Cách để Loại Bỏ Dằm đâm Sâu Trong Da - WikiHow
Skip to Content
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Anthony Stark, EMR. Anthony Stark là nhân viên cấp cứu y tế được chứng nhận tại British Columbia. Ông hiện đang làm việc cho Dịch vụ xe cứu thương British Columbia. Bài viết này đã được xem 87.075 lần.
Trong bài viết này: Dùng công cụ để loại bỏ dằm nằm sâu trong da Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm ra Thận trọng Biết khi nào cần tìm sự trợ giúp y tế Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoBị dằm đâm vào da là nỗi phiền toái với cả trẻ em và người lớn. Chiếc dằm thường gây đau đớn, khó chịu và đôi khi nhiễm trùng. Các loại dằm phổ biến nhất là gỗ, thủy tinh hoặc kim loại.[1]
Một số trường hợp có thể lấy dằm ra tại nhà bằng các dụng cụ đơn giản hoặc kết hợp vài dụng cụ, nhưng các mảnh dằm nằm sâu hơn trong da có thể cần đến kỹ thuật phức tạp hơn hoặc nhờ sự trợ giúp y tế.Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:Dùng công cụ để loại bỏ dằm nằm sâu trong da
Tải về bản PDF-
- Khử trùng nhíp trước khi sử dụng. Dùng cồn hoặc giấm lau nhíp, đun sôi trong nước vài phút hoặc hơ trên lửa khoảng 1 phút.
- Rửa tay trước khi cố gắng lấy dằm ra.
1 Thử dùng nhíp. Nếu một phần mảnh dằm nhô lên trên bề mặt da, bạn hãy thử dùng nhíp để lấy nó ra. Chọn loại nhíp có đầu răng cưa bên trong. Kẹp chặt đầu dằm và từ từ kéo ra. -
- Cắt da theo chiều song song với chiều của chiếc dằm.
- Không bấm quá sâu để tránh chảy máu. Vết thương sâu sẽ làm tăng rủi ro nhiễm trùng.[2]
- Khi sử dụng bấm móng tay hoặc nhíp, bạn nên dùng tay thuận nếu có thể (điều này là không thể nếu chiếc dằm nằm ở tay thuận), để dễ điều khiển và xử lý khéo léo hơn.
2 Sử dụng bấm móng tay để xử lý dằm lớn. Nếu chiếc dằm dày và khó gãy thì bạn có thể thay thế nhíp bằng dụng cụ bấm móng tay khử trùng. Nếu chiếc dằm cắm vào chỗ da dày và ở một góc khó xử lý, bạn hãy bấm một chút lớp da ngoài cùng để quan sát và xử lý dễ dàng hơn – bạn sẽ không thấy đau nếu đó là vùng da dày và không nhạy cảm, chẳng hạn như gót chân. -
- Đừng cố dùng kim khơi toàn bộ chiếc dằm nằm sâu trong da – bạn có thể làm tổn thương thêm và chiếc dằm có nguy cơ bị gãy.
3 Dùng kim để khơi cho chiếc dằm long ra. Nếu chiếc dằm nằm sâu dưới da, bạn có thể dùng kim hoặc đinh ghim khử trùng để khơi một phần chiếc dằm lên bề mặt da. Châm một lỗ nhỏ vào da bên trên đầu dằm gần bề mặt da nhất. Cố gắng dùng đầu kim nhấc dằm lên để có thể dùng nhíp hoặc dụng cụ bấm móng tay kẹp lại. -
- Một nhãn hiệu thông dụng là Ichthammol (thuốc mỡ đen), có bán tại các hiệu thuốc không cần toa bác sĩ.
- Thuốc mỡ có cảm giác nhờn và đôi khi có mùi khó chịu.
- Trong đa số trường hợp, thuốc mỡ chỉ có thể đẩy dằm lên bề mặt da – bạn vẫn phải dùng nhíp nhổ dằm ra.
4 Cân nhắc dùng thuốc mỡ. Thuốc mỡ là một chất sát trùng giúp lấy những chiếc dằm nằm sâu trong da bằng cách bôi trơn và để chúng “trôi” ra.[3] Bôi thuốc mỡ lên vết thương, chờ khoảng 1 ngày để chiếc dằm được đẩy ra. Trong thời gian đó bạn nên băng lại. Bạn cần kiên nhẫn trong lúc chờ đợi thuốc mỡ phát huy tác dụng. -
- Bạn sẽ cần dùng nhíp hoặc dụng cụ bấm móng tay để lấy chiếc dằm ra khỏi da.
5 Thử dùng muối nở xử lý vết thương. Muối nở không những chỉ là chất sát trùng tốt mà còn giúp máu chảy chậm lại và kéo chiếc dằm lên sát bề mặt da.[4] Nếu chiếc dằm là mảnh thủy tinh, kim loại hoặc nhựa, bạn hãy ngâm vết thương đến khoảng 1 tiếng trong chậu nước ấm pha vài thìa cà phê muối nở. Nếu là dằm gỗ, bạn có thể làm hỗn hợp bột nhão muối nở với một chút nước và đắp lên vết thương. Băng lại và để qua đêm.
Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm ra
Tải về bản PDF- 1 Cầm máu. Nếu vết thương chảy máu sau khi lấy dằm ra, bạn hãy dùng bông gòn ép lên vết thương. Giữ yên vài phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy.
-
- Nếu không có bông tẩm cồn, bạn có thể dùng tăm bông sạch và nhúng vào cồn để lau vết thương.
- Bạn sẽ thấy xót khi thoa cồn, nhưng cảm giác xót chỉ kéo dài trong chốc lát.
2 Sát trùng vết thương. Sau khi loại bỏ chiếc dằm, bạn cần chú ý làm vệ sinh các vết đâm nhỏ. Rửa bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng khăn sạch thấm khô và lau bằng bông tẩm cồn. Cồn là chất sát trùng rất tốt, nhưng giấm trắng, i-ốt và ô xy già cũng có hiệu quả.[5] - 3 Thoa thuốc mỡ kháng sinh. Thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin có tác dụng chống nhiễm trùng. Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên vết thương đã sát trùng. Bạn có thể mua kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh ở bất cứ hiệu thuốc nào gần nhà.
- 4 Băng vết thương. Sau khi rửa và sát trùng, bạn nên để vết thương khô hẳn. Dùng băng cá nhân băng lại để tránh bị kích ứng và bụi đất. Bạn có thể tháo băng ra sau một hoặc hai ngày. Quảng cáo
Thận trọng
Tải về bản PDF- 1 Tránh bóp nặn dằm. Có lẽ hành động này là bản năng đầu tiên của bạn, nhưng đừng bóp nặn xung quanh mép vết thương để cố đẩy dằm ra. Việc này rất ít khi có tác dụng, hơn nữa bạn còn có thể làm gãy chiếc dằm và gây thêm tổn thương.
- 2 Giữ cho dằm gỗ khô ráo. Nếu là dằm gỗ, bạn cần giữ cho chiếc dằm không bị ướt. Dằm gỗ có thể bị mủn khi bạn kéo nó ra và để lại nhiều mảnh nhỏ hơn nằm sâu trong da.[6]
- 3 Rửa tay sạch khi lấy dằm ra. Đừng để vết thương nhỏ bị nhiễm trùng. Tương tự như các dụng cụ phải sát trùng, bạn cũng cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào vết thương. Xoa xà phòng diệt khuẩn ít nhất 30 giây và rửa thật sạch.
- 4 Lấy chiếc dằm ra nguyên vẹn. Đảm bảo không làm gãy hoặc để lại bất cứ mảnh vụn nào trong da, vì điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.[7] Nhớ kéo chiếc dắm ra theo đúng góc độ khi nó đâm vào để giảm rủi ro làm gãy. Hiếm khi nào chiếc dằm đâm vào da ở góc 90°.
-
- Các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn biểu hiện trên toàn cơ thể, bao gồm sốt, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, đau nhức mình, đau đầu và mê sảng. Trường hợp này cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
5 Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra với bất cứ loại dằm nào, bất cứ vùng da nào và ở bất cứ độ sâu nào, do đó bạn nên theo dõi trong vài ngày sau khi lấy dằm ra. Các dấu hiệu nhiễm trùng thông thường bao gồm sưng, đỏ, đau, mưng mủ, cảm giác tê và nhói lâm râm xung quanh vết thương.[8]
Biết khi nào cần tìm sự trợ giúp y tế
Tải về bản PDF-
- Nếu chiếc dằm bị gãy hoặc vỡ, bạn cần đến bác sĩ để được gắp các mảnh vụn ra.
1 Tìm sự chăm sóc y tế nếu các liệu pháp tại nhà đều không thành công. Nếu không thể lấy dằm ra dù đã cố gắng dùng các phương pháp tại nhà, bạn cần đến bác sĩ trong vòng vài ngày để được giúp lấy dằm ra. Đừng để chiếc dằm nằm lại trong da.[9] -
- Nếu cần phải dùng dao mổ để lấy chiếc dằm ra khỏi da, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê tại chỗ để làm tê vùng da trước khi thực hiện.
- Các vết thương lớn có thể phải khâu để khép miệng sau khi chiếc dằm đã được lấy ra.
2 Tìm sự trợ giúp y tế đối với các vết thương sâu hoặc chảy nhiều máu. Bạn cần phải đến bác sĩ nếu chiếc dằm khiến vết thương vẫn chảy máu không ngừng sau khi đã ép được 5 phút. Trường hợp này có thể cần phải lấy dằm ra bằng dụng cụ chuyên dụng.[10] -
- Móng tay sau đó sẽ mọc ra bình thường.
3 Đến gặp bác sĩ để xử lý dằm dưới móng. Nếu dằm đâm sâu dưới móng tay hay móng chân thì có thể bạn sẽ không thể tự lấy ra được. Bạn có thể sẽ gây tổn thương thêm nếu cố làm việc này. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần móng của bạn một cách an toàn và rút chiếc dằm ra.[11] - 4 Gọi cấp cứu nếu dằm đâm vào mắt hoặc gần mắt. Nếu có bất cứ thứ gì lọt vào mắt, bạn cần che mắt bị thương lại và gọi cấp cứu ngay lập tức. Không cố lấy dị vật ra – bạn có thể gây tổn thương cho mắt và làm tổn hại thị lực. Cố gắng nhắm cả hai mắt cho đến khi có sự giúp đỡ để cho mắt bị thương càng ít cử động càng tốt.[12] Quảng cáo
Lời khuyên
- Dằm gỗ, gai và các bộ phận khác của cây cối gây kích ứng và viêm nhiều hơn dằm thủy tinh, kim loại hoặc nhựa.[13]
- Sử dụng kính lúp nếu chiếc dằm quá nhỏ và khó nhìn thấy. Nhờ ai đó cầm hộ kính lúp nếu bạn thấy khó khăn.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLấy dằm dưới móng Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân Cách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da Cách đểQuấn băng ngón tay cái Cách đểNhanh chóng Hết Buồn Nôn Cách đểỨng phó với tình huống khẩn cấp Cách đểSống sót qua thảm họa tận thế Cách đểXử lý khi bị Cá đuối Chích Cách đểSử dụng túi chườm nước nóng Cách đểKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế Cách đểBăng ngón chân út bị gãy Cách đểChăm sóc vết dao đâm Cách đểQuấn ngón tay cái bị bong gân Cách đểXử lý khi cắn phải lưỡi Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2003/0615/p2557.html
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2003/0615/p2557.html
- ↑ http://www.med-health.net/How-To-Remove-A-Splinter.html
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/splinters/page6_em.htm#splinters_home_remedies
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2003/0615/p2557.html
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2003/0615/p2557.html
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2003/0615/p2557.html
- ↑ https://www.ghc.org/kbase/topic.jhtml?docId=sid42412spec
- ↑ https://www.ghc.org/kbase/topic.jhtml?docId=sid42412spec
- ↑ https://www.ghc.org/kbase/topic.jhtml?docId=sid42412spec
- ↑ https://www.ghc.org/kbase/topic.jhtml?docId=sid42412spec
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2003/0615/p2557.html
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Anthony Stark, EMR Phản ứng viên khẩn cấp Bài viết này đã được cùng viết bởi Anthony Stark, EMR. Anthony Stark là nhân viên cấp cứu y tế được chứng nhận tại British Columbia. Ông hiện đang làm việc cho Dịch vụ xe cứu thương British Columbia. Bài viết này đã được xem 87.075 lần. Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Đức Tiếng Hà Lan Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Ả Rập Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Hindi Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLấy dằm dưới móngCách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaCách đểQuấn băng ngón tay cáiTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sơ cứu và Cấp cứu
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--450Từ khóa » Gỗ Dằm Là Gì
-
Dằm Gỗ: Vết Thương Nhỏ - Mối Họa Lớn - Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn
-
Gỗ Dăm Là Gì? Những ứng Dụng Của Gỗ Dăm Trong Nội Thất
-
Từ điển Tiếng Việt "dằm" - Là Gì?
-
Cách Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Và Những điều Cần Lưu ý - Hello Bacsi
-
Các Loại Dầm Xây Dựng Và Công Dụng Của Chúng
-
Xử Lý Khi Bị Dằm đâm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dằm Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
DẰM GỖ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Chớ Coi Thường Khi Bị Dằm đâm Vào Tay, Tham Khảo Cách Lấy Dằm Ra ...
-
8 Mẹo Lấy Dằm Ra Khỏi Tay Dễ Dàng, Hiệu Quả Và Không đau
-
Dầm Gỗ Lộ Thiên Xu Hướng Thiết Kế Mới | Quy Hoạch - Kiến Trúc
-
Các Loại Dầm Gỗ Làm Sàn, Tính Toán Chiều Dài, Lắp đặt
-
8 Cách Lấy Dằm Đâm Vào Tay Dễ Dàng Và Hiệu Quả Nhất