9 Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Và Cách ...

Trong những năm gần đây, số lượng người bị còi xương ở tuổi thiếu niên đang có xu hướng tăng nhanh. Để không bị còi xương, thấp lùn, hãy cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ngay dưới đây. 

1. Biểu hiện bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Một số dấu hiệu của bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên cần được chú ý:

  • Biểu hiện hệ thần kinh: Khó ngủ, trằn trọc, hay ra mồ hôi trộm và bị rụng tóc gáy…
  • Biểu hiện xương: Chậm phát triển chiều cao, hệ xương và răng không khỏe mạnh, mất cân đối, răng mọc không đều…
  • Biểu hiện chậm vận động: Khó chạy nhảy, khả năng vận động linh hoạt kém, hay đau mỏi xương khớp...
  • Biểu hiện toàn thân: Thường xuyên gặp tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, lá lách to, da xanh xao do thiếu máu...

biểu hiện chán ăn do còi xương ở tuổi thiếu niên Thường xuyên chán ăn, mệt mỏi, xanh xao có thể là biểu hiện của còi xương

2. Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Còi xương ở tuổi thiếu niên có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:

2.1. Ảnh hưởng của di truyền

Nếu gia đình có người đã từng bị còi xương thì tỷ lệ bị còi xương ở tuổi thiếu niên trong thế hệ sau đó cũng cao hơn.

2.2. Dậy thì sớm

Dậy thì sớm có thể khiến trẻ lúc đó trông cao lớn và phát triển nhanh hơn rất nhiều so với mọi người. Nhưng sau đó, trẻ sẽ dễ bị “chững” lại và kém hấp thu dưỡng chất, dẫn đến chiều cao không đạt chuẩn, sức khỏe yếu, dễ bị thấp còi.

2.3. Thiếu Vitamin D

Vitamin D là nguồn dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng hệ xương khỏe mạnh.

Thiếu Vitamin D có thể do không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, chế độ dinh dưỡng không cân đối, kén ăn những thực phẩm giàu Vitamin D…

thiếu vitamin d là nguyên nhân gây còi xương ở tuổi thiếu niên Thiếu Vitamin D là nguyên nhân lớn dẫn tới thiếu Canxi và còi xương

2.4. Mắc vấn đề về bệnh lý nguy hiểm

Một số bệnh lý nguy hiểm cũng có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe sa sút, dễ mắc phải căn bệnh còi xương.

  • Bệnh celiac khiến đường ruột hấp thu kém, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu hụt Canxi và Vitamin D gây còi xương.
  • Bệnh viêm ruột: khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế, làm tăng nguy cơ thiếu Canxi và Vitamin D.
  • Xơ nang: gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làm tăng cao nguy cơ bị còi xương khi bước vào độ tuổi thiếu niên.
  • Vấn đề về thận: khiến cơ thể không đào thải các chất độc, chất thừa kịp thời. Do đó, làm tăng nguy cơ gây bệnh, kém hấp thu, giảm sức đề kháng và cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

2.5. Ảnh hưởng của thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus

Một số loại thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus cũng có tác dụng phụ, khiến quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể bị hạn chế, cơ thể kém hấp thụ dẫn đến sức khỏe yếu kém, chậm phát triển.

2.6. Chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối

Chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng hoặc mất cân đối, thiếu chất chính là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng. Dễ dẫn tới tình trạng thiếu Canxi, thiếu Vitamin D và còi xương.

trẻ còi xương do thiếu chất dinh dưỡng Chế độ ăn uống thiếu cân bằng giữa các loại thực phẩm và nhóm chất sẽ dẫn tới còi xương

2.7. Không bổ sung Canxi cùng Vitamin D và MK7 (Vitamin K2)

Khi Canxi được sử dụng đơn lẻ, chỉ có tối đa 30% lượng Canxi được hấp thụ. Tuy nhiên, khi kết hợp Canxi cùng Vitamin D3 và MK7, hiệu suất hấp thu có thể lên tới 99%.

Vitamin D là nhân tố giúp cơ thể hấp thụ được Canxi, mang Canxi từ thành ruột vào máu. Còn MK7 là nhân tố giúp cơ thể luân chuyển và sử dụng Canxi, mang Canxi từ máu gắn vào xương.

2.8. Chế độ sinh hoạt không khoa học

Lười vận động, thường xuyên thức đêm, ngủ ko đủ giấc,... đều là những nguyên nhân khiến cơ thể dễ suy nhược, không tiếp nhận được dưỡng chất tốt và quá trình chuyển hóa, hấp thụ dưỡng chất cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.

2.9. Ăn kiêng giữ dáng quá đà

Lo lắng về cân nặng khi bước vào độ tuổi dậy thì khiến nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn gái thường quyết tâm ăn kiêng để giảm cân. Điều này dễ dẫn đến việc thiếu hụt dưỡng chất, cơ thể xanh xao thiếu máu đi kèm suy nhược, còi xương, suy dinh dưỡng.

ăn kiêng gây còi xương ở tuổi thiếu niên Ăn kiêng quá đà khiến cơ thể bị thiếu chất và làm tăng nguy cơ còi xương ở tuổi thiếu niên

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Còi xương ở tuổi thiếu niên không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

3.1. Di truyền bệnh cho con cái

Vì yếu tố di truyền khá cao nên nếu trẻ mắc bệnh còi xương, sau này sẽ rất dễ di truyền lại cho các thế hệ về sau.

3.2. Dị tật về xương

Dị tật về xương gây ra các bất thường về hình dáng chân, chiều cao thấp, chân vòng kiềng, chữ X, dáng đi hai hàng gây mất thẩm mỹ và khiến trẻ kém tự tin.

3.3. Khiếm khuyết nha khoa

Trẻ còi xương thường có hệ răng không phát triển đạt chuẩn, răng mọc không đều, lộn xộn, dễ sâu răng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả thẩm mỹ bên ngoài.

3.4. Động kinh

Khi bị còi xương ở thể nặng, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu động kinh, choáng váng ngất xỉu ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe

3.5. Cột sống cong bất thường

Do hệ xương không có đủ dưỡng chất để phát triển nên cột sống của trẻ còi xương thường cong bất thường tạo hình dáng cột sống không đẹp mắt, dễ gây trở ngại trong công việc và đời sống sinh hoạt hằng ngày.

3.6. Chậm phát triển chiều cao

Thua kém chiều cao khiến trẻ dễ bị mặc cảm, tự ti và đánh mất nhiều cơ hội về nghề nghiệp và ước mơ trong tương lai.

4. Cách phòng tránh còi xương ở tuổi thiếu niên

Tuổi thiếu niên là giai đoạn trẻ phát triển về cả chiều cao và cân nặng. Vì thế, bố mẹ cần hết sức chú ý về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng tránh bệnh còi xương.

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Các chất quan trọng cần bổ sung:

  • Canxi: Tuổi thiếu niên từ 9 - 18 tuổi cần 1300 mg/ngày. Canxi có nhiều trong các loại hải sản, tôm, cua, cá, trứng, sữa, các loại hoa quả sấy, rau chân vịt, bông cải xanh…
  • Vitamin D: Trẻ vị thành niên không dùng đủ lượng Vitamin D3 sẽ cần bổ sung 400 đơn vị quốc tế mỗi ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại đậu, rau lá xanh, sữa, trứng, khoai,…
  • Vitamin A: Trẻ vị thành niên cần 600mcg/ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong rau diếp, cà rốt, khoai lang, bí, dưa đỏ, ớt chuông,…
  • Vitamin C: 1.800 mg là liều lượng cho thanh thiếu niên từ 14 tuổi đến 18 tuổi. Dưỡng chất này có nhiều trong cam, dâu, cải xoăn, cải xanh, ớt chuông,…
  • Sắt: Liều lượng cần dùng cho tuổi vị thành niên từ 15mg/ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng, thịt nạc, cá, ngũ cốc, bánh mì, hoa quả sấy, rau lá xanh,…
  • Kẽm: Liều lượng kẽm cần thiết cho tuổi vị thành niên khoảng 15mg kẽm nguyên tố/ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong tôm, cua, đậu nành, vừng, lạc, hàu,…

chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương ở tuổi thiếu niên Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong phòng tránh còi xương

Thực đơn gợi ý một tuần cho trẻ có dấu hiệu còi xương ở tuổi thiếu niên:

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Bữa sáng Phở bò Hủ tiếu xương Nui thịt rau củ Cơm sườn Bò kho bánh mì Bánh canh thịt Bánh mì ốp la Sữa
Bữa trưa Cơm thịt heo chiên rau củ xào canh cải xanh Cơm cá kho thơm đậu que xào thịt canh bí đỏ Cơm đậu hũ dồn thịt Bắp cải xào tôm Canh rau đay Cơm thịt kho trứng cút canh củ quả hầm xương Cơm sườn chua ngọt Mướp xào Canh khổ qua nhồi thịt Cơm cá chiên rau muống xào tỏi Canh cua rau đay Cơm thịt bò xào cần tây rau cải luộc canh rau ngót thịt bằm
Bữa tối Cơm trứng chiên thịt Nấm xào rau củ Canh đu đủ hầm xương Cơm tôm chiên bơ Cải thìa xào Canh rau đay nấu cua Cơm cua lăn bột Nấm xào cà rốt Canh mồng tơi nấu tôm Cơm mực chiên nhồi thịt Đậu đũa xào Canh khoai mỡ Cơm trứng hấp thịt bằm hành tây xào canh nghêu Cơm nem nướng su su xào cà rốt canh chua cá lóc Cơm gà chiên nước mắm rau bina xào tỏi Canh riêu trứng cà chua
Bữa phụ Phô mai Đu đủ chín Dâu tây Sữa bí đỏ Bánh flan Các loại hạt Bánh sừng bò

Đọc thêm:

  • Trẻ bị còi xương nên ăn gì?
  • 5 món ăn dành riêng cho trẻ còi xương

4.2. Tạo thói quen tắm nắng hàng ngày

Không chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới cần tắm nắng, tuổi thiếu niên cũng nên tích cực tắm nắng mỗi ngày.

Thanh thiếu niên nên ra ngoài trời tắm nắng vào khoảng trước 6-9 giờ sáng và sau 4h chiều, mỗi ngày 30 phút, để hấp thụ lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Tắm nắng phòng bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên Tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Đọc thêm: Tại sao nên tắm nắng để chống còi xương?

4.3. Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương và cả cơ thể. Chúng giúp các cơ xương được kéo giãn, thúc đầy kích thích các hormone tiết ra, hỗ trợ cho xương chắc khỏe hơn.

Một số môn thể thao phù hợp với độ tuổi thiếu niên như bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, xà đơn, đạp xe đạp,…

Việc luyện tập thể thao và vận động cơ thể nên được duy trì đều đặn thường xuyên mới có thể đem đến hiệu quả tốt nhất trong việc phát triển toàn diện về cả thể chất, chiều cao cân nặng và trí não.

tập thể dục phòng bệnh còi xương cho thiếu niên Luyện tập thể thao đều đặn giúp trẻ cao lớn và phòng chống còi xương

4.4. Ngủ sớm và đủ giấc để hình thành hoocmôn tăng trưởng

Tuyệt đối không nên thức khuya, dậy trễ vì điều này làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, chưa kể khi dậy trễ, trẻ sẽ mất cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên cung cấp Vitamin D.

Tốt nhất nên đi ngủ sớm mỗi ngày. Lên giường vào khoảng 21 – 22h để chắc chắn sẽ có giấc ngủ sâu sau 23h. Đây là thời điểm hormone tăng trưởng trong cơ thể tiết ra mạnh nhất. Việc có một giấc ngủ sâu vào lúc này sẽ giúp cơ thể có đủ hormone để phát triển chiều cao tối ưu nhất.

5. Điều trị bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Khi phát hiện có dấu hiệu còi xương, ngoài áp dụng những cách phòng tránh ở trên, trẻ cũng cần được đến bệnh viện xét nghiệm, chẩn đoán tình trạng và được tư vấn liệu trình điều trị

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh còi xương:

  • D2: Ezgocalciferol, Infadin dùng để điều trị còi xương vì nguyên nhân thiếu Vitamin D nặng
  • D3: Cholecalciferol, Aquadetrim giúp tăng khả năng hấp thụ Canxi cũng như photpho, giúp xương chắc khỏe hơn
  • Calcium Corbiere là loại thuốc hỗ trợ điều trị trẻ thiếu Canxi do giảm nồng độ hormone tuyến cận giáp, mắc các bệnh về xương,… với thành phần chính gồm Calci glucoheptonat, Vitamin C và Vitamin PP.
  • Canxi B1 – B2 – B6 là nhóm Vitamin B tổng hợp với công dụng tái tạo xương, da và hỗ trợ hoạt động của các tế bào thần kinh.
  • Calcinol® là thuốc bổ sung Canxi có khả năng hấp thu tốt
  • Bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7 có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau giúp độ tuổi thanh thiếu niên phát triển đạt chuẩn, khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt và ngăn ngừa tình trạng còi xương, loãng xương,…
Đọc thêm: 10 loại thuốc điều trị cho trẻ còi xương được khuyên dùng

Còi xương ở tuổi thiếu niên nếu không có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con trẻ sau này. Vì thế, các bậc phụ huynh nên có cách cải thiện bệnh thật hợp lý.

3.7 (74%)/10 votes

Từ khóa » Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên