trong sinh hoạt hàng ngày, do vô tình chẳng may các loại dằm gỗ, tre, nứa nhỏ,… cắm vào trong da nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến viêm nhiễm. Vì vậy, việc phát hiện và xử trí đúng là vô cùng quan trọng.
Nhập viện vì dằm gỗ
Cách đây không lâu, sau khi chẻ củi đun nước, Bà T. T. C. (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) bị dằm đâm vào tay khiến cho bà nhập viện. Bà C. cho biết, khoảng hơn 2 tháng trước đó, bà chẻ gỗ vụn để đun nước. Trong lúc chẻ củi, không biết lúc nào chiếc dằm gỗ dài hơn 10 cm chui vào tay. Vài ngày sau đó, đau nhức, nổi mủ, khắp bàn tay phải đụng bên nào cũng thấy mủ màu trắng, bà tự mua kháng sinh và oxy già về rửa nhưng không đỡ bàn tay ngày càng sưng nặng. Bà C. được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế. Sau khichụp X.quang cho thấy, bà có dị vật trong tay, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra dằm gỗ dài hơn 10cm và các vùng vết thương đang hoại tử.
Nên sử dụng bao tay khi bổ củi để tránh dằm đâm vào tay. |
Đối với loại dằm gỗ, tre, nứa nhỏ,… cắm vào trong da nếu đầu của cái dằm nằm trên da (nhìn thấy) thì cần khi rửa nước sạch qua. Sau đó sử dụng một cái nhíp rửa vô khuẩn (có thể nhúng qua nước sôi hay cồn) gắp mảnh dằm theo hướng mà mảnh vỡ cắm vào da ở vị trí càng sâu càng tốt. Sau đó, rửa sạch toàn bộ vùng da bằng xà phòng và nước thật sạch.
Nếu thấy đầu của cái dằm hở trên da, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy cái dằm, có nghĩa là cái dằm chỉ nằm ngay dưới da. Có thể dùng kim khâu hoặc kim băng (đã vô khuẩn) nhẹ nhàng khều nhẹ vào da (tránh chạm vào dằm sẽ đẩy sâu hơn) nhẹ nhàng tách phần da dọc theo cái dằm. Cẩn thận nâng đầu cái dằm lên bằng đầu kim và kéo ra bằng nhíp, rồi rửa kỹ vùng bị dằm đâm bằng xà phòng và nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Cần đến cơ sở y tế khi:
Sau khi xử lý dằm loại nhỏ thấy vẫn còn đau nhức và nghi ngờ vẫn còn dưới da không lấy da được hoặc vùng da quanh chỗ dằm đâm vào trở nên tấy đỏ, sưng lên cần đến cơ sở y tế để được khám và xử trí đúng. Nếu là dằm của tre ngâm, gỗ ngâm… khi lấy ra được mặc dù không con đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván. Đối với các loại dằm là thủy tinh, kim loại, dằm lớn không thể nào lấy ra được… vì nếu chúng không được rút ra kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến viêm nhiễm về sau.
Bác sĩNguyễn Văn Ninh
Từ khóa » Gỗ Dằm Là Gì
-
Dằm Gỗ: Vết Thương Nhỏ - Mối Họa Lớn - Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn
-
Gỗ Dăm Là Gì? Những ứng Dụng Của Gỗ Dăm Trong Nội Thất
-
Từ điển Tiếng Việt "dằm" - Là Gì?
-
Cách Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Và Những điều Cần Lưu ý - Hello Bacsi
-
Các Loại Dầm Xây Dựng Và Công Dụng Của Chúng
-
Dằm Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Cách để Loại Bỏ Dằm đâm Sâu Trong Da - WikiHow
-
DẰM GỖ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Chớ Coi Thường Khi Bị Dằm đâm Vào Tay, Tham Khảo Cách Lấy Dằm Ra ...
-
8 Mẹo Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Dễ Dàng, Hiệu Quả Và Không đau
-
Dầm Gỗ Lộ Thiên Xu Hướng Thiết Kế Mới | Quy Hoạch - Kiến Trúc
-
Các Loại Dầm Gỗ Làm Sàn, Tính Toán Chiều Dài, Lắp đặt
-
8 Cách Lấy Dằm Đâm Vào Tay Dễ Dàng Và Hiệu Quả Nhất